Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 3, 2016

Thác Bờ, một Hạ Long trên cao

Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. 

Trên mặt hồ thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm 

Sự tích Đền Bờ hay còn gọi là sự tích bà Chúa Thác còn gắn liền với với cuộc chinh phạt đánh giặc của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431.

Bà Đinh Thị Vân và một người bạn, người dân tộc Mường đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân và đã chèo thuyền đưa, dẫn quân đi đánh giặc.

Do những công đức của bà, sau khi bà mất, vua Lê đã truyền cho dân bản xứ lập đền thờ bà tại thác Bờ. Bởi vậy, nhân dân trong vùng phong hai bà là Bà chúa Thác Bờ.

19 thg 2, 2016

Thưởng thức đặc sản tuyệt vời nơi đỉnh đèo Đá Trắng

Trên cung đường Tây Bắc, chợ cóc của người dân tộc với những lán tạm liêu xiêu trên đỉnh đèo Đá Trắng giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) là một điểm hẹn ấm áp thơm mùi ngô nếp nướng...

Với dân phượt đây là điểm dừng chân lý tưởng để thưởng thức đặc sản địa phương và từ trên đỉnh đèo có thể ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của các bản làng phía dưới.

9 thg 12, 2015

Hòa Bình mùa mía “tím"

Từ khoảng tháng 11 đến tháng 3 hằng năm, có dịp đến với Hòa Bình, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng mía xanh mướt và thưởng thức những cây mía tím mát lành, ngọt lịm. 

Có dịp đến Hòa Bình, du khách sẽ bắt gặp những cánh đồng mía xanh mướt, tươi đẹp - Ảnh: Thanh Sơn Thủy 

Hòa Bình được xem là tỉnh có diện tích trồng mía tím lớn nhất khu vực phía Bắc, mía ở đây nổi tiếng mềm, ngọt… và từ lâu đã trở thành một loại cây đặc sản.

24 thg 11, 2015

Lên Hòa Bình thưởng thức đặc sản cam Cao Phong

Cam Cao Phong với các loại cam Canh, cam lòng vàng, cam ruột đỏ, cam Xã Đoài... từ lâu đã trở thành thức quả đặc sản nức tiếng của Hòa Bình bởi hương vị ngon ngọt, mọng nước. 

Thời điểm chính vụ cam Cao Phong, cây nào cũng sai trĩu quả, đượm màu vàng óng trên cây - Ảnh: Huyền Trần 

Cao Phong là vựa cam lớn không chỉ của tỉnh Hòa Bình mà của cả miền Bắc. Diện tích trồng cam ở huyện Cao Phong tập trung nhiều nhất quanh thị trấn Cao Phong và xã Tây Phong. 

30 thg 10, 2015

Mùa chanh đào về

Cứ tháng 9, tháng 10, chanh đào lại là thứ quả được các bà nội trợ tìm kiếm nhiều nhất. Ở Việt Nam có khoảng 20 loại chanh khác nhau nhưng chanh đào vẫn được xem là loại quý nhất. 

Các bộ phận của cây chanh đào đều được coi là những vị thuốc quý, có tác dụng chữa trị một số loại bệnh - Ảnh: Thảo Nga 

Chanh đào được trồng ở nhiều nơi, phổ biến là một số tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình. Đặc biệt phải kể đến đất Cao Phong (Hòa Bình), bởi chanh ở đây ngon và chất lượng hơn so với các nơi khác do điều kiện đặc thù khu vực địa lý, địa hình.

7 thg 10, 2015

Khám phá những thác nước tuyệt đẹp ở Hòa Bình

Tiết trời mùa Thu mà vẫn nóng oi ả, chúng tôi quyết định rời Hà Nội ngược lên Tây Bắc khám phá núi rừng, suối thác. Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ phía Tây Bắc giáp Hà Nội có nhiều thắng cảnh đẹp. Đến với Hòa Bình, ngoài việc lang thang quanh các bản nhỏ ở Mai Châu, đi thuyền ngược sông Đà… thì giờ đây du khách không thể bỏ qua những ngọn thác đẹp hoang sơ, hùng vĩ ở mảnh đất này.

4 thg 8, 2015

Mưa rừng Đà Bắc

Một chiều Hà Nội, khi cơn mưa nhỏ bắt đầu rơi nhanh trên thành phố, chúng tôi ngược về một nơi không xa, đi đón cơn mưa ở một vùng đất khác. Vùng đất nơi tôi đến có cái tên gọi lên đã thấy hư hoặc, nên thơ: Đà Bắc.

