Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 5, 2018

Dân tộc tại chỗ ở Đồng Nai

Trong số các cư dân của Đồng Nai xưa, có 4 dân tộc được xác định là dân tộc tại chỗ, có mặt từ rất lâu đời gồm: Chơro, Mạ, S’tiêng và K’ho. Trong đó, 2 dân tộc Chơro, Mạ được đánh giá có nền văn hóa riêng, đặc sắc và có tác động nhất định đến không gian văn hóa vùng Đông Nam bộ. 

Người Chơro Lý Lịch (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) biểu diễn cồng chiêng ở nhà dài. 

Trong lịch sử phát triển, dân tộc Chơro là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở vùng đồi núi thấp phía Nam, chủ yếu sinh sống tập trung ở khu vực miền Đông Nam bộ. Theo số liệu điều tra, người Chơro ở Đồng Nai hiện chiếm 56,5% tổng số người Chơro trong cả nước, cao nhất so với các tỉnh, thành trong khu vực (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương). Còn người Mạ chủ yếu sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng - trước đây gọi là vùng Đồng Nai Thượng (chiếm tỷ lệ gần 80%), số còn lại ở Đắk Nông (14,4%) và Đồng Nai, sinh sống tập trung ở 2 huyện Định Quán và Tân Phú. Cả 2 dân tộc đều thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

Dấu ấn người Hoa ở Đồng Nai

Có mặt từ rất sớm tại vùng đất Đồng Nai, khởi đầu là nhóm Hoa kiều của Trần Thượng Xuyên vào năm 1679, cộng đồng người Hoa đóng góp rất quan trọng trong quá trình mở cõi và phát triển kinh tế của Đồng Nai, đồng thời tạo dấu ấn văn hóa độc đáo nơi vùng đất mới. 

Miếu thờ Tam vị tổ sư (còn gọi là miếu Bà Thiên Hậu, phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) do người Hoa lập cách đây mất trăm năm 

Trong lịch sử, cộng đồng người Hoa từ Trung Quốc di cư đến Đồng Nai thành nhiều đợt, gồm các nhóm phương ngữ: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hẹ - Sùng Chính, trong đó có số ít là Hải Nam (còn được gọi là nhóm Hoa bốn bang); sau này còn có thêm nhóm người Hoa từ tỉnh Hải Ninh di cư vào Đồng Nai, hiện chiếm hơn 80% số người Hoa của cả tỉnh.

Võ đường họ Mã trên đất Biên Hòa

Cây bằng lăng nhỏ, nơi bà Chi đặt quán cà phê “cóc” trên đường 30-4 (hẻm 39, KP.3, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa), giờ to bằng một vòng tay. Thời gian cây trưởng thành cũng là từng đó năm thầy, trò phái Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn ở Biên Hòa chọn điểm này ngồi nhâm nhi cà phê tiếp giao bạn bè, môn đệ vào các buổi sáng. 

Lão võ sư Mã Thanh Hoàng trình diễn một thế võ Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn. 

Người đầu tiên truyền bá môn võ phái Hồng Mi Đạo Nhơn vào Biên Hòa là lão võ sư Mã Thanh Hoàng (tên thật là Đinh Quốc Hưng, 76 tuổi, Chưởng môn phái Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn tại TP.Biên Hòa).

Mạch nguồn hào khí Đồng Nai

320 năm qua, tên gọi Đồng Nai vinh danh trong sử dân tộc với hào khí Đồng Nai nức tiếng oai hùng, hiển hách. Trong đó, không thể không nhắc đến những con người với những tính cách nổi bật tạo nên hào khí Đồng Nai rất đỗi tự hào. 

Ông Nguyễn Đức Thùy (76 tuổi, ở hẻm 39, KP.3, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa) trông giữ mộ Trịnh Hoài Đức đã 25 năm. 

Tính cách của người Đồng Nai ra sao? Đó là những người vừa có sự hào sảng của một vùng đất luôn “mở lòng”, vừa có khí phách, tài ba, cương trực, dũng cảm của lớp người mở cõi.

