Hiển thị các bài đăng có nhãn Mekong Delta Explorer. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mekong Delta Explorer. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 2, 2021

Thăm Chùa Sắc Tứ Tam Bảo ở Rạch Giá – Kiên Giang

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo là một ngôi chùa cổ tọa lạc trên đường Sư Thiện Ân ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chùa là một di sản văn hóa quý báu của tỉnh không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn đang lưu giữ nhiều tượng Phật bằng gỗ quý.

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo ở Rạch Giá – Kiên Giang

Chùa Tam Bảo có vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển Phật giáo Kiên Giang. Nơi đây từng là trụ sở của hội Phật Học Kiêm Tế, hội Phật Học Nam Việt – Kiên Giang. Từ năm 1982 đến nay, chùa là Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Trải qua các thời kỳ, với bề dày lịch sử, chùa Sắc tứ Tam Bảo đã để lại dấu ấn sâu đậm. Nơi đây, được xem là lá cờ đầu cho các hoạt động Phật sự Phật giáo ở Kiên Giang. Vì vậy, khi nhắc đến những ngôi chùa tiêu biểu nhất của Phật giáo tỉnh Kiên Giang, không ai không biết đến chùa Tam Bảo – Rạch Giá.

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ – Ngôi nhà cổ đẹp nhất Trà Vinh

Nhà cổ Cầu Kè hay còn gọi là nhà cổ Huỳnh Kỳ tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nằm trong danh sách những ngôi dinh thự đẹp nhất Miền Tây Nam Bộ. Du lịch Trà Vinh, đến thăm nhà cổ Cầu Kè, bạn không chỉ nhìn ngắm những công trình điêu khắc, hội họa tuyệt mỹ mà còn được hiểu thêm về lịch sử của tỉnh Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung vào thế kỉ 20.

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ

Tham quan làng nghề dệt choàng hơn trăm tuổi ở Đồng Tháp

Từ bao đời nay, chiếc áo bà ba cùng khăn rằn đã trở thành hình ảnh gần gũi với mọi người, như là một biểu tượng cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó cũng là sản phẩm của làng nghề dệt choàng Long Khánh A ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Với những cố gắng trong quá trình phát triển, làng nghề dệt choàng Long Khánh đã trở thành một trong những làng tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh Đồng Tháp.

Làng nghề dệt choàng Long Khánh

Khăn rằn – Biểu tượng văn hóa đặc biệt của người dân Miền Tây Nam Bộ

Nói đến vùng đất Miền Tây Nam Bộ, không thể không nhắc đến chiếc khăn rằn, biểu tượng đồng hành qua bao tháng năm với người dân nơi đây. Khăn rằn được ông bà xưa sử dụng phổ biến trong đời sống lao động, sinh hoạt hàng ngày. Qua thời gian, chiếc khăn rằn đã trở thành nét đẹp văn hóa trong trang phục của người dân miền sông nước. Nếu có dịp du lịch Miền Tây, ở bất cứ nơi đâu ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc khăn rằn truyền thống được các bà, các mẹ, các chị đeo lên cổ hay quấn lên đầu.

Khăn rằn

9 thg 2, 2021

Chùa Ông Cần Thơ – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ

Chùa Ông là một trong những ngôi chùa cổ ở Cần Thơ thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Hoa. Với đường lối kiến trúc tinh tế, hoa văn mang đậm nét văn hóa Trung Quốc đặc sắc. Vẻ đẹp của ngôi chùa vẫn còn trường tồn theo thời gian, xứng danh là một ngôi chùa đẹp ở miền Tây Nam Bộ trở thành điểm đến nổi tiếng của Cần Thơ. Khi du lịch Cần Thơ đến Chùa Ông bạn có thể cảm nhận không gian thật linh thiêng và thành tâm cầu bình an và hạnh phúc cho những người thân yêu.

