Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức.net. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức.net. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 3, 2022

Đình Tú Thị - nơi thờ Tổ nghề thêu của Việt Nam

Ghé thăm đình Tú Thị, người dân và du khách có cơ hội tìm hiểu về giá trị nghề thêu truyền thống qua các hình ảnh, tư liệu lịch sử, cùng các tác phẩm thêu.

Nằm ở số 2 phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, đình Tú Thị là nơi thờ ông Lê Công Hành, người được coi là ông tổ của những người thợ thêu cổ truyền Việt Nam.

12 thg 3, 2022

Ngôi đình thờ Nguyên phi Ỷ Lan giữa phố cổ Hà Nội

Đình Yên Thái còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật giá trị, trong đó có nhiều đạo sắc phong quý. Sắc phong có niên đại sớm nhất là năm 1753.

Nằm ở số 8 ngõ Tạm Thương, khu phố cổ Hà Nội, đình Yên Thái là một ngôi đình cổ có lịch sử gắn với sự nghiệp của bà Nguyên phi Ỷ Lan ở thành Thăng Long thời Lý.

Cây đa cổ thụ giữa phố phường Hà Nội

Cây đa này mọc ở khoảng sân phía sau đình Đại Yên, cạnh gò đất được người đời cho là mộ của công chúa Ngọc Hoa, vị Thành hoàng được thờ trong đình.

Nằm trong khuôn viên đình Đại Yên, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, cây đa cổ thụ đình Đại Yên là một trong số cây cổ thụ ở nội đô Hà Nội được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng cây trồng lâu đời nhất Việt Nam, có cây trên 700 tuổi

Khu vực đường tùng Yên Tử hiện có khoảng 230 cây xích tùng còn sống, nhiều cây có tuổi thọ trên 700 năm tuổi. Đây được coi là hàng cây trồng cổ nhất Việt Nam.

Cây tùng được coi là loài cây đặc trưng của vùng đất Phật Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Khu danh thắng nổi tiếng cả nước có một khu rừng tùng rộng lớn và một con đường mòn độc đáo đi xuyên qua rừng, được gọi là đường tùng.

27 thg 2, 2022

Chuyện kỳ bí về sự ra đời của ngôi chùa cổ bên bờ hồ Gươm

Khi đào đất đắp thành Thăng Long vào đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), người dân ở làng Báo Thiên Tự Tháp đã đào được một pho tượng đá hình một phụ nữ...

Nằm tại số 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, chùa Bà Đá còn được gọi là Linh Quang tự hay Sùng Khánh tự, là một ngôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển khá đặc biệt của thủ đô Hà Nội

Chùa Chân Tiên ở Hà Nội

Tiền thân của chùa Chân Tiên chính là chùa Báo Thiên, ngôi chùa nằm bên hồ Lục Thủy (hồ Gươm) đã đi vào huyền thoại của đất Thăng Long - Hà Nội...

Nằm ở số 151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Chân Tiên (tên chữ là Phúc Lâm tự) là ngôi chùa có lịch sử lâu đời và gắn liền với những thăng trầm của kinh thành Thăng Long

15 thg 2, 2022

Câu chuyện về chùa Vua ở Hà Nội

Không chỉ là nơi thờ Phật hay một đạo quán thuộc Thăng Long tứ quán, chùa Vua còn được coi là một "cờ miếu" - thánh địa cờ tướng của thành Thăng Long xưa...

Nằm cạnh chợ Hoà Bình, tức khu “chợ giời” nổi tiếng ở phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Vua chính là Đế Thích quán, một trong "Thăng Long tứ quán" của kinh thành Thăng Long thuở vàng son

14 thg 2, 2022

Khám phá ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất của Việt Nam

Đền Hỏa Thần được xây sau vụ cháy thiêu rụi 1.400 ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội năm 1837. Đây là ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất ở Việt Nam cồn tồn tại cho đến nay.

Tọa lạc ở số 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, đền Hỏa Thần là ngôi đền “độc nhất vô nhị” không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả nước Việt Nam

13 thg 2, 2022

Đồng Thiên quán huyền thoại của Thăng Long xưa bây giờ ra sao?

Chùa Kim Cổ - Đồng Thiên quán từng có có quy mô khá lớn, nhưng do quá trình đô thị hóa mà ngày nay chỉ còn rộng khoảng 150 m²...

Tọa lạc tại số nhà 73 phố Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chùa Kim Cổ chính là Đồng Thiên quán xưa, một trong Thăng Long tứ quán (bốn đạo quán lớn của đạo Lão) trứ danh kinh thành Thăng Long một thuở. 

