Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 7, 2020

Hành trình chinh phục đỉnh núi Puxailaileng cao nhất Bắc Trường Sơn

Puxailaileng là đỉnh núi cao nhất Bắc Trường Sơn với khoảng 2.720 m, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn – Nghệ An). Chinh phục đỉnh Puxailaileng là niềm khao khát của không ít phượt thủ. 

Đỉnh Puxailaileng nằm trên dãy Puxai, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn - Nghệ An), có độ cao khoảng 2.720 m, theo nghĩa tiếng Thái là nơi nhiều gió và rét (vùng rét sương). Sở Du lịch Nghệ An vừa tổ chức đoàn công tác khảo sát, chinh phục đỉnh núi này nhằm đánh giá tiềm năng xây dựng loại hình du lịch mạo hiểm gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc quanh khu vực này. Ảnh: Công Kiên 

2 thg 6, 2020

Thác Liếp - điểm du lịch hấp dẫn 'giải nhiệt' ngày nắng nóng ở Nghệ An

Còn nguyên nét hoang sơ, thác Liếp ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương được biết đến là một trong những điểm đến hấp dẫn của người dân địa phương và du khách những ngày nắng nóng. 

Thác Liếp bắt nguồn từ những dãy núi cao của dãy Trường Sơn, qua xã Thanh Sơn thì chảy quanh những bãi đá sừng sững tạo nên cảnh quan tự nhiên hoang sơ, tươi đẹp. Trung tâm thác Liếp cách thị tứ Hạnh Lâm (đường Hồ Chí Minh) tầm 7 km, đường đi lại dễ dàng, xe máy, xe ô tô đều có thể đến tận nơi. Ảnh: Huy Thư 

23 thg 5, 2020

Ngỡ ngàng nét yên ả làng cổ trên đất Nam Đàn

Những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, nét yên bình của nếp làng cổ ở xã Nam Kim (Nam Đàn) càng được nhân lên với sự điểm tô bằng mướt xanh cánh đồng quê và vườn cây trái. Nhịp sống có phần lắng lại, chất thôn dã thân thương vương vấn trên ngõ xóm, mảnh vườn… 

Sáng 11/4, chúng tôi về vùng xóm 1 xã Nam Kim (Nam Đàn) - vốn được sáp nhập từ 5 thôn trong đó có những địa danh như làng Hậu Láng, Thượng Quy - hiện đang trong những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên đường làng vắng bóng người quê. Xóm 1 vốn thuần nông, hiện có 373 hộ, thu nhập chính là trồng lúa nước và chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Đức Anh 

Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc đình Long Thái

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đình Long Thái ở xã Thái Sơn, huyện Đô Lương không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là công trình nghệ thuật có kiến trúc độc đáo. 

Đình Long Thái được xây dựng từ lâu đời và được làm lại vào năm 1842 để thờ thành hoàng làng là Vua Lê Trang Tông. Đình khởi công được mấy tháng thì dừng lại, 2 năm sau mới thi công tiếp. Thời đó, khi làm ngôi đình này đã có 18 chủ thợ mộc đại diện cho các tổ thợ trong vùng tập trung về làng Vĩnh Long bắt thăm để chọn tổ thợ thi công. 

Cận cảnh cây cầu đá trăm tuổi ở Nghệ An

Với kỹ thuật ghép đá vững chắc, sau 1 thế kỷ tồn tại, cầu đá Quan Thành ở huyện Yên Thành đã trở thành chiếc cầu cổ "có 1 không 2" ở Nghệ An 

Bàu Rộc nằm giữa 2 xã Trung Thành và Nam Thành vốn là một con kênh thoát nước đã có từ lâu đời. Trước kia, bàu này rất rộng nhưng giờ đã bị bồi lấp, xây chắn khiến lòng bàu trở nên cạn, hẹp. Ảnh: Huy Thư 

3 thg 5, 2020

Khám phá bãi đá khắc chữ cổ trên núi Đồn ở Nghệ An

Trên núi Đồn xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn có một bãi đá khắc chữ Hán cổ, được xem là dấu tích ấn tượng về một thời dạy học bình văn của Thám hoa Nguyễn Đức Đạt - nhà tư tưởng, giáo dục nổi tiếng thời Nguyễn. 

