Hiển thị các bài đăng có nhãn Miếu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Miếu. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 8, 2018

Câu chuyện lịch sử đẫm máu của miếu Âm Hồn ở Huế

Năm 1895, khi người Pháp tiến hành quy hoạch đường phố Huế, nhiều nơi trong Kinh thành đã phát lộ điểm chôn cất với số lượng hài cốt lên đến hàng trăm. Hài cốt tập trung nhiều nhất ở rãnh cống khu vực hồ Phu Văn, vị trí miếu Âm Hồn ngày nay.

Nằm ở ngã tư đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tông, phường Thuận Lộc, thành phố Huế, miếu Âm Hồn là di tích lịch sử gắn với một sự kiện lịch sử bi thảm của Kinh thành Huế.

30 thg 12, 2017

Miếu Nổi - địa chỉ tạ lễ, cầu duyên cuối năm của người Sài Gòn

Nằm giữa sông nên nếu muốn lễ, bạn phải đi đò mới lên được miếu.

Nằm trên sông Vàm Thuật, thuộc địa phận quận Gò Vấp, TP HCM, Phù Châu Miếu (hay còn gọi là Miếu Nổi do vị trí và cách xây dựng độc đáo) là địa chỉ linh thiêng nổi tiếng ở Sài Gòn - Ảnh: Son Nguyenminh 

20 thg 11, 2017

Kỳ thú miếu “Bà Cố Chủ” hòn Sơn Rái

Miếu Bà Cố Chủ Hòn. 

Do có khả năng nhìn trời đoán mưa gió nên bà được người đi biển kính trọng. Sau khi bị hải tặc giết, bà vẫn hiển linh giúp người đi biển, nên nhân dân trên đảo tôn là Bà Cố Chủ Hòn, hay “Bà Cố Chủ” (BCC) và lập miếu thờ. 

Miếu tọa lạc tại Kèo Ngựa, một dãi đất bằng phẳng thuộc khu vực bãi Nam, ấp Bãi Nhà A, được xây dựng lần đầu vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch năm 1899 bằng vật liệu tre lá. Sau nhiều lần trùng tu, năm 2011, miếu được xây dựng bằng vật liệu bê tông, cốt thép như hiện nay.

15 thg 11, 2017

Miếu Vua Bà

Nằm bên cạnh dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, di tích miếu Vua Bà và cây quếch là địa danh thu hút được nhiều du khách đến tham quan nhất trong quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (TX Quảng Yên).

Di tích miếu Vua Bà. 

Theo như tấm bia ghi ở trước cửa miếu Vua Bà, thì nơi đây xưa kia là một bến đò rừng, bên cạnh cây quếch trên bến đò có một bà bán hàng nước phục vụ khách qua sông. Vào khoảng đầu năm Mậu Tý (năm 1288), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đến bến đò này nghiên cứu địa hình, chuẩn bị thế trận tiêu diệt đạo thủy binh quân xâm lược Nguyên – Mông.

3 thg 10, 2017

Miếu Dinh Cậu linh thiêng ở Phú Quốc

Ngôi miếu thờ linh thiêng là địa điểm không thể bỏ qua khi đến đảo ngọc.

Cách thị trấn Dương Đông vài trăm mét về phía Tây, Dinh Cậu tọa lạc trên một ghềnh đá vươn ra biển, ba bề sóng vỗ. Nơi đây là biểu tượng tâm linh, du lịch của Phú Quốc. 

1 thg 8, 2017

Ngắm ngôi chùa đẹp nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Chùa Bà Thiên Hậu được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất, lớn nhất và đẹp nhất trong số khoảng 30 ngôi chùa của người Hoa ở TP HCM.
Chùa Bà Thiên Hậu (cách gọi của người Việt) có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Q. 5, TP HCM. 

17 thg 3, 2017

Ngôi miếu phải đi bằng đò mới đến ở TP.HCM

Phù Châu miếu hay còn có tên miếu Nổi nằm trên một cồn nhỏ của sông Vàm Thuật. Do địa hình đặc trưng, bạn phải lên đò để ra miếu. 

