Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 1, 2020

Đồng bào Giáy múa trống đón năm mới

Vào mỗi dịp lễ tết, đồng bào người Giáy (xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) cùng khiêng chiếc trống thiêng đi tới từng nhà để gõ, nhằm cầu mong may mắn, phúc lộc sẽ đến với tất cả mọi người.

Nét đẹp văn hóa


Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất trong năm trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. Bởi theo quan niệm của đồng bào người Giáy, đây là thời điểm đất trời giao thoa, lòng người hạnh phúc. Khi đó, những tiếng trống vang lên tượng trưng cho những lời cầu mong một năm mới sung túc, hạnh phúc, vui tươi của mọi người sẽ được thánh thần nghe thấy. 

Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất trong năm trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. 

28 thg 1, 2020

Độc đáo bánh chưng đen người Tày

Bánh chưng đen là món ăn truyền thống của người Tày ở Hà Giang. Lên Bản Tùy ở Hà Giang những ngày Tết sẽ thấy trên bàn thờ gia tiên của những gia đình người Tày luôn có loại bánh chưng này với lớp gạo nếp màu đen bóng.

Bà Dung (bên phải) cùng nhân viên gói bánh chưng đen

Vừa vớt mẻ bánh mới luộc từ đêm qua, bà Nguyễn Thị Dung (thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) cho biết mấy ngày cận Tết là lúc làm bánh chưng đen cả ngày cả đêm vẫn không kịp:

3 thg 12, 2019

Bánh cuốn Hà Giang

Ẩm thực Hà Giang khá đa dạng, trong đó có nhiều món mà du khách nên ăn như cháo ấu tẩu, thắng cố, thịt chuột La Chí, phở chua và đừng nên bỏ qua bánh cuốn trứng. 

Món bánh cuốn trứng Hà Giang. 

Bánh cuốn trứng có thể gặp ở nhiều nơi, song, bánh cuốn trứng Hà Giang có nhiều điểm khác biệt. Đây là một món ăn mà du khách nên lựa chọn cho bữa sáng của mình khi đặt chân tới Hà Giang. Bánh cuốn trứng được ăn cùng bát nước lèo nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này.

1 thg 12, 2019

Bản đá Khuổi Ky

Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng với những ngôi nhà sàn mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất vùng biên viễn. Giữa không gian bao la, những ngôi nhà sàn đá vững chãi, bền bỉ, bao bọc, chở che những cư dân Tày hiền lành, chất phác.

Người Tày ở Trùng Khánh có tín ngưỡng thờ đá. Đá trong tâm tưởng của họ thiêng liêng như một vị thần giúp che chở những khắc nhiệt của thiên nhiên. Chẳng thế mà trong luật tục của mỗi tộc người trên vùng đất Cao Bằng này đều có những ngày nhất định để tiến hành tế lễ cảm tạ thần đá. Họ coi đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Con người sinh ra từ đá và khi chết sẽ hóa thành đá.

Theo Ban Quản lý Công viên địa chất non nước Cao Bằng, lịch sử những ngôi nhà sàn đá đã được hình thành từ những năm cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ biên cương đất nước. Lúc này, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây dựng lên như một “pháo đài” độc nhất vô nhị. Những bức tường đá kiên cố được hình thành bởi những viên đá có nhiều kích cỡ được xếp lèn vào nhau, sử dụng thêm chất kết dính được làm từ hỗn hợp đá vôi trộn cát; khi hoàn thành, độ dày bức tường có thể dày hơn 30cm, thể hiện rõ tính bản địa, sự sáng tạo độc đáo của đồng bào dân tộc Tày.

Bản có 14 căn nhà sàn bằng đá trải rộng khoảng 10.000 m2, dựa lưng vào núi đá, phía trước là dòng suối Khuổi Ky. Ảnh: Công Đạt

5 thg 11, 2019

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

26 thg 10, 2019

Những 'nấc thang lên trời' ở Hoàng Su Phì

Mùa lúa chín tại ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam ẩn hiện trong làn mây được du khách ví như thiên đường nơi hạ giới. 


Ruộng bậc thang được công nhận Di tích quốc gia ở Hoàng Su Phì trải dài ở 11 xã gồm Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm Khòa (ảnh). Trong đó, Bản Luốc và Bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.

Những thửa ruộng bậc thang ở đây ước tính có tuổi đời khoảng 300 năm. 

13 thg 10, 2019

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

Ngắm sông Nho Quế, vượt hẻm Tu Sản, Hà Giang

Sông Nho Quế, Hà Giang được vinh danh là một trong những Thung lũng Kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam. 

Nằm dưới chân những ngọn núi tai mèo hiểm trở của Hà Giang, dòng sông Nho Quế quanh năm êm đềm chảy giữa những vách đá, tạo thành một đường biên giới màu xanh biếc giữa đèo Mã Pí Lèng và đường Săm Pun. 

