Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 11, 2017

Phụ nữ nhọc nhằn kiếm sống nơi vùng biên

Ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) dù ở thời điểm nào trong năm cũng có những nhóm người làm thuê và kiếm sống ngay trước cửa chợ.

Người đứng, người ngồi bên vệ đường, dưới gốc cây với đôi quanh gánh, chiếc xe cải tiến, người vác, người gánh hàng hoa quả bán dọc đường, người cõng trên lưng mình những thùng hàng to ngất, có người thì lại đeo trên tay túi hàng nhẹ bán rong cho khách. 

7 thg 11, 2017

Bắc Sơn - Mảnh đất giàu tiềm năng du lịch

Bắc Sơn không chỉ là mảnh đất anh hùng mà còn được biết đến như một mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các nếp nhà sàn và phong tục tập quán sinh hoạt độc đáo của người bản địa. 

Khách du lịch đến thăm khu di tích Khuổi Nọi (Vũ Lễ) 

Thung lũng hoa Bắc Sơn

Trấn Yên là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Sơn, nơi chủ yếu đồng bào dân tộc Tày, Nùng sinh sống. Những năm gần đây, nhờ khai thác tiềm năng, thế mạnh trong đó có hoa tam giác mạch nên Trấn Yên trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch của tỉnh nói chung và của huyện Bắc Sơn nói riêng.

Du khách tham quan, chụp ảnh tại thung lũng hoa Bắc Sơn, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn 

11 thg 6, 2017

Đền Bắc Lệ và những giá trị tâm linh

Đền Bắc Lệ có tên chữ là Bắc Lệ Linh từ, thuộc thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền được nhà nước công nhận di tích lịch sử, văn hóa năm 1992. Vị trí của đền khá thuận lợi, có thể đến đây bằng cả đường bộ và đường sắt.

Cùng với một số đền chùa khác, đền Bắc Lệ do chiến tranh tàn phá và những lý do khác nên đền đã cũ và các di sản di vật của đền không còn nhiều. Đáng chú ý nhất là các loại văn bản như: Sắc phong, tài liệu chữ Hán của các triều đại xưa… Số còn lại việc xác định giá trị còn gặp nhiều khó khăn, do vậy đền Bắc lệ cũng nằm trong tình hình chung với các đền chùa khác ở Việt Nam, đó là việc xác định niên đại ra đời.

Qua xác định của các nhà nghiên cứu, đồng thời dựa vào hai văn bia thời Khải Định và lời kể của các cụ già tại địa phương thì đền Bắc Lệ được xây dựng cách đây khoảng 300 năm.

Tam quan đền Bắc Lệ. 

31 thg 5, 2017

Thăng trầm nghề làm ngói Quỳnh Sơn

Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), xã Quỳnh Sơn từ lâu không chỉ nổi tiếng với những điểm di tích lịch sử, những ngôi nhà sàn đượm màu thời gian, mà còn nổi tiếng với nghề làm mái ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng), vật liệu không thể thiếu trong những ngôi nhà truyền thống của đồng bào Tày, Nùng nơi đây.

Niềm tự hào của quê hương

Từ rất lâu rồi, người dân Quỳnh Sơn luôn tự hào với nghề làm mái ngói âm dương của quê hương. Thứ ngói lợp làm cho ngôi nhà mát mẻ trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông ấy đã được làm ở đây cũng hơn trăm năm. Người Quỳnh Sơn tạo nên ngói, nhưng cũng chính những viên ngói thô sơ mộc mạc kia đã tạo ra nghề truyền thống cho bà con, nên thương hiệu mái ngói Quỳnh Sơn nổi tiếng trong vùng.

Lò nung ngói âm dương. 