27 thg 5, 2016

Mai một làng bánh tráng

Theo những người cao tuổi trong ấp 3, xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) thì nghề làm bánh tráng gạo có ở đây gần 100 năm. Trước đây, nhiều gia đình trong ấp sống bằng nghề làm bánh tráng, nhưng nghề này hiện đang mai một dần.

Bà Lại Thị Ba, ấp 3, xã Thạnh Phú có thâm niên làm bánh tráng gạo gần 60 năm. 

Đến Đồng Nai, ngoài đặc sản bưởi Tân Triều, nhiều người còn nhắc đến trà Phú Hội và bánh tráng Thạnh Phú (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu). Bánh tráng Thạnh Phú không chỉ nổi tiếng ở Đồng Nai mà một số tỉnh, thành lân cận cũng biết tiếng.

21 thg 5, 2016

Trái ươi đặc sản rừng

Từ nhiều năm nay rừng Đồng Nai đã đóng cửa. Người "làng rừng" vùng chiến khu Đ không còn mấy ai được vào lượm trái ươi rụng đầy dưới gốc cây khi ve sầu bắt đầu cất tiếng hát. Nhưng không phải năm nào cũng có, "mùa ươi" có khi hai, ba năm mới trúng một lần. Do vậy, trái ươi ngày càng đắt đỏ.

Trái ươi phơi khô và ngâm nước nở ra làm thức uống giải nhiệt tốt.

Người viết đã một lần được theo chân các cán bộ kiểm lâm của Lâm trường Vĩnh An cho vào rừng để săn ươi. Nói là săn bởi vì trái ươi đã hiếm lắm rồi. Để hái trái còn tươi nguyên, các thợ săn phải leo lên cây mé nhánh. Ươi là loại thân cây to, cao cả chục mét. Do vậy, để mé được nhánh, thợ săn leo trèo giỏi. Mỗi cây có thể cho từ 30- 50kg trái tươi. Trái ươi tươi đem về phơi vài nắng, khô lại còn bằng đầu ngón tay giữa của người lớn thì có thể cất vào nơi khô ráo hàng tháng có khi vài năm vẫn không bị hư.

20 thg 5, 2016

Lao xao mùa ngâu chín

Trong mâm ngũ quả chưng trên bàn thờ gia tiên ngày tết của nhiều người dân cố cựu ở Biên Hòa, Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), Tân Uyên, Dĩ An (tỉnh Bình Dương) ngoài thứ không thể thiếu là bưởi Tân Triều, còn có một loại trái cây rất được ưa chuộng là ngâu. Cho đến giờ, trong cả nước không ghi nhận được nơi đâu có loại trái này. Ngâu gần như là đặc sản chỉ có ở vùng Đại An (nay là xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu). Trái ngâu chín tỏa một mùi thơm đặc trưng và để được lâu ngày không thua kém gì bưởi. Mùi thơm của ngâu trong mâm ngũ quả kết hợp với mùi bông vạn thọ tạo thành hương sắc độc đáo cho cái Tết Nguyên đán của một thời chưa xa lắm trên vùng đất Biên Hòa.

Trái gì lạ quá!

Bà Nguyễn Thị Trung Hiếu, 43 tuổi, nhà ở phường Quang Vinh (TP. Biên Hòa) chuyên nghề bỏ mối bánh kẹo, có chồng người xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu) 4 năm nay cũng tham gia vào việc bán trái ngâu tết. Bà mua ngâu tại nhà vườn ở Tân An, dú khí đá rồi chở lên Biên Hòa bán ngay bên lề đường trước nhà mẹ ruột. Bà Trung Hiếu cho biết, ngâu năm nay chín sớm và bán rất được giá (40-45 ngàn đồng/kg, năm rồi chỉ 30-35 ngàn đồng/kg). Là người bán ngâu kém thâm niên nhất, không ít lần phải nghe những nam nữ thanh niên đi chơi ngang qua nhìn đống ngâu chất bên đường, ngừng xe lại hỏi: “Trái gì lạ quá vậy? Và ăn làm sao?”… Ấy vậy, bà Trung Hiếu cũng có khá đông khách hàng là mối quen đặt mua mỗi người 10kg để ngâm rượu, còn lại là khách đến mua ngâu chín đập vỏ ăn tại chỗ. Với số vỏ bỏ lại, bà cân bán cho người sành rượu ngâu với giá trên 200 ngàn đồng/kg, tùy theo việc thu được nhiều ít.

