Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 10, 2023

Cẩm nang du lịch Rừng tràm Trà Sư

Trà Sư là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850 ha nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác dụng quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.

Đến đây, điều dễ nhận thấy nhất là du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, không chỉ bị thu hút bởi không gian xanh với rừng tràm rợp bóng, mà còn được tiếp xúc gần với hàng loạt loài chim, hay động vật hoang dã quý hiếm. Đây là nơi được phát triển để trở thành khu bảo tồn của rất nhiều lớp sinh vật nhiệt đới đang sinh sống ở vùng Tây Nam Bộ.

Phần lõi của rừng tràm Trà Sư nhìn từ trên cao. Ảnh: Trasu Tourist Area

19 thg 10, 2023

Đi chợ trong phum, sóc

Chợ có không gian nhỏ, chỉ hơn chục tiểu thương, nhưng rất xôm tụ náo nhiệt. Điều thú vị là ở những phiên chợ này, người bán và người mua giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Khmer. “Khách lạ” ghé qua chỉ có thể sử dụng vài từ tiếng Kinh quen thuộc hoặc cần đến “thông dịch viên”.


Ở một xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer như Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nét văn hóa còn duy trì cộng đồng còn duy trì rất rõ. Hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sống quần cư trong các phum, sóc. Mọi sinh hoạt diễn ra bên trong “cộng đồng thu nhỏ” này quanh năm bình lặng.

Các gian hàng “di động” chở thực phẩm từ chợ trung tâm len lỏi vào tận nhà dân để bán kiếm lời. Ở những nơi cách xa chợ, bà con rất ủng hộ các xe hàng như thế này.

Nét đẹp trong trang phục đồng bào Chăm ở An Giang

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở An Giang được giữ gìn đến ngày nay là một tín hiệu văn hóa mà họ luôn tự hào. Nét đẹp, tính thẩm mỹ sáng tạo trong từng chiếc khăn, cái nón, thước vải thổ cẩm rực rỡ… đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hút khách.

Phụ nữ Chăm diện những bộ đồ kín đáo, nhưng rất quyến rũ. Nét đẹp ấy sẽ thêm phần kiêu sa khi họ có dịp đội lên đầu chiếc khăn Mispok vào những dịp trang trọng của cộng đồng. Khác với khăn Mispok sản xuất bằng máy thêu, toàn tỉnh An Giang chỉ còn xóm Chăm Châu Giang giữ nghề thêu khăn Mispok thủ công. Giá 1 chiếc khăn từ 850.000 đến hơn 1 triệu đồng.

Góc “chill” trên cánh đồng lũ Vĩnh Lộc

Những ngày này trên các cánh đồng ở vùng kiểm soát lũ xã Vĩnh Lộc (huyện An Phú, tỉnh An Giang), vào buổi sớm hay chiều mát hay cuối tuần, nhiều người dân vùng biên đã tìm đến tận hưởng cảm giác thư giãn cảnh sắc yên bình ở vùng quê bình dị...

Khung cảnh ngập nước một ngày giữa tháng 10 ở các cánh đồng thuộc vùng kiểm soát lũ của xã Vĩnh Lộc trở nên rất thân thương, gần gũi…

9 thg 10, 2023

Hương chúc Bảy Núi

Cây chúc là cây trồng thân thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, xuất hiện ở hầu hết các phum, sóc. Loại cây trồng đặc hữu ở TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) ngày càng có giá trị nhờ được tận dụng chế biến món ăn cho đến sản phẩm chiết xuất tinh dầu.

Nhịp sống mùa nước nổi

Mỗi năm đến mùa nước nổi, bao cảm xúc lại dâng trào trong ký ức của người dân miền Tây. Cảnh đẹp dung dị, sản vật tươi ngon và những cảm xúc vui buồn của những người gắn bó bao đời theo mùa nước nổi luôn là chủ đề không có hồi kết.


Con nước mang theo phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng, hứa hẹn vụ mùa tiếp theo lúa, rẫy tốt tươi.

3 thg 10, 2023

Chiêm ngưỡng những hiện vật của nền văn hóa Óc Eo

Đến huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khi tham quan, khám phá nhà trưng bày văn hóa Óc Eo. Nơi đây trưng bày hàng trăm hiện vật có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.

Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo nằm tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

27 thg 9, 2023

Nghề làm lò đất ở Long Xuyên

Xã hội ngày càng phát triển, theo thời gian, chiếc lò đất dần bị thay thế bằng lò điện, bếp ga, lò vi sóng…. Tuy nhiên, ở một nơi trong nội ô TP. Long Xuyên vẫn có một gia đình gần cả thế kỷ qua vẫn bám trụ với nghề làm lò đất.


