Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 5, 2021

Hiểu thêm về một câu ca dao

“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền,
Anh thương em thì cho bạc cho tiền,
Ðừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê”

Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc với người dân Cần Thơ nói riêng, người dân ÐBSCL nói chung. Thế nhưng xung quanh câu ca dao này lại tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Bài viết này xin góp nhặt ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, nhằm giúp độc giả hiểu thêm về câu ca dao tuy không đề cập đến địa danh Cần Thơ, nhưng ca ngợi Cần Thơ trù phú, trữ tình.

Chợ Cái Răng “trên bến dưới thuyền”, sầm uất từ trăm năm trước. Ảnh: DUY KHÔI

16 thg 8, 2020

Thăm thánh đường xưa ở xứ cù lao

Trên cù lao khuất nẻo giữa sông Tiền, một ngôi thánh đường theo kiểu Tây phương xuất hiện tại vùng sông nước như thế này làm cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thích thú. Nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được Pháp xây dựng vào năm 1877 và được xem là một trong những nhà thờ xưa nhất miền Nam. Nhiều năm qua, nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của bà con họ đạo tại địa phương mà còn là điểm tham quan hấp dẫn du khách gần xa.

Triều Âm Tự

Triều Âm Tự (tên dân gian là chùa Trà Bông, chùa Ông Chín Hứa) là ngôi chùa theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Chùa được ông Đặng Văn Ngoạn (tục gọi ông Đạo Ngoạn) sáng lập tại thôn Nhị Mỹ, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp). Đây là một trong những nơi hiếm hoi còn lưu giữ được lọn tóc của Phật Thầy Tây An. 

Ngôi thờ Chùa Ông Chín với lối kiến trúc như một ngôi nhà cổ Nam bộ. Ảnh: THANH THUẬN 

16 thg 7, 2020

Một vài suy nghĩ về địa danh Đầu Sấu

Những con sấu nuôi nặng 90 kg.

Gần đây, các phương tiện truyền thông đưa tin anh Trần Văn Út ở KV1, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, trong lúc mò cá đã phát hiện được một mảng xương hàm trên của cá sấu lớn khổng lồ tại sông Cái Răng, nơi gần Vàm Đầu Sấu khiến cho nhiều người hết sức quan tâm. Nhân dịp này, tôi xin được tham gia một vài ý kiến về sự hình thành địa danh “ Đầu Sấu”.

22 thg 6, 2020

Vườn du lịch sinh thái hấp dẫn ở Cờ Đỏ

Gần đây, khách tham quan đến huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ thường tìm đến vườn du lịch sinh thái của chị Ngô Thị Thảo tại ấp Thạnh Phước 2, xã Trung Thạnh. 

Khách tham quan vườn sầu riêng của chị Ngô Thị Thảo. 

Đây là một khu vườn rộng trên 10.000 mét vuông, trồng nhiều loại cây đặc sản như sầu riêng Ri6, măng cụt, bòn bon. Trong vườn chủ nhân bố trí nhiều chòi lá mát rượi. Trong và ngoài chòi trang bị nhiều bàn ghế, võng cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn.

10 thg 6, 2020

Căn nhà màu tím ở Cần Thơ

“Căn nhà màu tím” là tên điểm thưởng thức cà phê, phim trường tọa lạc trên đường Chí Sinh, phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Đúng như tên gọi, từ căn nhà, chi tiết trang trí đến chiếc xe đạp, xích đu, ghế ngồi… ở nơi này đều tràn ngập sắc tím. Tím nhạt, tím sen, tím đậm, rồi tím rịm… màu tím “đốn tim” du khách khi đến đây. 

* Xứ sở của màu tím 


Điểm tham quan bắt mắt người xem từ chiếc cổng màu tím và giàn hoa ti-gôn tím. 