“Nín thở” trên những con đèo Hà Giang đẹp không kém Mã Pí Lèng

Con đường Hạnh Phúc trên cao nguyên đá Hà Giang có đèo dốc khiến các tay lái phải "nín thở", vì độ hiểm trở và vì khung cảnh quá tuyệt đẹp. 

Hà Giang là vùng đất cực Bắc của Tổ quốc, nơi sở hữu nhiều thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú và màu sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc bản địa Mông, Dao, Lô Lô,... Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng trên 4 huyện tạo nên cho Hà Giang một đặc sản riêng: những cung đường qua miền đá. 

1 thg 10, 2019

Có gì lạ ở 'đệ nhất hùng quan' giữa lòng cao nguyên đá

Nếu như điểm ngắm cảnh trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) đã trở thành trái tim của cao nguyên đá và nhẵn bước chân du khách, cảm giác trải nghiệm du thuyền trên sông Nho Quế ngắm hẻm vực Tu Sản cũng đang thu hút nhiều du khách.

Cung đường với những khúc cua “dựng tóc gáy” xuống sông Nho Quế - Ảnh: NG.HƯỜNG

Khi đi tour theo đoàn và đứng trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống sông Nho Quế, nhiều du khách ước ao được một lần xuống tận mép nước Nho Quế để xem, để thỏa sự háo hức. Theo người dân địa phương, trừ những hôm nào mưa, nước sông Nho Quế luôn có màu trong xanh ngọc bích và mát rượi.

1 thg 9, 2019

Thịt treo xào cải nương

Thịt lợn treo gác bếp quanh năm, rau cải nương ra xuân trời mua phùn như tưới thêm lớp dinh dưỡng, mọc nhanh và non ngọt. Sự kết hợp giữa lợn treo gác bếp và rau cải nương tạo nên món ăn giản dị nhưng ngon, đặc sắc vô cùng.

Đầu xuân, mưa phùn, rét vẫn còn, vùng núi cao Tây Bắc, đồng bào dân tộc như vẫn còn Tết, lễ hội và lễ cưới nhộn nhịp cả một vùng.

Đám cưới của người Dao ở Hà Giang, nhiều món ngon đặc sắc của đồng bào nhưng người đi dự đám cưới vẫn nhớ nhất món thịt treo xào cải nương ngọt giòn, thơm ngậy của đồng bào. Những chảo rau xào còn xanh nón nóng hổi, đôi tay thoăn thoắt đảo của những người phụ nữ Dao. Thịt treo trên cao chuẩn bị được mang xuống để xào. Đó là những hình ảnh ấn tượng khi lần đầu tiên được dự đám cưới của người Dao ở tận bản làng xa xôi.


8 thg 7, 2019

Thôn 'homestay' và quán cà phê Cực Bắc ở cao nguyên đá

Thôn Lô Lô Chải ở Đồng Văn, Hà Giang là nơi du khách có thể trải nghiệm hình thức du lịch cộng đồng địa phương đậm đà bản sắc. 

Từ cột cờ Lũng Cú nhìn xuống, thôn Lô Lô Chải hiện lên nổi bật giữa cao nguyên đá, với những nếp nhà trình tường còn nguyên vẹn, phủ mái âm dương. 

29 thg 5, 2019

Không phai mờ giá trị văn hóa người Cờ Lao

Người Cờ Lao có nhiều nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Trong xu thế hội nhập hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống vẫn luôn được các thế hệ người Cờ Lao gìn giữ và lưu truyền từ đời này qua đời khác, tạo nên một điểm nhấn riêng biệt trong “tấm thảm” văn hóa nhiều sắc màu của cộng đồng dân tộc anh em sinh sống nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.

Vẻ mộc mạc về nơi sống
Ở miền đá Hà Giang, cộng đồng dân tộc Cờ Lao là một trong những dân tộc rất ít người, sinh sống rải rác ở các huyện Hoàng Su Phì, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Đến các bản: Phìn Sư, Tà Chải, Khu Trù Sán, Túng Quá Lìn (xã Túng Sán, Hoàng Su Phì) có thể dễ dàng bắt gặp những bản làng người Cờ Lao nằm nép mình bên sườn đồi xen lẫn giữa những thửa ruộng bậc thang và những đồi chè xanh mướt dưới chân dải núi Tây Côn Lĩnh. 

Phụ nữ Cờ Lao thu hái chè Shan tuyết cổ thụ. 

23 thg 4, 2019

Nghề nuôi ong trên cao nguyên đá

Nuôi ong lấy mật từ phấn hoa bạc hà là một nghề có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số tại 4 huyện vùng cao nguyên đá của Hà Giang (gồm huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ). 

Có thể gọi đây là một trong những nghề truyền thống của vùng vì trước đây người dân trong vùng đã có thói quen nuôi khoảng 5 - 10 tổ ong trong nhà để lấy mật. Khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhộn nhịp nhờ đường xá nối giữa miền xuôi với miền ngược thuận tiện hơn.


9 thg 4, 2019

Núi đôi lạ mắt giữa thung lũng ở Hà Giang

Hai quả núi nằm trong thung lũng Tam Sơn có hình dáng giống bộ ngực của cô gái. 