Hồ sông Đà xanh ngát

Ở tít xa của tỉnh Hòa Bình, tôi chưa từng nghe đến cái tên Đà Bắc cho đến khi người bạn đồng hành của mình lên kế hoạch. Bỏ lại Hà Nội vừa rũ mình qua trận nắng nóng u mê suốt một tuần, mưa hạ đỏng đảnh rơi đều suốt hai ngày chúng tôi ở bản nhỏ êm đềm xinh đẹp nép mình bên hồ sông Đà xanh ngát.

3 thg 5, 2015

Bồi hồi đường về xóm nghèo bên dòng sông Bôi

Đây không phải là lần đầu tiên tôi đến với Hòa Bình, nhưng cảm giác lần này thật khác, thật khó tả, và thật sự là không dễ để có thể nói hết thành lời khi tôi được những người dân nơi đây đón tiếp như một người con đi xa lâu ngày trở về nhà. 

Con đường đất dẫn thẳng xuống dòng sông Bôi 

Trước khi đến với xóm Cành, xã Mỵ Hòa, Kim Bôi, Hòa Bình, tôi đã được nghe kể về cái thế độc đạo ở nơi này. Không những thế, tôi còn được nghe kể rất nhiều điều về tình người ở đây. Xóm Cành có 120 hộ dân chủ yếu là dân tộc Mường, sinh sống bằng nông nghiệp, trong đó có hơn 50% hộ thuộc diện nghèo. 

17 thg 4, 2015

Khám phá bảo tàng Không gian văn hóa Mường

Không khô khan như cái tên “bảo tàng” thường thấy, du khách đến với không gian văn hóa Mường sẽ có dịp được tìm hiểu về văn hóa Mường trong một môi trường thiên nhiên gần gũi và đầy sức sống.

Bảo tàng chào đón du khách - Ảnh: Đức Hùng 

Nằm trong một thung lũng đá vôi nhỏ ở thành phố Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70km, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường mới được thành lập từ năm 2007, rộng khoảng 5ha hiện là một điểm đến cuối tuần khá thú vị.

9 thg 4, 2015

Xôi nếp Mai Châu phải ăn với thịt nướng lá móc mật!

Nếu có dịp ngang qua Mai Châu, thế nào tôi cũng ghé bản Lác đặt một bữa trưa hoặc bữa tối. Đôi khi nhớ đường 6, nhớ Mai Châu, nhớ những món ăn dùng gia vị móc mật đến vô cùng... 

Xôi nếp thịt nướng lá móc mật - Ảnh: Thủy OCG 

Không cần phải lùng sục như một dân đi kỳ cựu, giờ đây thật dễ dàng để thưởng thức một bữa ăn Mai Châu đậm đà bản sắc với giá cả hợp lý đến ngỡ ngàng.

Bạn từng là dân đi kỳ cựu, từng xách xe máy luồn rừng đông - tây bắc suốt cái thời danh/động từ “phượt” chưa được đưa vào từ điển. Trên những khúc cua ngoằn nghèo của đường 6, tôi nhấc điện thoại đặt ăn trưa ở một nhà tại bản Lác bạn đã dặn và tin chắc mình sẽ được hài lòng.

Thung lũng Mai Châu nên thơ vào vụ cấy

Mùa này, các cánh đồng ở Mai Châu, Hòa Bình đang vào vụ. Khắp nơi loang loáng mặt nước và những người nông dân cần mẫn cày cấy khiến khung cảnh càng thêm hữu tình. 

Hầu như ai đến Mai Châu, Hòa Bình cũng đều có cảm giác thư thái khi được đắm mình trong màu xanh của mây trời, núi non và những cánh đồng lúa bát ngát. Để tới đây, bạn phải vượt qua những khúc quanh co đèo dốc ở Thung Khe với sương mù giăng lối cùng khung cảnh đá trắng lạ mắt. 

12 thg 2, 2015

Mùa măng đắng Mai Châu về

Măng đắng là một đặc sản thiên nhiên mà du khách khi đến Mai Châu (Hòa Bình) du lịch, nghỉ ngơi không thể không thưởng thức hay mua về làm quà.

Măng đắng Mai Châu có quanh năm, nhưng thời điểm này đang là cơ hội hiếm có để thưởng thức món ăn này, bởi đây là lúc mùa măng đắng mới bắt đầu.

Để hái được măng đắng, bà con dân tộc phải vào tận vùng rừng sâu mới kiếm được. Măng đắng hái về ăn phải là loại măng vẫn còn ẩn trong lòng đất hoặc vừa mới nhú ra khỏi mặt đất. Nếu đã lên cao thì thịt măng đã già, cứng, không thể ăn được nữa. 
Măng đắng đầu mùa mang một hương vị riêng biệt mà khó lòng có thể thưởng thức vào các thời điểm khác trong năm. Đó là một món ăn đậm đà hương vị núi rừng Tây bắc, mà một khi đã thử rồi thì khách chẳng dễ gì để quên. 