Chùa Ông Cần Thơ – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ

Chùa Ông tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc địa phận phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tên gốc của ngôi chùa là Quảng Triệu Hội Quán – hội quán của người Hoa tại hai phủ là Quảng Châu và Triệu Khánh, thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc là nơi thờ phượng, giao lưu, gặp gỡ đồng hương, giúp nhau làm ăn để an cư lạc nghiệp ở vùng đất mới.

Khám phá khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen – Long An

Thiên nhiên đã ban tặng tỉnh Long An vùng đất Láng Sen đã được công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar của thế giới và trở thành một điểm đến độc đáo trên bản đồ du lịch Long An.

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen

Láng Sen tên đầy đủ là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen nằm tại địa hình vùng trũng của Đồng Tháp Mười trên diện tích các xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại và Vĩnh Châu A thuộc huyện Tân Hưng, Long An. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen chính là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, hấp dẫn, ngày càng đông khách du lịch và các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đến thưởng ngoạn, tìm hiểu. Sen tự nhiên là loài gốc ở đây, làm nên tên gọi Láng Sen, nghĩa là vùng láng lung có nhiều sen mọc hoang dã.

Khám phá vẻ đẹp hoài cổ của xứ Gò Công – Tiền Giang

Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang tuy diện tích nhỏ bé nhưng chứa trong nó nhiều công trình kiến trúc độc đáo đặc sắc. Cái hồn xưa cũ trầm mặc của những kiến trúc kiểu nhà Tây đan xen khá hài hòa với những công trình hiện đại đã tạo nên vẻ sức sống mới cho vùng đất này. Hãy đi du lịch Gò Công một chuyến để cảm nhận nhịp sống chậm, thật khoan thai.

Gò Công được có khí hậu thuận lợi quanh năm khá mát mẻ, nên du khách có thể tới đây tất cả các mùa trong năm. Từ TP HCM, giờ bạn sẽ không còn phải mất thời gian chờ phà Mỹ Lợi hoặc đi đường vòng qua Quốc lộ 1 – Cao tốc TP HCM – Trung Lương xa hơn 75km. Từ tháng 8-2015, cầu Mỹ Lợi nối giữa Long An – Tiền Giang vận hành đã tạo thuận lợi cho người dân đi từ TP.HCM đến thị xã Gò Công bằng đường bộ.

Trước mắt bạn là thị xã Gò Công – một đô thị cổ xinh đẹp, thanh bình và quyến rũ. Cảm giác như đang lạc vào một khu ‘’phố cổ’’ thu nhỏ đâu đó giữa lòng châu Âu.

Thị xã Gò Công – một đô thị cổ xinh đẹp

Chiêm bái Chùa Phật Đà (chùa Lò Gạch) ở Hà Tiên

Chùa Phật Đà tọa lạc trên đường Mạc Cửu, nằm ngay dưới chân núi Bình San thuộc TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Có dịp du lịch Hà Tiên, bạn đừng quên ghé thăm Chùa Phật Đà hay còn gọi là chùa Lò Gạch để chiêm bái và thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo rất độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, vừa cổ kính, lại vừa hiện đại…

Cổng chùa Phật Đà

Xưa kia, nơi đây có cái lò gạnh bị bỏ hoang. Đến năm 1945, trên bước đường hành đạo hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại Hà Tiên và lập nên một ngôi chùa nhỏ bằng cây lá mang tên là Tịnh Xá Chí Hòa. Và vì cái lò gạch được sử dụng làm chánh điện, để tụng kinh bái sám, nên người dân địa phương gọi là Chùa Lò Gạch.

Về đình Phú Tự ngắm cây Bạch Mai di sản ở Bến Tre

Đình Phú Tự tọa lạc tại ấp Phú Hào, Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre là một trong số những ngôi đình cổ còn tồn tại đến ngày nay. Từ trung tâm thành phố Bến Tre, đi theo tỉnh lộ 885 hướng về Giồng Trôm khoảng 5km, gặp ngã ba thì rẻ trái vào con đường nhựa sẽ gặp đình cổ Phú Tự.