Chùm ngâu còn xanh trái trên cành. 

11 thg 5, 2016

Mùa săn nấm mối

Nấm mối là đặc sản do thiên nhiên ban tặng. Mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7, và những “thợ săn” phải rất nhanh nhạy, dạn dày kinh nghiệm mới thu hoạch được loại đặc sản đắt tiền này.
Nhiều năm qua, nấm mối đã trở thành món đặc sản quý hiếm được nhiều người ưa thích. Do mọc tự nhiên trong các vườn cây nên việc tìm kiếm khá công phu. Vào mùa, rất nhiều người rủ nhau đi săn nấm mối và rỉ tai nhau khá nhiều chuyện ly kì xung quanh việc tìm nấm mối.

Gian nan tìm đặc sản

Chúng tôi tìm đến nhà ông Đinh Văn Hùng ở ấp 4, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) - người có thâm niên hơn nửa thế kỷ săn tìm nấm mối. Tiếp chúng tôi là lão nông dáng người cao gầy, gương mặt khắc khổ đầy những nếp nhăn, dường như ông đã trải qua cuộc sống khá vất vả. Hỏi về chuyện tìm nấm mối, ông Hùng nói: “Năm nay mưa ít, nấm mối có trễ, tôi đã đi tìm 4-5 đêm liền nhưng chưa gặp được ổ nấm mối nào. Người nào may mắn cũng chỉ tìm được ổ nhỏ khoảng 1-2 kg”.

Cả ngày chị Nguyễn Xuân Thảo, ấp 10, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) mua gom được hơn 1kg nấm mối. 

10 thg 5, 2016

Kiếm tiền từ trứng kiến

Có màu trắng đục, kích cỡ như hạt gạo nếp, giàu chất dinh dưỡng, trứng kiến thường được người nuôi chim, cá cảnh tìm mua làm thức ăn cho chim, cá.

Đi lùng trứng kiến

Mùa mưa là thời điểm loài kiến rủ nhau kéo đàn xây tổ trên khắp cành cây, ngọn lá. Những người săn trứng kiến phải phá lớp vỏ lá cây, hoặc mùn khô bên ngoài mới lấy được những hạt trứng kiến trắng, tròn như hạt gạo nếp. Công việc săn lùng trứng kiến khá thú vị, khiến chúng tôi cũng bị cuốn theo bước chân của những người săn trứng kiến vào những vạt rừng sâu.

Người lấy trứng kiến phải dùng vợt đưa vào dưới tổ rồi lay nhẹ cành cây để trứng rơi vào bên trong. 

9 thg 5, 2016

Lặng lẽ mùa cá bay

Dân sành điệu về ẩm thực đồng quê cho rằng Đồng Nai có ít nhất là hai món ăn được kết hợp từ sản vật thiên nhiên tại chỗ rất độc đáo mà không nơi nào khác có được. Đó là món chem chép nấu điều của người dân vùng mặn lợ ở các xã cận kề Chiến khu rừng Sác thuộc huyện Nhơn Trạch. Còn vào mùa mưa, ở Vĩnh Cửu - vùng cửa ngõ vào Chiến khu Đ thì lại xuất hiện một món ngon độc đáo, từ lâu đời đã đi vào ”bộ nhớ” của dân gian bằng câu ca dao khá phổ biến: "Cá bay ăn với đậu rồng. Dù có xa mấy sông, mấy rạch lội, mấy đồng em cũng theo”. Món cá bay đậu rồng dân dã có chi mà hấp dẫn đến vậy?
CÁ BAY LÀ CÁ GÌ?