9 thg 2, 2022

Ý nghĩa tâm linh của Ngũ Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống

“Ngũ hổ” là một chủ đề nổi tiếng của tranh dân gian Hàng Trống. Phía sau bức tranh này ẩn chứa nhiều thông điệp tâm linh của nền văn hóa cổ phương Đông.

tranh Hàng Trống - dòng tranh dân gian nổi tiếng của Hà Nội - hình tượng của Ngũ Hổ được bố cục cân đối trên mặt giấy. Mỗi con hổ một dáng vẻ: Con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió…

Những điều thú vị ở cồn Hến xứ Huế

Với những người yêu ẩm thực, cồn Hến còn được biết đến như nơi khai sinh của một số món đặc sản trứ danh đất Cố đô. Đó là món gì?

Là một dải đất nổi nên giữa dòng sông Hương ở phía Đông Kinh thành Huế, cồn Hến là một địa danh du lịch được nhiều du khách ưa thích trên đất Cố đô. Xung quanh địa điểm này có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.

7 thg 2, 2022

Tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy, Cần Thơ

Có thể nói, tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy đã thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên...

Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ xưa. Ngày nay ngôi đình này vẫn lưu giữ tục thờ hổ rất độc đáo

5 thg 2, 2022

Về những trận tử chiến ở Hổ Quyền xứ Huế xưa

Trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái. Đây là một trận đấu hấp dẫn, được người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.

Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới

Về “Bạch Hổ” linh thiêng của Cố đô Huế

Ngoài yếu tố Bạch Hổ, trên cồn Dã Viên còn xảy ra một câu chuyện hấp dẫn khác liên quan đến loài hổ.

Nằm giữa dòng sông Hương, ở phía Tây Nam của kinh thành Huế, cồn Dã Viên có một vai trò đặc biệt trong phong thủy của Cố đô Huế xưa.

Ẩn số về bức tượng hổ thời Trần đẹp nhất Việt Nam

Trong triều đình, dù không phải vua, Trần Thủ Độ vẫn được tất cả nể sợ như sợ hổ. Có phải bức tượng hổ ở lăng mộ ông ngầm phản ánh điều này?

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ một bức tượng hổ cổ xưa có giá trị lịch sử đặc biệt. Bức tượng này có niên đại từ thế kỷ 13-14, được đưa về từ lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

3 thg 2, 2022

Khám phá khu phế tích khổng lồ của vương quốc Phù Nam

Cách đây khoảng 1.500 năm, khu vực Gò Tháp đã từng tồn tại và phát triển một thành phố thuộc vương quốc Phù Nam.

Nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, khu di tích Gò Tháp là nơi lưu giữ một quần thể di tích có quy mô lớn của Phù Nam, một vương quốc hùng mạnh tồn tại cách đây hơn 1.500 năm

Vì sao cù lao Ông Hổ là nơi phải ghé thăm ở Nam Bộ?

Tên gọi “Ông Hổ” của cù lao Ông Hổ gắn liền với truyền thuyết về một con hổ được ông bà lão sống trên cù lao nuôi dưỡng từ nhỏ...

Nằm trên dòng sông Hậu, thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, cù lao Ông Hổ là một một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất của tỉnh An Giang

Những điều khiến khách Tây ta ngây ngất ở chợ Châu Đốc

Chợ Châu Đốc là "thủ phủ" của các loại đặc sản nặng mùi, có thể gây sốc cho những vị khách phương xa lần đầu ghé thăm.

Tọa lạc ở đường Bạch Đằng, thành phố Châu Đốc, chợ Châu Đốc là một trong những điểm tham quan thú vị bậc nhất dành cho khách du lịch ở tỉnh An Giang

26 thg 1, 2022

Ba ngôi chùa cổ đẹp nhất Bình Định

Với tuổi đời từ 3 đến 4 thế kỷ, những ngôi chùa cổ nổi tiếng này hút hồn du khách phương xa nhờ kiến trúc độc đáo và cảnh quan hấp dẫn...

1. Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi chùa cổ danh tiếng bậc nhất ở miền Trung. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.

Hai pho tượng mới được công nhận Bảo vật quốc gia ở Bình Định

Hai bức tượng Bảo vật này có từ thời người Chăm còn ở thành Đồ Bàn. Do biến động của thời cuộc, tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm...

Tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Nhạn Sơn là nơi đang lưu giữ hai bức tượng Hộ pháp mang những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biết. Gần đây, cặp tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.