Đây là một ngôi miếu cổ nằm trên con sông Vàm Thuật (xưa là sông Bến Cát) thuộc phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM. 

17 thg 10, 2016

Ông lão lang thang được xây miếu thờ

Từng là một lão nông lang thang, chuyên làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày. Không tên tuổi, không người thân thích, chết bên gốc cây, thế nhưng khi chết cụ lại được người dân địa phương gom góp tiền bạc xây miếu thờ khang trang, tạc tượng đồng thờ cúng. Người dân địa phương gọi đây là miếu Cố.

Miếu Cố được nhân dân đóng góp xây dựng khang trang. 

Nằm cách quốc lộ 1A khoảng 500m, miếu Cố được xây dựng khang trang, với khuôn viên rộng rãi thuộc địa phận khối 9, thị trấn cầu Giát (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Chẳng ai biết chủ nhân ngôi mộ tên gì, bao nhiêu tuổi, quê ở đâu, theo những người cao tuổi nhất ở địa phương thì lúc họ lớn lên đã nghe các cụ xưa kể đã thấy ngôi mộ nằm ở đó.

29 thg 7, 2016

Nét đẹp miếu Bà Bình Nhâm

Miếu Bà Bình Nhâm là ngôi miếu cổ tọa lạc tại KP.Bình Phước, P.Bình Nhâm, TX. Thuận An. So với những ngôi miếu khác, miếu Bà Bình Nhâm về vẻ đẹp trong kiến trúc cũng như vẻ bề thế đều có thể được xếp vào hàng nhất tỉnh.

Miếu Bà Bình Nhâm được xây dựng từ năm 1914, do sự chung tay đóng góp của bà con trong vùng. Miếu được dựng lên, thờ Bà Chúa Xứ để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân khi cần đấng thần linh che chở cho nhân dân, bảo vệ quê hương xóm ấp. Ban đầu, miếu chỉ có gian chánh điện. Năm 2002, dưới sự phát động của Ban Trị sự, miếu Bà Bình Nhâm được nhân dân trong vùng xây dựng lại khang trang, to đẹp và có kiến trúc như hiện nay. Là một trong số ít ngôi miếu có tuổi đời hơn 100 năm, đi qua hai cuộc chiến tranh, chứng kiến sự đổi thay của quê hương đất nước, miếu Bà Bình Nhâm thực sự là một nhân chứng lịch sử, là nơi lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa.

Miếu Bà Bình Nhâm. Ảnh: Đ.T

Kỳ bí ngôi miếu cổ thờ Hoàng tử Ba Thắc trên bãi xương người ở Sóc Trăng

Miền Tây Nam bộ, một vùng mênh mang đất, mênh mang nắng và chứa đựng những giá trị văn hóa phong phú từ nhiều nguồn gốc mà không phải cứ dùng những lý luận logic có thể giải mã được. Miếu Ba Thắc trên vùng đất Sóc Trăng là một ví dụ. Ngôi miếu thờ một hòn đá lớn có hình đầu người, trên mảnh đất có nhiều hài cốt cùng những huyền tích cũng như câu chuyện linh thiêng đã quyến rũ bao nhiêu nhà văn hóa và cả bao nhiêu thầy đồng cốt, thầy phù thủy… Nhưng những bí mật vẫn vĩnh viễn là bí mật.

Cổ miếu Ba Thắc

18 thg 5, 2016

Nét đẹp chùa Ông, Vĩnh Long

Anh Lê Thanh, người dân đoàn chúng tôi tham quan Vĩnh Long giải thích “…Đến Vĩnh Long, nhiều du khách rất thích đến chùa “Ông” bởi nơi đây có lối kiến trúc nghệ thuật đẹp, độc đáo, lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm, cổ xưa…”. 


Anh Thanh kể, người dân địa phương nơi đây quen gọi là chùa “Ông” chớ thật ra tên gọi đúng phải là Thất Phủ Miếu bởi đang có 7 phủ của người hoa đang hiện diện tại đây gồm: Ninh Ba, Phước Châu, Chương Châu, Truyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) của các tỉnh Trực Lệ, Phước Kiến và Quảng Đông.