Núi Đồn hay còn gọi là núi Đại Lạn sừng sững nhô ra giữa sông Lam như một bức tường thành khổng lồ, bảo vệ, che chắn cho làng mạc và những bãi phù sa màu mỡ. Ảnh: Huy Thư . 

Hòn Mục Sơn xứ Nghệ nguyên nét hoang sơ, cổ quái

Mục Sơn với hình thù cổ quái và độc đáo đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút du khách, đặc biệt là các cần thủ về hóng gió, câu cá. 

Cách thị trấn Cầu Giát 3 km về phía Đông, cạnh Quốc lộ 48B đi cửa biển Lạch Quèn là hòn Mục Sơn (tên gọi khác là Lèn Mục). Ảnh: Hồ Nhật Thanh 

Đất 'văn - võ song toàn' Cẩm Thái

Đi qua những cây cầu thênh thang nối liền những dải đất màu mỡ dọc dòng Lam, người ta vẫn nhớ về mảnh đất Thanh Chương xưa với ba mươi sáu bến đò ngang, nghe tiếng gọi đò. Nhiều người vẫn thường gợi nhắc tới những câu thơ: “Ai về Cẩm Thái huyện Thanh Chương/Thăm lăng Can phủ xứ Bình Dương/Cột quyết tôn cao hàng câu đối/Lưu truyền con cháu nghiệp văn chương…”.
Truyền thống văn nghiệp vẻ vang
Làng Cẩm Thái được nhắc đến trong câu hát ấy là một trong những ngôi làng nổi danh hiếu học của mảnh đất Thanh Văn xưa. Can phủ xứ Bình Dương đó chính là ông Nguyễn Hữu Điển sinh năm Ất Dậu (1825), người làng Cẩm Hương (nay là Cẩm Thái), xã Thanh Văn (nay là xã Đại Đồng), huyện Thanh Chương.

Ông là hậu duệ đời thứ 9 của Binh bộ Thượng Thư Quận Công Nguyễn Hữu Trác, dưới triều Lê Trung Hưng. Ông là con trai duy nhất của cử nhân Tri huyện, huyện Thiên Thi, nổi tiếng là quan thanh liêm. Mẹ ông là con gái của quan Đốc học nên từ nhỏ ông đã nổi tiếng khắp vùng về sự thông minh, chăm học và có hiếu với cha mẹ. 

Một cổng làng ở Thanh Văn (nay là xã Đại Đồng). Ảnh: NPV 

6 thg 3, 2020

Khám phá nét xưa ở Cửa Lò

Về với Cửa Lò, du khách không chỉ bị thu hút bởi bãi biển đẹp, hải sản tươi ngon, hệ thống nhà hàng khách sạn chất lượng… nơi đây còn có nhiều di tích, danh thắng, những không gian tâm linh gần gũi, thiêng liêng. 

Với quá trình phát triển lâu đời, Cửa Lò là vùng đất có bề dày văn hóa trầm tích. Theo Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh, trên địa bàn TX Cửa Lò có 35 di tích lịch sử, văn hóa đã được phân cấp quản lý, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, gồm: Đền Vạn Lộc, đền Mai Bảng, nhà thờ Họ Hoàng Văn, nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, như chùa Lô Sơn, chùa Song Ngư, đền Diên Nhất, đền Yên Lương, đền Bàu Lối, đền Làng Hiếu, nhà thờ họ Hoàng Thế, nhà thờ Phùng Phúc Kiều... Trong ảnh: Đền Bàu Lối ở phường Nghi Thu. 

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết. 

Với người Thái, rêu có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau và cách chế biến khác nhau như canh rêu, rêu xào, rêu nướng. Nhưng mọc rêu là đặc sản thơm ngon của đồng bào vùng cao Nghệ An. Ảnh: Lữ Phú 

Chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc độc đáo của đền Nguyễn Xí

Trải qua gần 6 thế kỷ tồn tại, đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, hiếm có ở Nghệ An. 

Đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí được xây dựng vào năm 1467, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1,6 ha, gồm nhiều công trình, như nghi môn, hạ, trung, thượng điện, tả, hữu vu, nhà bia, gác chuông... được bao bọc bởi núi Mão, núi Gươm, núi Cồn Thông, núi Voi rất uy nghi và khoáng đạt. 

10 thg 12, 2019

Dùng vôi bột và vỏ cây nhuộm vải, người Ơ đu ở Nghệ An giữ truyền thống độc đáo

Ơ đu là một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam, hiện đang sống tại huyện Tương Dương, Nghệ An. Bên cạnh một số phong tục truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, thì truyền thống dệt, nhuộm vải và may trang phục đặc trưng vẫn đang được gìn giữ. Đáng chú ý ở công đoạn nhuộm vải, người Ơ đu vẫn làm theo phương thức thủ công độc đáo. 

Chị Lo Thị Nga (SN 1972), ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương là một trong số ít người còn biết nhuộm và may trang phục dân tộc Ơ đu cho biết: “Để có một nồi nước nhuộm, trước đó tôi phải vào rừng sâu để lấy các loại vỏ cây mang về cho vào nồi đun sôi và cho vào một ít vôi bột. Cứ thế đun khi nào nước ra màu thì cho vải vào để nhuộm”. Ảnh: Đình Tuân 

Về xứ Nghệ, khám phá du lịch làng nghề


Khám phá nét xưa ở Cửa Lò

Về với Cửa Lò, du khách không chỉ bị thu hút bởi bãi biển đẹp, hải sản tươi ngon, hệ thống nhà hàng khách sạn chất lượng… nơi đây còn có nhiều di tích, danh thắng, những không gian tâm linh gần gũi, thiêng liêng. 

Với quá trình phát triển lâu đời, Cửa Lò là vùng đất có bề dày văn hóa trầm tích. Theo Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh, trên địa bàn TX Cửa Lò có 35 di tích lịch sử, văn hóa đã được phân cấp quản lý, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, gồm: Đền Vạn Lộc, đền Mai Bảng, nhà thờ Họ Hoàng Văn, nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, như chùa Lô Sơn, chùa Song Ngư, đền Diên Nhất, đền Yên Lương, đền Bàu Lối, đền Làng Hiếu, nhà thờ họ Hoàng Thế, nhà thờ Phùng Phúc Kiều... Trong ảnh: Đền Bàu Lối ở phường Nghi Thu. 

10 thg 11, 2019

Người Thái Nghệ An tổ chức nghi lễ "lạ" dưới gốc cây cổ thụ

Cứ mỗi tháng 9 âm lịch, người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu lại diễn ra một lễ hội gọi là “pủ xừa”. Không gian của lễ hội là một gốc cổ thụ lớn trong bản. Vào ngày hội, mỗi gia đình trong cộng đồng đều biện cỗ đến cúng thần linh. 

Lễ cúng dưới gốc cây cổ thụ

Mỗi năm, ở bản Hồng Tiến 2, xã Châu Tiến diễn ra 2 lễ hội lớn. Hội Hang Bua vào cuối tháng Giêng âm lịch được tổ chức lại từ hơn 20 năm nay và khá nổi tiếng đối với du khách gần xa. Có một lễ hội nữa diễn ra vào tháng 9 âm lịch mà cư dân nơi đây cũng như nhiều làng bản khác gọi là “pủ xừa”.

Trước khi đến với lễ hội, chúng tôi đã được ông Sầm Thanh Hoài - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Tiến thông tin rằng: “Pủ xừa” là lễ hội thường niên của cộng đồng người Thái xã này. Tuy nhiên, vì ít được quảng bá nên không có nhiều người biết đến”. 