Đa phần các nhà hàng, nhà nghỉ homestay ở Mai Châu đều phục vụ măng đắng nếu khách có yêu cầu. Nhưng nếu khách muốn tự mình mua măng đắng thì chỉ cần đi chợ sáng Mai Châu họp hàng ngày ở trung tâm thị trấn là có thể mua được.

Xách mớ măng đắng vẫn còn dính nguyên đất cát vừa mùa ở chợ về, khách để dành một phần mang về làm quà, còn một phần có thể yêu cầu nhà hàng, nhà nghỉ chế biến luôn để có thể thưởng thức ngay tại chỗ món măng đắng tươi roi rói ấy.

10 thg 12, 2014

Ngày bình yên ở thung lũng Mai Châu

Với 1 ngày ở Hà Nội mà muốn khám phá Tây Bắc, bạn có thể lựa chọn Mai Châu. Bạn có thể đăng ký tour hoặc tự đi xe máy, đón xe buýt lên ngắm thung lũng đẹp như tranh nơi miền cao.

Sau những ngày khám phá phố cổ, mua sắm, hay loanh quanh phố xá ăn uống ở Hà Nội, nhiều người thường có ý tưởng khép lại trọn vẹn chuyến du lịch của mình bằng chuyến đi ngắn ngày đến thung lũng vàng Mai Châu, Hòa Bình. Đây thật sự là lựa chọn tuyệt vời để bạn khám phá vẻ đẹp hiếm có của ngôi làng giữa thung lũng trù phú. 

2 thg 11, 2014

Lũng Vân – Nóc nhà xứ Mường

Là địa danh nổi tiếng trong bốn xứ Mường cổ đất Hòa Bình (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động), Lũng Vân (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) được ví như Nóc nhà xứ Mường bởi cảnh sắc đẹp và còn giữ được nhiều nét sinh hoạt truyền thống của người Mường.

Truyền thuyết “Đẻ đất Đẻ nước” của người Mường ở Hòa Bình kể rằng, xưa Lũng Vân là nơi có những bản làng đang sinh sống yên bình. Một cơn hồng thuỷ ập đến bất thần trong đêm tối đã cuốn trôi hết tất thảy nhà cửa, bản làng, người dân, trâu bò và nhấn chìm cả rừng núi. Có đôi vợ chồng nhà nọ bám được một chiếc bè luồng rồi vướng vào cây Bi – một cây cổ thụ khổng lồ, rễ cây ăn xuyên qua chín sông mười núi nên vẫn vững vàng trong cơn hồng thuỷ. Cơn hồng thuỷ rút cũng là lúc tất cả trở nên hoang xơ. Không còn đường về, họ dựng lều ở ngay dưới gốc cây Bi để ở và sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc thung lũng thành ruộng bậc thang, làm cọn (guồng) để lấy nước, thuần phục thú rừng thành vật nuôi, lập nên mường bản. Nhớ ơn cây cứu mạng, họ lấy tên cây đặt cho tên mường, hình thành nên vùng Mường Bi ngày nay, một vùng núi rừng rộng lớn bao gồm nhiều xã thuộc huyện Tân Lạc. Lũng Vân là vùng đất nơi cây Bi mọc trong truyền thuyết và cũng là nơi sinh sống cao nhất của Mường Bi.

Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm, khi những cơn mưa rừng ập đến Lũng Vân, xuất hiện hàng trăm con suối, thác nước từ trên núi cao đổ xuống tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp ở đây.

19 thg 10, 2014

Bản tình ca mùa thu Tây Bắc

Nghĩ đến Tây Bắc, du khách thường chọn Sa Pa (Lào Cai) như một điểm dừng chân lý tưởng. Hành trình của chúng tôi lại đi theo cung đường mới, phía Tây của Tây Bắc, qua bốn tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình. Nhiều người cho rằng, đi Tây Bắc đẹp nhất là vào mùa thu để cảm nhận cái lạnh vùng cao lãng mạn.

Mùa thu trên từng hoa lúa 

Điểm bắt đầu là Mù Căng Chải (Yên Bái). Không nhộn nhịp, dập dìu du khách như Sa Pa, Mù Căng Chải mang trọn nét nguyên sơ, tinh khôi của núi rừng Tây Bắc. Chúng tôi nhanh chóng bị hút hồn bởi những thửa ruộng bậc thang nối nhau vắt ngang qua những triền đồi; nhìn từ xa giống như những dải lụa xanh ngắt, vàng óng xen lẫn, tạo thành nhiều hình dạng khác nhau.

27 thg 7, 2014

Ba Khan, thiên đường bị lãng quên ở Hòa Bình

Nằm cách Hà Nội chỉ vỏn vẹn 100 km, Ba Khan là điểm đến mới ở tỉnh Hòa Bình, thích hợp để mọi du khách tham quan, du ngoạn, picnic trong những ngày hè oi bức.