4 thg 6, 2020

Gỏi măng cụt

Không chỉ nức tiếng với vườn cây trái, huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) còn có những món ngon độc đáo được người dân chế biến từ những loại trái cây đặc sản như gà um dâu hạ châu, ổi chiên giòn, gỏi chôm chôm... trong đó khá đặc biệt là gỏi măng cụt. 

Gỏi măng cụt. 

22 thg 11, 2017

Tứ Kiệt chống Tây

"Tịnh vi dân, động vi binh", những người nông dân chân chất trở thành anh hùng trong lửa đạn chiến tranh. Hình ảnh 4 vị anh hùng mà người dân Cai Lậy, Tiền Giang quen gọi là Tứ Kiệt cũng vì thế mà sống mãi. Ngày nay, về Cai Lậy hỏi lăng Bốn Ông thì hầu như ai cũng biết và truyền nhau những câu chuyện chống Pháp oanh liệt của các ông vào cuối thế kỷ XIX.

Những anh hùng chân đất


Lăng Tứ Kiệt tọa lạc tại đường 30 Tháng 4, thị trấn Cai Lậy, sừng sững, uy nghi. Hằng ngày bà con trong vùng vẫn khói hương nghi ngút. Trên cổng chính là dòng chữ “Lăng Tứ Kiệt” trang trọng, hai bên là câu đối ca ngợi chiến tích, công lao của bốn ông, cũng là lòng thành kính, tưởng niệm của thế hệ sau:

“Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm;

Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn”


Một góc Lăng Tứ Kiệt.

1 thg 11, 2017

Những cung đường đặc sản Cần Thơ

Ở Cần Thơ, có nhiều cung đường quanh năm tấp nập người mua bán nông sản, trái cây. Hương đồng, không gian miệt vườn lan tỏa qua những đặc sản quê nhà ngon lành, những nụ cười tươi rói của người dân Cần Thơ mến khách. Đó còn là chuyện mưu sinh của những cuộc đời gắn với nghề mua gánh bán bưng.

“Quẹo lựa! Quẹo lựa!”


Cung đường đặc sản lâu đời và nổi tiếng ở Cần Thơ phải kể đến lộ Vòng Cung, đoạn từ qua cầu Trường Tiền (xã Mỹ Khánh) đến tận xã Tân Thới, huyện Phong Điền, nhưng rôm rả nhất là đoạn gần Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam. Ở Cần Thơ, đường lộ mới mở, bà con lại đem con cá, cọng rau, trái cây vườn nhà ra để bán, lâu dần thành nghề. Đó là quy tắc chung cho sự ra đời của những “cung đường đặc sản”. Có thể kể đến quốc lộ 91B, đường Võ Văn Kiệt, đường nối Cần Thơ- Vị Thanh, Bốn Tổng- Một Ngàn… Nét dân dã từ cách bài trí, hàng hóa đến sự chân chất của người bán đã trở thành đặc trưng. Nhất là kiểu mua bán thiệt tình, chào mời dễ thương: “Mua gì quẹo lựa chị ơi!” đã khiến những sạp hàng ven đường có sức hút đến lạ.

Cô Điệp (phải) người có thâm niên bán trái cây gần 20 năm ven lộ Vòng Cung, đoạn thuộc thị trấn Phong Điền. Ảnh: ĐĂNG HUỲNH

26 thg 7, 2017

Sông rạch xứ Cà Mau

Theo tư liệu, địa danh Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc, được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau", có nghĩa là "nước đen", bởi lá tràm của rừng U Minh bạt ngàn rụng xuống phân hủy làm đổi màu nước. Khám phá những con sông, rạch của xứ Cà Mau sẽ cho ta hiểu thêm về vùng đất:

"Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um".


Có một điều khá đặc biệt là các sông rạch của Cà Mau không nằm trong hệ thống tự nhiên của sông Cửu Long như phần lớn sông rạch ở các tỉnh khác của Tây Nam bộ. Nó được nối, thông với sông Hậu bởi những con kênh do người Pháp đào ở thế kỷ trước như kinh Cái Côn – Phụng Hiệp, kinh Quản Lộ, Cái Lớn - Trèm Trẹm, Bạc Liêu- Cà Mau. Đặc biệt hơn, sông rạch ở Cà Mau đều có giai thoại, sự tích về nguồn gốc xuất xứ tên gọi.