26 thg 4, 2016

Phước Đức cổ miếu – Điểm du lịch tiềm năng của huyện Thạnh Trị

Thạnh Trị là địa phương có khá nhiều cơ sở thờ tự mang nét di tích văn hóa tín ngưỡng: đình, chùa, miếu... Trong đó, có 3 cơ sở thờ tự thường xuyên đón nhiều khách thập phương đến tham quan đó là Đình thần Phú Lộc, Đình thần Nguyễn Trung Trực (ấp xã Mau 1- thị trấn Phú Lộc) và Chùa Ông Bổn với tên gọi là Phước đức Cổ miếu, nơi có tiềm năng phát triển thành địa điểm du lịch của huyện.

Phước Đức Cổ Miếu nằm trong khuôn viên hơn 
3.000 mcạnh Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn ấp 1, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành khá lâu đời, cách đây hơn 100 năm, được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ. Theo ông Trần Tài Hên, Trưởng Ban thào nán của Phước Đức Cổ miếu, Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1912, do ông Đào Việt Cao (là người hiến đất để xây ngôi chùa) cùng với các ông Thái Trường Phát, Ngô Vĩnh Thuận, Thái Vĩnh Thanh, Thái Nguyên Phát, Ngô Hòa hiệp… đã đứng ra xây dựng. Đến tháng 12 năm 2007, Ngôi chùa được tiến hành trùng tu tôn tạo lại với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng.

Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa ở huyện Thạnh Trị, giữa ngôi chánh điện là bàn thờ vị thần Tam Bảo Công Trịnh Hòa, Nguyên là đô đốc thống lĩnh hải quân dưới triều Minh – Trung Quốc (vào khoảng thế kỷ 15). Theo truyền thuyết, ông là một vị quan thường được triều đình phái đi cứu giúp người dân khi gặp thiên tai hoạn nạn, được mọi người mến mộ gọi ông với cái tên là "Ông Phước Đức", và đây chính là lý do vì sao ngôi chùa này được gắn với tên gọi “Phước Đức Cổ miếu”, đồng bào người Hoa nơi đây thờ phụng Ông với mong ước là được sự phù trợ giúp mọi người sinh cơ lập nghiệp, có cuộc sống an lành.

24 thg 3, 2016

Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Bí ẩn miếu Hoàng Cô

Đồng Tháp Mười là vùng đất trải rộng trên 3 tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp. Các nhà khảo cổ học khẳng định cư dân Phù Nam từng sinh sống ở đây.

Di tích Ao thần sau khi khai quật - Ảnh: Hoàng Phương 

Vùng đất này còn là vựa lúa của đồng bằng Nam bộ, gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi và chứa đựng nhiều điều bí ẩn.

Nằm trong quần thể khu di tích Gò Tháp, miếu Hoàng Cô tọa lạc giữa Gò Tháp Mười và Tháp Linh cổ tự, ngày xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ, làm bằng gỗ.

19 thg 2, 2016

Miếu Võ Quốc Công ở Gò Công - Tiền Giang

Miếu Võ Quốc Công chính là miếu thờ Võ Tánh, một bậc công thần - danh tướng của nhà Nguyễn. Để biết về miếu này, không gì bằng đọc bài viết sau đây từ website của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Cục công tác phía Nam:

Giá trị văn hóa của Miếu Võ Quốc Công tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Những năm gần đây, nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa được phục hồi đã góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Như nhiều địa phương khác, nhân dân ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Miếu thờ Võ Quốc Công Hầu từ năm 1801 khi Ông tuẫn tiết theo thành Bình Định do không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân thù.


17 thg 2, 2016

Ngôi chùa cổ 250 năm của người gốc Hoa ở Sài Gòn

Chùa bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa được xây dựng ở Sài Gòn vào năm 1760.

Tọa lạc tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, chùa bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống và văn hóa của người Hoa sinh sống tại TP HCM từ thời xa xưa. Chùa được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. 

3 thg 12, 2015

Kỳ lạ ngôi miếu thờ ‘bà’ rắn ở Đồng Nai

Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ được nhân dân xây dựng để thờ thần rắn, theo tục thờ rắn của người Nam Bộ xưa. Có lẽ đây là ngôi miếu duy nhất ở Đồng Nai còn thờ rắn.