Xã Ba Khan gồm 3 xóm hợp thành: Khan Hạ, Khan Hò và Khan Thượng. Trực thuộc huyện Mai Châu của Hòa Bình, lại nằm sát sườn Mai Châu, Mộc Châu - là những trọng điểm du lịch - nên Ba Khan dường như vô tình bị lãng quên. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là niềm may mắn cho vùng đất này khi chưa bị du lịch hóa quá nhiều, tất cả gần như hoàn toàn nguyên vẹn. 

24 thg 6, 2014

"Mùa khói" Mai Châu

Tháng 6, tháng 7, khi người Thái vừa thu hoạch xong vụ lúa, những đám khói bốc lên từ bản làng và mùi rơm rạ thơm lừng khiến Mai Châu (Hòa Bình) cuốn hút hơn bao giờ hết.

Kết thúc mùa gặt, khắp các bản làng đều đốt rơm rạ để lấy tro bón ruộng - Ảnh: Lê Hồng Thái

Cách Hà Nội khoảng 130km về phía Tây Bắc, Mai Châu (Hòa Bình) nằm yên bình giữa thung lũng cạnh quốc lộ 6. Muốn đến được thị trấn xinh đẹp này, khách phải vượt qua con đèo Thung Khe dài hàng chục km, một bên là núi cao, một bên là vực thẳm.

29 thg 12, 2013

Đông về tắm suối khoáng nóng Kim Bôi

Dù mức nhiệt khá thấp so với nhiều suối nước nóng trong cả nước, nhưng nguồn nước khoáng Kim Bôi rất tốt cho sức khỏe, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống. 

Cách thành phố Hòa Bình 30 km, theo quốc lộ 6 qua thị trấn Lương Sơn khoảng 1 km là đến xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, nơi tọa lạc của dòng suối khoáng tự nhiên tốt cho sức khỏe, từ lâu đã trở thành điểm đến của không ít khách du lịch. 

Suối khoáng Kim Bôi giữa Hạ Bì. Ảnh: yeudulich 

Theo các nhà khoa học, nước khoáng Kim Bôi được xuất lộ ra từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36 độ C, được đánh giá là suối khoáng có thành phần hóa học ổn định nhất. Qua kiểm nghiệm, nguồn nước khoáng Kim Bôi là điều kiện lý tưởng để phục hồi sức khỏe, giúp chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp… Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Banis ở Bulgaria.


12 thg 12, 2013

Men nồng đêm trăng Thung Nai

Chúng tôi từ Hà Nội đi Thung Nai, một xã miền núi thuộc huyện Cao Phong (cách trung tâm thành phố Hòa Bình 25km) bằng xe máy. Đó là một chuyến du ngoạn ngắn nhưng có nhiều kỷ niệm và thật nhiều ấn tượng.

Hoàng hôn ở Thung Nai. 

Bắt đầu xuất phát ở Hà Nội vào khoảng 2 giờ chiều, chúng tôi vẫn kịp ghé thăm công trình thủy điện sông Đà ở thành phố Hòa Bình trước khi đặt chân đến Thung Nai lúc xế chiều.

Thung Nai trong hoàng hôn kiều mị hiện lên trước mắt chúng tôi sau một quãng đường núi hoang sơ khoảng hơn chục cây số từ thành phố Hòa Bình. Thung Nai - khi ấy tựa một bức tranh phủ màu đỏ thắm của vầng dương cuối ngày.


1 thg 10, 2013

7 suối nước nóng nổi tiếng miền Bắc

Khi những cơn gió lạnh ùa về cũng là lúc du khách tìm đến dòng khoáng nóng. Không chỉ giúp thư giãn, tắm khoáng còn giúp phục hồi sức khỏe, chữa một số bệnh da, khớp và tim. Sau đây là 7 địa chỉ tắm khoáng nóng dành cho bạn.

1. Quang Hanh - Quảng Ninh

Nằm ở thành phố Cẩm Phả, cách trung tâm thành phố Hạ Long hơn 10 km, suối khoáng nóng Quang Hanh là điểm đến quen thuộc của người dân hai thành phố trên. Nằm trên trục đường du lịch từ Hạ Long đến Vân Đồn, Móng Cái, suối khoáng nóng Quang Hanh cũng là điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách. Bạn có thể chọn tắm trong phòng riêng hoặc bể khoáng nóng tập thể ngoài trời. Dù trời lạnh nhưng bạn không hề có cảm giác run rẩy, rét buốt khi được ngâm mình trong dòng khoáng nóng Quang Hanh. Hơi khoáng cùng dòng nước ấm áp không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh về da và xương khớp, rất tốt cho sức khỏe.