Cổng đình Phú Tự

Đình Phú Tự thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh được phong sắc vào năm 1910 (Khải Định nhị niên). Cho đến nay, vẫn chưa có tư liệu nào xác định thời gian xây dựng ngôi đình nhưng theo lời các cao niên thì đình được xây dựng trước năm 1904 rất lâu.

Tiền thân của đình Phú Tự là một ngôi miếu nhỏ được những lưu dân mới đến khai cơ lập địa xây dựng để làm nơi thờ cúng các bậc tiền hiền, cầu cho mưa thuận gió hòa. Về sau, Chánh bái làng Phú Tự – ông Trần Văn Cương – đã hiến đất và đứng ra xây dựng ngôi đình làng, thay cho ngôi miếu cũ.

5 thg 2, 2021

Tham quan bảo tàng Đồng Tháp

Bảo tàng Đồng Tháp tọa lạc trên đường Nguyễn Thái Học, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tham quan của du khách gần xa. Bảo tàng là nơi giới thiệu những giá trị về lịch sử văn hóa con người Đồng Tháp trong cuộc sống, sinh hoạt cũng như lịch sử oai hùng của Đảng bộ, quân dân Đồng Tháp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Độc đáo Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc – Cà Mau

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà Mau có nguồn gốc xa xưa được lưu truyền gìn giữ hàng trăm năm. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cũng là dịp để du khách gần xa tìm hiểu về nét đẹp văn hoá của ngư dân miền biển Cà Mau.

Theo lưu truyền trong dân gian và với nguời dân miền biển thì “Cá Ông” là một linh vật hết sức linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì “Ngài” sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi Cá Ông gặp nạn, xác trôi dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng.

Tại cửa biển Sông Đốc, vào năm 1925, sau khi hay tin cá Ông lụy ở Vàm Xáng, bà con ngư dân đã họp bàn cất miếu và thỉnh cốt Ông về thờ, sau đó các cụ mới tìm địa thế thuận lợi để xây lăng theo kiểu đình, miếu cổ xưa. Qua nhiều lần di dời và tôn tạo, hiện nay lăng tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Lăng Ông Nam Hải đang trưng thờ các bộ xương cốt cá Ông trôi dạt vào bờ vào các năm 1951, 1953, 1963…. Đời vua Gia Long năm thứ tư đã sắc phong cho cá Ông là Đại Càn Nam Hải Thượng Đẳng thần mà ngư dân thường gọi là Nam Hải Đại Tướng Quân. Lăng Ông Nam Hải đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật, trao bằng bảo trợ vào tháng 3 năm 2013.

Lăng Ông Nam Hải Sông Đốc được trang hoàng lỗng lẫy vào những ngày lễ hội

Cây xoài di sản hơn 300 tuổi ở Bạc Liêu

Khi du lịch Bạc Liêu, thường khách sẽ dừng chân ở những điểm đến nổi tiếng và quen thuộc như nhà Công tử Bạc Liêu, Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cánh đồng Điện gió, Quán âm Nam Hải… nhưng càng thú vị hơn, nếu bạn dành thời gian đến tham quan và tìm hiểu về cây xoài cổ thụ trên 300 năm tuổi lớn nhất ở Bạc Liêu và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cây xoài di sản ở Bạc Liêu

3 thg 2, 2021

Ngắm cây sao di sản trong chùa Ba Phố ở Vĩnh Long

Chùa Ba Phố tọa lạc tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là một trong hai ngôi chùa cổ kính mang đậm nét văn hóa Khmer lớn nhất của huyện Tam Bình. Ngôi chùa này có từ lâu đời (khoảng thế kỷ XVIII), là nơi để bà con người Khmer đến cúng dường ngày thường lẫn ngày lễ truyền thống. Chùa có tên nguyên thủy là Măng Kol Bô Rây nhưng người dân địa phương đã quen gọi là chùa Ba Phố hay chùa Đại Thọ. Chùa có diện tích trên 24.000 mét vuông mang nhiều dấu ấn rất huyền bí pha lẫn sự linh thiêng lạ thường.