Từ thành phố Hà Giang đi theo quốc lộ 4C 46 km về phía bắc, du khách sẽ gặp một vùng đất có phong cảnh hữu tình. Đó là thung lũng Tam Sơn thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, Hà Giang. 

23 thg 2, 2019

Lên Mèo Vạc xem người Mông “kéo vợ” ngày Xuân

Mèo Vạc (Hà Giang) - vùng đất cực Bắc đa sắc màu văn hóa bước vào ngày đầu Xuân đẹp như một bức tranh thêu. Cả dải biên cương thay “áo mới” bằng những cánh hoa đào, hoa mận bung nở khắp núi rừng. Mùa Xuân cũng là mùa đôi lứa yêu nhau, mùa của những chàng trai Mông đi “kéo vợ” để xây dựng tổ ấm cho riêng mình. 

Nét đẹp - bản sắc văn hóa truyền thống 


“Kéo vợ” - phong tục truyền thống của người Mông ở Mèo Vạc gắn liền với tục “vỗ mông” của đồng bào nơi đây. Phong tục này hình thành từ lâu đời trong đời sống sinh hoạt của người Mông. Tục “kéo vợ” chứa đựng một nét văn hóa rất riêng của người Mông, vừa chất phác, vừa táo bạo nhưng cũng không kém phần ý nhị. 

Vào dịp lễ tết, các chàng trai, cô gái Mông thường cùng nhau múa khèn vui hội. 

8 thg 10, 2018

Phó Bảng bình yên trên cao nguyên đá Hà Giang

Phó Bảng một thị trấn nhỏ gần sát nơi biên giới thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cuộc sống nơi đây bình lặng như bị lãng quên.

Lên cao nguyên đá Đồng Văn, những khúc cua quanh co thường làm nản lòng nhiều tay lái cự phách.

12 thg 9, 2018

Độc đáo nghi lễ hát Quan làng trong Lễ cưới của người Tày ở Tùng Bá

Trong lễ cưới truyền thống của người Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang nói riêng diễn ra nhiều nghi thức, hát Quan làng là một nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới của người Tày ở Tùng Bá.

Hát Quan làng trong đời sống văn hóa người Tày


Văn hóa dân tộc Tày có nhiều làn điệu dân ca như: Lượn, phong slư, phuối pác, phuối rọi, vén eng. Trong đó, hát Lượn là lối hát giao duyên được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng, gồm: Lượn cọi, lượn slương, lượn then... thường xuất hiện trong hội Lồng Tồng, đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến chơi thôn, bản. Hát Quan làng được coi là nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong đám cưới người Tày xã Tùng Bá.

Hát Quan làng có nơi gọi là nai lùa, có nơi gọi là văn ví quan làng… bởi người hát dùng lối hát ví von, lời hay ý đẹp để thách đố tài ứng xử của ông, bà Quan làng bên nhà trai hay ông, bà Quan làng bên nhà gái khi đoàn nhà trai đi đón dâu hoặc đoàn nhà gái đi đưa dâu sang nhà trai. Hát Quan làng còn gọi là thơ lẩu của dân tộc Tày. Đây là một phong tục đẹp trong đám cưới truyền thống của người Tày, với hệ thống các bài thơ, bài hát được chia thành các cung đoạn cụ thể. Những người hát Quan làng (tiếng Tày gọi là Pú Quan làng) là những người làm nhiệm vụ thay mặt họ nhà trai mang trầu cau đến nhà gái từ việc dạm hỏi, xin lộc mệnh, chuẩn bị đồ sính lễ cho ngày cưới đến khi đón dâu về. 

Đoàn nhà trai mang lễ vật cưới sang nhà gái. 

Kiến trúc đá đặc sắc của dinh thự Vua Mèo

Dinh thự Vua Mèo ở Hà Giang được xây dựng hoàn toàn thủ công bằng những nguyên vật liệu địa phương, trong đó đá có vai trò chủ đạo. Để đánh bóng được một chân cột đá ở dinh thự cần đến 900 đồng bạc Đông Dương, tương đương với 1 tỷ đồng thời giá ngày nay.

Nằm ở thung lũng Sà Phìn, cách thành phố Hà Giang 130 km về phía Bắc, khu dinh thự Vương Chí Sình hay dinh thự Vua Mèo, dinh họ Vương là một công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo của cao nguyên đá Đồng Văn

10 thg 9, 2018

Bồn tắm vương giả của "vợ yêu" vua Mèo

Không chỉ lạ lùng về vẻ ngoài, chiếc bồn tắm sữa dê trong dinh thự vua Mèo cũng được sử dụng theo cách thức rất đặc biệt...

Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, dinh thự của vua Mèo Vương Chính Đức (1865 - 1947) ở Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang còn là nơi lưu giữ những hiện vật quý gắn bó với cuộc đời của người từng cai quản toàn bộ vùng cao nguyên đá 1 thế kỷ trước