Bàn thờ “bà” bên trong chánh điện (ảnh tư liệu của học giả Lý Việt Dũng cung cấp). Ảnh: Bùi Trí

Trải qua bao lần tu bổ và xây sửa, đến nay ngôi chánh điện của miếu được xây cất lại nhìn như một... ngôi nhà cấp 4, không còn mang dáng dấp của một ngôi miếu cổ nữa.

Ngôi miếu có tên là miếu bà Khoanh, nằm sát bờ sông Bến Gỗ. Theo lời giải thích của học giả-nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ Lý Việt Dũng thì chữ "Khoanh" không phải tên một người mà là một động tác khoanh tròn của một con rắn rất lớn. Ban đầu, miếu có tên là miếu rắn Bà Khoanh. Nhưng vì thời khẩn hoang, người dân "kiêng cữ" từ "rắn" nên mới gọi miếu Bà Khoanh cho đến tận hôm nay.

29 thg 7, 2015

Kỳ lạ dân lập miếu thờ bà 'mụ vườn'

Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ mang tên miếu Bà Mụ. Thật kỳ lạ, ngôi miếu cổ này được dân làng Bến Gỗ xưa xây dựng để thờ một người phụ nữ làm nghề "mụ vườn" (đỡ đẻ), quanh năm khói hương nghi ngút.

Ngôi miếu bà Mụ Trời gần 200 tuổi do dân làng Bến Gỗ xưa lập để vọng thờ người phụ nữ có tấm lòng đức độ làm nghề “mụ vườn” (đỡ đẻ)

Lạ kỳ ngôi miếu dân lập thờ 'bà bóng' cô Hiên

Trên tỉnh lộ 768, đoạn đi qua ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) có một ngôi miếu cổ tên “miếu bà Cô” nằm hướng mặt ra bờ sông Đồng Nai. Theo lệ hàng năm vào ngày 10, 11, 12 tháng 2 (âm lịch) có tổ chức cúng giỗ “bà” thật linh đình với các nghi thức cúng tế đậm chất Nam bộ xưa.

Miếu bà Cô (tỉnh lộ 768, thuộc ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nằm lẻ loi, hiu quạnh suốt hàng trăm năm ven sông Đồng Nai.

Thật kỳ lạ, nhân vật được nhân dân suy tôn “nữ thần” rồi xây mộ, lập miếu thờ trang trọng suốt hàng trăm năm chỉ là một người phụ nữ làm nghề lên đồng, coi bói.

16 thg 3, 2015

Thăm Long Tuyền cổ miếu - Cần Thơ


Long Tuyền cổ miếu tức Đình Bình Thủy ngày nay đã được vua Tự Đức năm thứ 5 phong sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng ngày 29 tháng 11 năm 1852.

Ngôi đình hiện tại được xây dựng từ 1909. Đây là một trong những ngôi đình lâu đời của Nam bộ còn giữ được khá nguyên vẹn ở Cần Thơ.

Đình Bình Thủy là một công trình kiến trúc - nghệ thuật có giá trị của dân tộc Việt Nam, nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân trong những ngày lễ hội truyền thống.

Ngày 5 tháng 8 năm 1989, bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định công nhận đình Bình Thủy là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật.

22 thg 1, 2015

Vĩnh Long - Văn Thánh miếu

Cổng Tam quan của Văn Thánh Miếu -Vĩnh Long

Trong kho tàng văn hoá, sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hoá rất đặc trưng ở Việt Nam. có mặt khắp mọi miền đất nước, giúp con người nhớ về cội nguồn, hướng thiện, tạo dựng cho mỗi người chúng tamột cuộc sống yên vui, nhất là về mặt tinh thần được an lành , lạc quan. Lễ hội đem đến cho con người sự thanh thản tâm linh, loại bỏ hay quên đi những lo toan thường nhật để hướng về cội nguồn, nhớ ơn các bậc tiền nhân có công với tổ quốc, các bậc tiền hiền khai khẩn nơi mình đang sống, Thành hoàng bổn cảnh…

Chúng tôi xin nhắc đến VĂN THÁNH MÌẾU -Vĩnh Long.