Nét uy thiêng của chùa được thể hiện bằng con đường dẫn vào chùa yên tĩnh và có nhiều cây to. Vách tường được xây dựng rất đẹp, kiên cố có nhiều hoa văn được trang trí đẹp mắt. Cổng chính của chùa hướng ra dòng sông thật êm đềm tạo nét chấm phá độc đáo.

Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chùa này đã từng là nơi che giấu, tiếp tế cho cách mạng. Cạnh đó còn là nơi ẩn náu rất an toàn của hàng trăm hộ dân để tránh bom đạn của kẻ thù… nơi đây được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh vào năm 2003.

Thăm Khu lưu niệm giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa ở Vĩnh Long

Khu tưởng niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa tọa lạc tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ về tinh thần vượt khó, học giỏi, sáng tạo, hết lòng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân như giáo sư – viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã dành cả đời cống hiến.

Khu lưu niệm giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Về Đồng Tháp check in Vườn Nho trĩu quả

Vườn nho Ba Tuấn tọa lạc tại xã Long Khánh B, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp là điểm đến thú vị cho du khách khi về với vùng đất cù Lao huyện Biên giới Hồng Ngự.

Vườn nho của anh Nguyễn Thanh Tuấn ngụ xã Long Khánh B, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Cây nho vốn được biết đến là giống cây thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu khô nóng ở miền Nam Trung bộ. Anh Nguyễn Thanh Tuấn được xem là nông dân đầu tiên ở Đồng Tháp trồng thành công cây nho trên đất lúa.

2 thg 2, 2021

Chùa Tà Pạ – Ngôi chùa Khmer trên núi độc đáo ở An Giang

Núi Tà Pạ (Tri Tôn)  vừa có không khí trong lành, cảnh quan tuyệt đẹp vừa thu hút du khách bởi sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa trên núi.

Chùa Tà Pạ nhìn từ xa

Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi (Chùa Chưn-Num theo tiếng Khmer) thuộc xã Núi Tô – huyện Tri Tôn Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ An Giang. Chùa Tà Pạ được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất, được bao quanh bởi rừng cây nên bầu không khí rất trong lành, thoáng đảng khiến cho du khách đến đây có cảm giác thư giãn và bình yên đến vô cùng. Nếu bạn nào đang tìm cho mình một chốn vừa yên tĩnh vừa có cảnh đẹp thì chùa Tà Pạ là điểm đến lý tưởng.

20 thg 1, 2021

Vãn cảnh chùa Bửu Lâm ở Tiền Giang

Chùa Bửu Lâm tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Giác, phường 3, TP Mỹ Tho là một trong những cổ tự tiêu biểu nhất của thế kỷ XIX ở Tiền Giang nói riêng và của đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Du lịch Tiền Giang, dường như ai cũng muốn hành hương đến ngôi chùa trên 200 năm tuổi để chiêm ngưỡng kiến trúc xưa cũng như ngắm những pho tượng quý… và cầu nguyện sự yên lành, hạnh phúc cho mình cùng những người thân. Chùa nằm tại trung tâm thành phố Mỹ Tho nên đường đi rất thuận tiện. Từ ngã ba Trung Lương du khách đi vào TP. Mỹ Tho đi thẳng trên đường Ấp Bắc khoảng 4km, qua cầu Nguyễn Trải 30m nhìn trái là tới.

Tương truyền, khoảng đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn di dân từ các tỉnh miền Trung vào miền Nam khai khẩn đất hoang để lập làng định cư, sinh sống. Trong số những người dân đó, có ni cô mộ đạo, có tài lương y đã đến xóm Dầu lập am nhỏ để tu niệm và trồng cây thuốc chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng. Với tinh thần từ bi, cứu khổ, danh tiếng ni cô được đồn xa, bá tánh đến cúng dường ngày một đông. Nhờ thế, ni cô cất được ngôi chùa khá khang trang vào khoảng năm 1742 (đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát). Sau khi ni cô viên tịch chùa trở nên vắng vẻ. Năm Gia Long thứ 2 (1803) bà Phạm Thị Đạt một Phật tử giàu có và mộ đạo nhất trong vùng sang Bến Tre vào chùa Hội Tôn đãnh lễ. Hoà Thượng Tổ Trí-Khánh Hưng cho đệ tử là ngài Tiên Thiện, pháp danh Từ Lâm về làm trụ trì chùa, nhờ vào sự cúng dường của bà Phạm Thị Đạt, hoà thượng Tiên Thiện đã cất mới ngôi chùa rộng lớn bằng gỗ căm xe và đã đặt tên chùa là “Bửu Lâm” với ước muốn bảo tồn và phát triển dòng Lâm Tế Chánh Tông. Từ năm 1803 đến nay, chùa đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính xưa.