Xóm ven sông xã Đất Mũi.

25 thg 4, 2016

Đôi nét về vài địa danh cũ chợ Cần Thơ

Nói chợ Cần Thơ (chỗ nhà lồng cổ) thì người ta nhớ chợ Hàng Dương nơi đây có hàng dương cao cạnh sông rất đẹp, bà con nhóm chợ trên bờ hàng dương. Hàng Dương có bến tàu đi các tỉnh và trong tỉnh. Năm 1915, chính quyền Sài Gòn (người Pháp) xây chợ Sài Gòn (chợ Bến Thành) và chợ Bình Tây thì đồng thời chính quyền Cần Thơ thời đó (người Pháp) cùng xây dựng nhà lồng chợ Cần Thơ (nay gọi là nhà lồng chợ cổ). Từ bến Hàng Dương giáp đầu đường Ngô Quyền có cột lồng đèn cao, ba ngọn đèn tỏa sáng khi có nhà máy đèn Cần Thơ.

Ngày 22-10-1956 thời tỉnh trưởng Đặng Văn Quang (từ tháng 1-1956 đến tháng 4-1957) tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Đến 1958 tỉnh trưởng Đổ Văn Chước (từ tháng 4-1957 đến tháng 12-1959) đổi tên bến Hàng Dương thành bến Ninh Kiều ngày 7-8-1958. (Ninh Kiều là sự tích Bình định Vương Lê Lợi đánh bại quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) tại Ninh Kiều đất Bắc xưa nay thuộc Hà Tây, Hà Nội). Nhà lồng cổ Ninh Kiều nay, trước đây tỉnh trưởng người Pháp Tholance (từ tháng 3-1915 đến tháng 11-1915) khởi công xây, đến tỉnh trưởng Caillard (từ 11-1915 đến 4-1917) thì khánh thành mua bán từ đó. Từ chợ đi lên tới ngã ba sông Pháp xây dinh thự Pháp ở, lính đồn trú, ta gọi Bungalo, sau này là nhà hàng Ninh Kiều cả khách sạn Quân Khu.

Từ chợ đi xuống tới cầu Xéo, nói cầu Xéo chớ nay không còn cầu, lúc trước Nhà nước xây cầu (gỗ xi măng) xéo để cho ghe chài đưa hàng lên (nay là chợ Tân An). Nơi đây nhà máy cưa gỗ, gạo, than, củi, hàng tiêu dùng, cá mắm các nơi đến chợ Cần Thơ bán tấp nập.

13 thg 7, 2015

Đình Khao một thuở

Chùa Bửu Lâm

Phưởng phất xa đưa ngọn khói trầm, 
Đình Khao cảnh cũ rất thương tâm.
Trước kia rộn rịp người lui tới,
Non nước bây giờ khách viếng thăm.
Cám cảnh người xưa đà khuất bóng,
Tưởng công tông tổ mấy trăm năm.
Chắp tay vái lạy trời mây thẳm,
Phù hộ muôn dân buổi cát lầm

Sách “Vĩnh Long xưa”, trang 143)

Chúng tôi tìm đến Đình Khao, một di tích văn hóa dân gian mang đậm huyền thoại qua không ít thăng trầm của đất Vĩnh Long.

2 thg 4, 2013

Chùa Bánh Xèo

Chùa Bánh Xèo tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa cổ, qua nhiều đời trụ trì, đã xuống cấp. Chính vì vậy mà thượng tọa trụ trì đương thời, Thích Thiện Chí đã tiến hành xây dựng, tôn tạo cho thêm phần uy nghi, tôn nghiêm bắt đầu từ vài năm nay. 