15 thg 3, 2017

Các sinh hoạt văn hóa truyền thống trong đám cưới truyền thống của người Tày

Cưới xin là một tập tục tốt đẹp trong đời sống. Cưới xin không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, đánh dấu sự kiện quan trọng của một đời người mà còn là ngày hội của họ hàng, của dân tộc và các sinh hoạt nghệ thuật không thể thiếu trong đám cưới người Tày ở xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Trong đám cưới truyền thống của người Tày không thể thiếu các sinh hoạt văn hóa truyền thống như: hát lượn, hát sli, hát đối đáp, ông quan lang hát lượn dặn dò cô dâu chú rể, những bài mời trầu, mời cơm, hát bài lễ bái tổ tiên và họ hàng. Còn thanh niên nam nữ họ hát đối đáp nhau, mời rượu, chúc tụng cô dâu, chú rể, họ tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngoài ra còn có "pả me" trong đám cưới người Tày. "Pả me" là người phụ nữ thay mặt bố mẹ cô dâu thực hiện mọi nghi lễ trong đám cưới, nếu như trong đám cưới của người kinh đại diện nhà gái theo cô dâu về nhà chồng có thể là nam giớ hay nữ giới thì trong đám cưới người Tày người đại diện là "pả me" trước tiên phải là người biết hát văn"hết văn đảm bái" hát văn đám cưới, họ là những người lớn tuổi có đức độ uy tín trong vùng, pả me phải là những người rất đứng đắn, lịch sự có khả năng ứng đối am hiểu phong tục tập quán của địa phương. Ngoài ra, phải đáp ứng một số tiêu chuẩn như có chồng con cháu quây quân hạnh phúc.

1 thg 3, 2017

Bánh ngải xứ Lạng

Bánh ngải xanh sẫm lại và thơm rất khẽ khàng mùi lá ngải, thứ lá thuốc dân gian vẫn quen dùng để chữa bệnh, là món ăn dân dã, một món quà ẩm thực của Lạng Sơn.

Chuyên gia ẩm thực người TP.HCM Chiêm Thành Long ngắm rất kỹ miếng bánh ngải xanh sậm đến mức gần như đen của một thí sinh trong vòng chung kết Chiếc thìa vàng 2016, một cuộc thi dành cho các đầu bếp chuyên nghiệp trên toàn quốc. 

“Em đã xử lý không tốt màu sắc của bánh ngải”, ông Long nói. Tuy nhiên, vị chuyên gia này vẫn có lời khen thí sinh đã rất chủ động trong việc đem đến một món ăn truyền thống với một hình thức điệu đà hơn xưa. Miếng bánh được bày kèm với đường caramel và mứt phết trong lòng đĩa. 

Theo ông Chiêm Thành Long, bánh ngải thường được gói bằng lá dong hay lá chuối. Lớp lá trong gói bánh ngải gói mặt phải vào trong, lớp lá ngoài lại quay mặt phải ra ngoài cho đẹp. Trên nền xanh lá đó, màu xanh của bánh ngải đậm hơn nhiều, sẫm hơn nhiều nhưng vẫn có cảm giác rất mới như một điểm nhấn. 

25 thg 12, 2016

Những đồng lúa xinh đẹp ở thung lũng Bắc Sơn

Một ngày tháng Bảy khi cơn bão Ramsan vừa tan, chúng tôi lên đường đến với thị trấn Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 160km. Thị trấn nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi những dãy núi thuộc cánh cung Ngân Sơn. Các dân tộc chính ở đây là Tày, Nùng, Dao, Kinh.

Để đến được thung lũng này, cả nhóm đi qua khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn, đèo Tam Canh và Văn Quan. Văn Quan là vùng đất trồng cây hồi để lấy tinh dầu nên nơi này người dân phơi rất nhiều hoa hồi trên vỉa hè, mùi hồi thơm như hương trầm lan tỏa khắp một vùng rộng lớn. Qua đèo Tam Canh là đến làng Quỳnh Sơn nằm gần chân núi Nà Lay, đỉnh núi này là nơi đẹp nhất để ngắm thung lũng Bắc Sơn.

Nhà sàn trong ngôi làng của người Tày

2 thg 6, 2016

Lễ hội hoa hồi lần đầu tại Lạng Sơn

Mỗi vụ thu hoạch hồi vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, đi ngang qua nhiều thôn bản tại Lạng Sơn, hương thơm thoang thoảng của những cánh hoa hồi phơi khô mang lại ấn tượng khó quên.

Cây hồi được coi là cây trồng mũi nhọn về kinh tế của Lạng Sơn trong nhiều năm qua, tổng diện tích khoảng 33.000 ha. Ngay từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn, hiện nay những rừng hồi đang được người dân tiếp tục phát triển. 

11 thg 4, 2016

Tết thanh minh của người Nùng tại Lạng Sơn

Để tưởng nhớ người thân đã khuất, ngày Tết thanh minh 3/3 (âm lịch) hàng năm, người Nùng tại Lạng Sơn sắm sửa cỗ, bánh trái đi tảo mộ với những nét văn hóa cổ truyền.

Ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người Nùng tại Lạng Sơn rộn ràng đón Tết thanh minh, mọi gia đình sắm sửa làm cỗ xôi, thịt gà, mua bánh trái đi tảo mộ. Con cháu các dòng họ quây quần tụ tập về một gia đình rồi cùng nhau mang cuốc, xẻng, dao, cỗ… lên khu mộ. 

3 thg 3, 2016

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

Là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn, lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Năm nay, lễ hội này được đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

9 thg 10, 2015

Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn

Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn tọa lạc tại phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Lễ cung hiến nhà thờ Chính tòa giáo phận Lạng Sơn được tổ chức ngày 2/10/2004.

Nhà thờ có diện tích 700 mét vuông, bề ngang nội thất dài 25 mét và bề dài 20 mét, được xây dựng mang nét văn hóa Á Ðông và theo kiểu đền làng và nhà ngang của dân tộc được tô điểm bằng những hoa văn theo văn hóa dân tộc Tày, Nùng, Dao và phỏng theo những sinh hoạt đời sống của người dân vùng Lạng Sơn.

Trước đây, nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn còn có tên gọi là Cửa Nam vì từ năm 1895, Tòa Giám mục Bắc Ninh đã gởi một linh mục lên vùng Lạng Sơn lập một nhà nguyện tại khu phố Văn Miếu nằm gần kề Cửa Nam này. Lúc đó Giáo phận có chừng 50 giáo dân từ miền xuôi lên lập nghiệp.

10 thg 9, 2015

Măng ớt Đồng Mỏ - món đặc biệt trong mâm cơm xứ Lạng

Ai từng ghé đến xứ Lạng, thưởng thức những món đặc sản nơi đây chắc chắn không thể quên được vị cay, hương thơm đậm đà đặc trưng trong mỗi lọ măng ớt Đồng Mỏ.

Đến Lạng Sơn, đặt chân vào bất cứ quán ăn nào thực khách cũng đều thấy một lọ măng ớt nhỏ đặt trên bàn. Trong mỗi gia đình, măng ớt là món ăn, thứ nước chấm không thể thiếu của người dân. Măng ớt rất “đưa” cơm, có khi vì vị cay cay thơm thơm của măng và mắc mật mà người ta sẵn sàng ăn thêm chút cơm nữa.

Ven tuyến quốc lộ 1A qua địa phận Lạng Sơn, những lọ măng ớt đỏ bày bán đầy trên sạp. Măng ớt giữ được lâu ngày nên bạn có thể thoải mái mua lấy vài lọ về làm quà hoặc để ăn dần. 

Măng ớt Đồng Mỏ nổi tiếng xứ Lạng. Ảnh: Hồng Vân 

30 thg 8, 2015

Về xứ Lạng ăn phở "lạ"

Nếu cảnh non xanh nước biếc hữu tình của vùng biên trấn Lạng Sơn chưa đủ để du khách thỏa lòng, mãn nhãn thì hãy thử khám phá đặc sản địa phương nơi đây, nhất là với những món ăn quen mà lạ mang tên “phở” mà ai đến đây cũng muốn thử một lần cho biết.

Tất nhiên đó không phải là món phở bò, phở gà quen thuộc mà là hai loại phở mang hương vị đặc trưng của xứ Lạng: phở chua và phở vịt quay.

Dân “phượt” thường rỉ tai nhau rằng, nhiều vùng biên giới phía Bắc có phở chua nhưng ngon nhất là phở chua Thất Khê (Lạng Sơn), món ăn “gây thương nhớ cho người dân xứ Lạng” mỗi khi đi xa.

Nếu có dịp đến với Lạng Sơn, bạn đừng quên thưởng thức món ăn này, và tốt nhất là được “thổ địa” chỉ điểm hàng quán nào đáng tin cậy nhất.

Phở chua được chế biến khá cầu kỳ, nguyên liệu chuẩn bị gồm hai phần khô và nước. Nước phở còn gọi là “nước đủ” hay “nước xốt”, là thứ quyết định chất lượng của món phở chua.

Món phở chua gây thương nhớ cho người dân xứ Lạng mỗi khi đi xa

4 thg 8, 2015

Bắc Sơn - sắc màu của những cánh đồng lúa

Lúa ở Bắc Sơn không được trồng trong cùng một thời điểm, nên khi chín sẽ có ruộng thu hoạch trước, ruộng thu hoạch sau tạo thành bức tranh sắc màu đẹp mê hoặc với những mảng màu nâu, vàng, xanh đan xen. 