Vùng đất Bình Hòa - Tân Bình nằm phía bờ Nam sông Đồng Nai, có con rạch lớn ăm ắp phù sa cung cấp nước quanh năm là một trong những nơi định cư sớm nhất của người Việt trong quá trình mở cõi phương Nam. Từ hàng trăm năm trước, rạch Tân Triều liên thông với sông Đồng Nai đã hình thành ở khu vực ngã tư một thương cảng khá tấp nập có tên là Bến Cá. Thương cảng này là chợ đầu mối, trong đó mặt hàng chủ lực là các loại cá đồng, tôm càng xanh... Cũng từ đầu mối giao thương này giới tiểu thương, khách thương hồ... có dịp thưởng thức một món ngon không nơi nào khác có, đó là món cá bay um cuốn bánh tráng rau sống, chấm nước mắm tỏi ớt với đủ mùi vị cay chua mặn ngọt, đặc biệt là cái vị nhẫn nhẫn đăng đắng của con cá, thưởng thức một lần rồi khó quên. Từ đó, món cá bay Tân Triều lại càng được nhiều nơi biết đến.

Cá bay Tân Triều.

Sóc đất vùng Soclu

Gần đây ở vùng Gia Kiệm-Sóc Lu (huyện Thống Nhất) xuất hiện một món ăn hấp dẫn. Đó là sóc đất nướng, thịt sóc dai và giòn hơn thịt chuột đồng, việc phân biệt cũng khá dễ nhờ phần đầu con sóc lớn hơn chuột .


14 thg 12, 2015

Đời người qua nhịp trống chầu

Kiểm tra từng chiếc đinh đóng trên thành trống, ông Hồ Văn Ổi (76 tuổi, ngụ KP.5, phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) là Hương cổ (người đánh trống trong dịp lễ tế) của đình Tân Bản (KP.5, phường Bửu Hòa) nói với chúng tôi “Từ xưa, có việc gì cần họp dân đều phải đánh trống để mọi người kéo tới đình làng. Bây giờ, trống chiêng không còn sử dụng để họp dân nữa, nhưng với chúng tôi đó là một phần lịch sử không bao giờ bị lãng quên của vùng đất này…”.

Cổng đình Tân Bản. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

* Truyền đời đánh trống chầu

Trong tiết trời đầu xuân mát dịu, ông Ổi chậm rãi thắp nhang trầm ở các lư hương bên trong đình, rồi khệ nệ khiêng cái trống chầu ra ngoài sân để lau bụi. “Trống là linh hồn của các buổi lễ tế, là thứ được gióng lên ngoài trận tiền, trong các dịp lễ hội, vì vậy trống phải thường xuyên được kiểm tra để tránh gặp sự cố trong khi sử dụng. Như cái trống này, theo như những người giữ đình đời trước kể lại thì nó đã có từ lúc đình được nhận sắc phong của vua Tự Đức vào năm 1852, tôi cũng không rõ lắm mà chỉ biết nó đã được sử dụng từ rất lâu rồi…”, ông Ổi đưa tôi xem những chiếc trống đang được cất giữ trong đình.

2 thg 12, 2011

Xôi chiên phồng Biên Hòa

Tân Hiệp quán là nhà hàng nổi tiếng ở Biên Hòa. Lúc mới mở, Tân Hiệp Quán nằm trên đường Hàm Nghi (nay là đường Cách mạng tháng 8) trên bờ sông Đồng Nai, do bà Huỳnh Thị Sớm thành lập từ năm 1952. Chỉ có khách hàng là dân đạp xích lô, thợ lặn lấy cát, nhân viên kiểm lâm.. với các món chủ yếu là bánh mì patê, bánh bao, hủ tíu, cà phê... Dần dần, Tân Hiệp Quán hình thành các món ăn cầu kỳ như đầu cá bánh canh, chả giò, nem nướng, gan nướng, gà quay, bì cuốn... Nhưng cái món làm cho Tân Hiệp quán "nổi đình nổi đám" và góp phần làm rạng danh kho tàng ẩm thực xứ Biên Hòa là xôi chiên phồng.

Xác lập kỷ lục xôi chiên phồng to nhất tại Liên hoan ẩm thực (TPHCM - 2009)