Làng Mai Phước Định Vĩnh Long – Điểm du xuân thú vị

Làng mai Phước Định được mệnh danh là “thủ phủ” của mai vàng miền Tây Nam Bộ, bởi nơi đây sở hữu rất nhiều gốc mai quý hiếm có hàng trăm năm tuổi với giá tiền tỉ. Nếu muốn khám phá hương sắc mùa Xuân phương nam, hẳn đây sẽ là điểm du Xuân lý tưởng. Du lịch Vĩnh Long, ghé thăm làng mai bạn sẽ được tha hồ ngắm những “kiệt tác” mai, những thế mai đẹp, lạ, những bông mai đang hé nụ, khoe sắc trong nắng xuân. 

Làng Mai Phước Định Vĩnh Long 

Làng nghề mai vàng Phước Định ở ấp Phước Định 1 và Phước Định 2, thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Làng có khoảng 160 hộ dân trồng mai, với khoảng 800 gốc mai cổ thụ trên 100 tuổi, 19.200 gốc từ 50 đến 100 năm tuổi và hơn 30.000 gốc mai tiểu trên 30 năm tuổi, số mai nhỏ hơn thì nhiều vô số.

Vườn Dâu Thiên Ân – Ngã Bảy – Hậu Giang

Vườn dâu Thiên Ân tọa lạc tại phường Ngã Bảy, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang rộng 5 ha với hàng ngàn gốc dâu sum suê trĩu quả là điểm du lịch sinh thái thú vị được nhiều du khách tìm đến. 

Lối vào vườn mát rượi, dâu treo lủng lẳng trên đầu. 

Qua cầu Phụng Hiệp, rẽ trái khoảng 200m là đến nơi. Bước vào vườn hai bên đường là những cây dâu cao lớn rợp bóng mát, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi hàng trăm cây dâu được phủ vàng bởi những chùm quả lúc lỉu, mọc kín từ gốc lên đến ngọn. Đến mùa thu hoạch, trái dâu trĩu xuống như chạm vào người du khách. 

19 thg 1, 2021

Khu Du Lịch Cánh Đồng Hoa Hồng – Sa Đéc – Đồng Tháp

Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) được mệnh danh là thủ phủ hoa của miền Tây, nơi đây càng thu hút du khách khi Khu du lịch Cánh Đồng Hoa Hồng rộng hơn 2,5 ha đưa vào hoạt động. Khu du lịch Cánh Đồng Hoa Hồng nằm trên đường Cao Thắng, thuộc khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông, Thành phố Sa Đéc. Du lịch Đồng Tháp, đến thăm Cánh Đồng Hoa Hồng ai củng phải choáng ngợp với vẻ đẹp rực rỡ của hàng chục giống hoa hồng kèm theo mùi thơm bát ngát quyến rũ. 

Khu du lịch Cánh Đồng Hoa Sa Đéc 

Ngoài 6.000 ngàn cây hoa hồng với trên 20 loại khác nhau đang được chăm sóc tại đây, điểm tham quan du lịch còn đầu tư nhiều tiểu cảnh để phục vụ du khách, như: thang vô cực, cánh đồng hoa hướng dương, cầu tre tàng hình, hồ sen, nhà lá, vó bắt cá… Du khách đặc biệt là các bạn trẻ thỏa sức chụp ảnh check-in, dạo chơi.