Trang When On Earth đã khen ngợi thung lũng Bắc Sơn đẹp như một thiên đường màu xanh lá cây trên trái đất 

Công việc thường khiến tôi phải đi nhiều, và với cái gốc nông dân của mình. Tôi không hề cảm tính khi luôn thấy không có nơi đâu có những cánh đồng lúa đẹp bằng thôn quê nước Việt. 

4 thg 6, 2015

Hấp dẫn bánh cuốn trứng Lạng Sơn

Với những sáng tạo riêng trong việc tráng bánh cũng như chế biến nước chấm..., người Lạng Sơn đã tạo ra thương hiệu bánh cuốn trứng xứ Lạng với những nét độc đáo và hấp dẫn riêng có. 

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn đúng điệu phải ăn với giấm làm từ chuối chín cây và măng ớt Lạng Sơn - Ảnh: Iris Trương 

Cùng được tráng từ bột gạo tẻ trên nồi hấp như nhiều loại bánh cuốn khác của người Việt, nhưng bánh cuốn trứng Lạng Sơn khi làm khó hơn người ta tưởng rất nhiều.

27 thg 4, 2015

Lạc giữa thung lũng hoa tam giác mạch trắng xứ Lạng

Mùa này đường lên xứ Lạng (Lạng Sơn) tươi đẹp và thanh bình như một bức tranh thủy mặc. Càng ấn tượng hơn khi bất ngờ lạc vào thung lũng hoa tam giác mạch trắng tinh đang bung nở. 

Căn lều tranh của hộ dân bên nương hoa 

25 thg 2, 2015

Lễ hội bôi mặt nhọ ở Lạng Sơn

Vào ngày 15 tháng giêng hàng năm, lễ hội Ná Nhèm (trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") diễn ra ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn. Thực chất đây là nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng làng và là lễ hội cầu an, cầu mùa đầu năm mới.

Điều đặc biệt là khi tham gia lễ hội, nam giới trong làng sẽ bôi nhọ lên mặt, thể hiện khuôn mặt giặc "Sấc Tài Ngàn" và tham gia đánh trận giả, tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng của cha ông. Dân làng tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng những linh hồn ma giặc, qua lễ hội sẽ không còn ma nào biết ai đã diễn lại hình dạng và sự thất bại của chúng trước dân làng mà bắt về gây họa cho họ cùng gia đình.


30 thg 1, 2015

Dẻo mềm vị bánh coóng phù ở chợ đêm Kỳ Lừa

Bát coóng phù nóng hổi, có mùi thơm ngọt của mật mía, vị cay nồng của gừng, thêm cái bùi ngầy ngậy của lạc và dừa tươi sẽ mang lại sự ấm áp trong buổi tối mùa đông ở vùng cao.

Nếu có dịp đến Lạng Sơn vào mùa đông, sau khi đã thăm thú một vòng thành phố, hãy dừng chân ở chợ đêm Kỳ Lừa để thưởng thức bát bánh coóng phù nghi ngút khói, hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó. Điều thú vị là, chỉ khi đến Lạng Sơn vào mùa đông bạn mới có thể ăn được món này, vì là món ăn chơi giúp xua đi cái giá lạnh của trời đất nên cứ vào độ thời tiết trở lạnh thì những gánh hàng rong bán món ăn này mới đua nhau mọc lên khắp nơi.

Để tạo màu sắc bắt mắt cho món bánh, người bán hàng thường chia bột bánh làm hai phần, một phần giữ nguyên để nặn, phần còn lại trộn cùng ruột gấc. 

Lúc này một phần bột bánh có màu cam, khi luộc chín sẽ cho ra chiếc bánh với màu đỏ cam óng ả vô cùng bắt mắt. Ảnh: Lê Thương 

27 thg 1, 2015

Lạc giữa thảo nguyên xứ Lạng

Sáng cuối tuần, khi ánh bình minh chưa kịp ló dạng, nhóm chúng tôi leo lên “con ngựa sắt” chạy về hướng Lạng Sơn. 


Chúng tôi đang thực hiện chuyến khám phá “vương quốc ngựa bạch” theo như lời giới thiệu của một người bạn địa phương.

Từ thị trấn Đồng Mỏ, vượt qua cung đường quanh co, đèo dốc, lởm chởm đất đá, trước mắt chúng tôi là một màu xanh thăm thẳm của vùng thảo nguyên Hữu Kiên, địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Chi Lăng, Lạng Sơn.