Chùa Bánh Xèo còn có tên gọi dân gian khác là chùa Phật Nằm. Vì, bên phải trước chánh điện có tượng Phật nằm khá lớn. Tượng này, qua thời gian xuống cấp, cũng đang được tôn tạo cho thêm phần uy nghiêm, tôn kính. Hiện nay, đến chùa, đập vào mắt khách thập phương là Đài Quan Âm tọa lạc bên trái trước chánh điện. Đài gồm tượng Phật Quan Âm và hòn non bộ phía sau lưng có dòng thác róc rách tuôn chảy suốt ngày đêm. Đài có diện tích 5,5mx7m, với số tiền xây dựng khoảng 200 triệu đồng.

17 thg 3, 2013

Bò một nắng, muối ớt kiến vàng

Đến Phú Yên, người ta nghĩ ngay đến tôm hùm Sông Cầu hay hải sản đầm Ô Loan nhưng ít ai nghĩ rằng, Phú Yên vẫn có một đặc sản không phải là hải sản: bò một nắng.


Bò một nắng chấm muối ớt kiến vàng

Vào một quán ăn dọc bờ kè ở trung tâm thành phố Tuy Hòa, chúng tôi được giới thiệu món bò một nắng. Thoạt nghe, cứ tưởng mực một nắng nhưng được chế biến theo một cách làm nào đó. Hỏi kỹ lại, đó là thịt bò. Món ăn này lại thưởng thức cùng với muối ớt kiến vàng, loại ẩm thực dân gian hiếm hoi còn sót lại.


10 thg 1, 2013

Lẩu cháo cua đồng Bến Tre



Canh cua đồng rau đay là món Bắc chính hiệu. Lẩu cháo cua đồng có xuất xứ từ món này và có lẽ chỉ có ở Thị xã Bến Tre (tỉnh Bến Tre).

Cô chủ quán Hồng Thủy trên đường tránh Quốc lộ 60 cho biết, cô là người đầu tiên ở địa phương mở quán bán món này từ hơn hai năm nay. Và hiện giờ có rất nhiều người mở quán bán món lẩu “chạy hàng” này hai bên quán cô.

Cua đồng cô Thủy mua ở Đồng Tháp về, rửa sạch, tách mai và yếm bỏ. Gạch cua lấy từ yếm ra, trộn với một số gia vị, để riêng. Phần còn lại của cua xay nhuyễn, hòa nước lạnh, quậy đều, lược lấy nước cốt. Nồi cháo gạo ngon nấu nhừ với đậu xanh cà, nấm rơm cho vào lẩu, nêm nếm vừa ăn rồi mới cho nước lọc cua vào cùng với hành lá xắt nhỏ và gốc hành. Sau cùng cho lớp gạch cua phi với hành thơm nức lên làm mặt.

30 thg 7, 2012

Bánh bèo bì


Bánh bèo là món ăn phổ biến ở khắp đất nước. Nhưng bánh bèo bì thì chỉ có một vài nơi. Bình Dương là nơi bánh bèo bì được coi như một đặc sản địa phương được nhiều du khách nhớ.

Làm bánh bèo bì cực nhất là khâu làm bột. Bánh bèo không cần chọn gạo ngon đặc sản mà chỉ dùng loại gạo thông thường. Vấn đề ở chỗ là cách làm kỹ lưỡng. Vì thế, người ta bảo trong bánh bèo bì ở Bình Dương chứa cả tấm lòng.

Trước hết, gạo được vo qua nước nhiều lần cho sạch cám rồi ngâm một đêm trong nước. Hôm sau, gạo được lấy ra “rửa” trong nước sạch nhiều bận cho đến khi hết vị chua rồi đem xay nhuyễn thành bột. Người ta để bột vào bao vải, cột chặt rồi lấy vật nặng dằn lên, thường là dùng cối xay bột bằng đá để dằn. Để qua một đêm, nước trong bột rút đi, để lại những miếng bột trắng tinh. Bột được phơi khô sẵn sàng làm bánh.