Người dân bản Hồng Tiến 2 chuẩn bị mâm cúng để đi ra khu vực tổ chức lễ pủ xừa. Ảnh: Hữu Vi 

Phong tục lạ: Chú rể được nhà gái biếu tiền trong lễ cưới

Đối với người Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An), trong lễ cưới, chú rể và cô dâu sẽ phải đi rót rượu mời họ hàng trong tư thế quỳ gối để tỏ lòng trân trọng. Đổi lại, họ sẽ nhận được tiền từ người dự cưới. Tập tục này đã tồn tại từ nhiều thế hệ nay. 

Chú rể miền Tây Nam bộ lạ lẫm trong lễ cưới của chính mình
Càng về những tháng cuối năm, nhiều làng bản ở huyện Con Cuông rộn ràng không khí vui tươi của nhiều đám cưới. Nhiều năm trở lại đây, những đám cưới ở địa bàn người Thái này đã có nhiều thay đổi, nhất là khi những người trẻ đi làm ăn xa kết hôn với người địa phương khác. Dẫu vậy thì một số tục lệ xa xưa vẫn được người dân duy trì. Điều này tạo nên nhiều thú vị đối với những người đến từ địa phương khác. 

Chú rể Võ Thành Nam bên vợ mới cưới của mình. Ảnh: Hữu Vi 

5 thg 11, 2019

Truông Bồn xanh những tri ân

Đã chẳng thể nhớ rõ bao lần về với Truông Bồn trong ngày cuối tháng Mười tưởng niệm? Vậy mà mỗi dịp trở lại, vẫn cứ ngỡ ngàng trước những đổi thay nơi mảnh đất một thời được mệnh danh là “túi bom”, “tọa độ lửa”. Có một “Truông Bồn đỏ” trong sử vàng dân tộc, gắn liền với chiến công, sự hy sinh anh dũng của 13 liệt sỹ TNXP, thì sau hơn nửa thế kỷ, đã hiện hữu một “Truông Bồn xanh” trong những tri ân. 

Toàn cảnh khu di tích lịch sử Truông Bồn. Ảnh: Thành Cường 

26 thg 10, 2019

Khám phá hang động dài hàng cây số ở miền Tây xứ Nghệ

Hang Thăm Binh (bản Cắm, xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong) được xem là một trong những hang núi kỳ vĩ ở miền Tây Nghệ An. Ngoài cảnh sắc thì hang động này còn có dòng nước trong xanh xuyên suốt hàng cây số. 

Khác với nhiều hang động ở miền Tây Nghệ An, hang động Thăm Binh nằm ngay trên tuyến đường từ bản Cắm đi bản Huồi Máy. Nơi đây xe ô tô có thể ra vào dễ dàng, thuận lợi cho du khách gần xa đến để thưởng ngoạn, ngắm cảnh. Ảnh: Hồ Phương 

Kỳ bí chiếc thẻ tre 'nối' thế giới tâm linh của thầy mo người Thái Nghệ An

Hầu như thầy mo nào cũng có một đôi thẻ tre. Đây là một trong những công cụ thực hành tâm linh của họ. Người ta tin rằng với những chiếc thẻ tre được vót, chuốt khá cẩn thận, thầy mo có thể liên lạc với thế giới tâm linh. 

“Liên lạc” với đấng siêu nhiên
Cũng như nhiều thầy mo khác, thầy mo Cụt Thanh Hải trú ở bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn luôn mang theo một đôi thẻ tre khi làm lễ. Đôi thẻ tre ấy có thể được ông mang từ nhà đi, hoặc cũng có khi đến nơi hành lễ mới chặt tre, nứa để làm bởi nó cực kỳ đơn giản. 

Thầy mo Cụt Thanh Hải làm lễ cúng rẫy. Ảnh: Hữu Vi 

14 thg 10, 2019

Ấn tượng những giá hầu đồng đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

3 năm sau khi Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các hoạt động nghi lễ đặc sắc gắn liền với di sản này diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương. Ấn tượng nhất trong số đó là nghi lễ hầu đồng. 

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Theo các nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng, Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tương ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ: Thiên phủ (miền Trời), Nhạc phủ (miền rừng núi) và Thoải phủ (miền sông nước). Đứng đầu mỗi phủ là một vị thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Trong ảnh là quang cảnh một điện thờ Mẫu điển hình.