Cơ sở sản xuất lò đất của anh Trương Văn Khiêm (sinh năm 1979, ngụ phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) chỉ vỏn vẹn có 3 nhân công, đều là những người hàng xóm của nhau, làm việc từ thời thiếu niên đến nay cho gia đình anh Khiêm, nên rất lành nghề.

26 thg 9, 2023

Những phiến đá kỳ bí ở Bảy Núi

Từ lâu, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ bí trong dân gian. Từng ngọn núi đều có những huyền tích, với những phiến đá có hình dáng lạ kỳ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng…

10 thg 9, 2023

Thơm rơm mùi khói đốt đồng

Mới nhắc tên thôi trong tôi đã dậy lên cái mùi “quê mùa” và cảnh đồng ruộng. Mùi của rơm rạ chỉ xuất hiện trong vụ mùa thu hoạch, gắn với niềm vui trúng mùa, hay nỗi buồn khi thất vụ…

Bình minh ở chợ nổi Long Xuyên

Bình minh mang đến cảm xúc tươi mới, bắt đầu một ngày. Chợ nổi Long Xuyên nằm ở cửa ngõ sông Hậu, bắt đầu địa phận tỉnh An Giang. Hai điều “bắt đầu” ấy gặp nhau, tạo thành trải nghiệm thi vị.


Muốn đón bình minh ở chợ nổi, du khách nên thức sớm, có mặt tại bến phà Ô Môi (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên) khi trời còn mờ mờ tối. Hàng chục chiếc đò lớn nhỏ chờ dưới bến. Gần 6 giờ, đò xuất phát, đi khoảng 15 phút sẽ vào “trung tâm chợ nổi”.

8 thg 9, 2023

Nhịp sống bình yên trên cung đường đẹp nhất Tri Tôn

Đoạn đường bê- tông dài hơn 10km, uốn lượn cắt ngang cánh đồng Tà Pạ và cánh đồng trâm ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) một cách mượt mà. Cảnh đẹp mộc mạc sẵn có từ ruộng, rẫy liên vụ, nông dân sớm chiều lặng lẽ với việc đồng áng… đã thu hút nhiều người khi tìm về Bảy Núi phải ghé qua nơi đây một lần.

Trở lại bến phà xưa

Năm 2017, khi ngày hợp long, thông xe cầu Vàm Cống cận kề, tôi thực hiện bài viết “Chưa xa đã nhớ…”, gom góp niềm bịn rịn về những chuyến phà trăm năm sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Không ngờ, 6 năm sau, tôi lại có dịp trở lại bến phà ngày cũ, nhưng để viết về niềm vui mới!


Theo nhiều người, bến phà Vàm Cống có từ thời Pháp thuộc. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), được địa phương tiếp nhận, quản lý. Nơi đây trở thành địa điểm nổi tiếng, đánh dấu hành trình bước vào hoặc ra khỏi địa phận TP. Long Xuyên - cửa ngõ của An Giang. Bờ bên kia là huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp). Bến phà hồi trước vang danh khắp miền Tây, bình quân hơn 40.000 lượt phương tiện các loại, hành khách qua lại mỗi ngày. Cao điểm lễ, Tết, cuối tuần, số lượng tăng lên gấp đôi.

3 thg 9, 2023

Nét quê bình dị ở cù lao Mỹ Hòa Hưng

Cù lao Mỹ Hòa Hưng, quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được bao quanh bởi sông Hậu, cách trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 3km. Chỉ cách phố thị bởi một chuyến phà, nhưng khi đặt chân lên cù lao đã thấy sự khác biệt, bởi không gian của làng quê xưa, hiền hậu và yên bình. Đó cũng là nét đặc trưng giúp du lịch ở Mỹ Hòa Hưng thu hút du khách gần xa.

Chùa dơi trên cù lao Mỹ Hòa Hưng

Chùa có tên Hưng Long, tọa lạc ấp Mỹ An 1, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ngôi chùa bình dị giữa vùng quê, ngoài nét cổ kính, nội thất còn có nhiều bức tượng niên đại trăm năm. Điều đặc biệt hơn, xung quanh chùa còn có hàng trăm con dơi quạ trú ngụ theo mùa, nên nhiều người vẫn quen gọi là “chùa dơi”.

Chiêm ngưỡng bức tranh “cẩm thạch” Trà Sư

Với vẻ đẹp hoang sơ thiên tạo, kết hợp cùng những nét chấm phá, tô điểm bởi những hạng mục đầy sáng tạo, mang âm hưởng văn hóa dân gian Nam Bộ, rừng Tràm Trà Sư càng trở nên cuốn hút, mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa diễm lệ nên thơ. Đây là điểm đến tuyệt đẹp du khách khó có thể bỏ qua trong chuyến du lịch khám phá miền Tây.

Vào độ tháng 7, 8 âm lịch, khi những cơn mưa kéo về tưới mát cả khu rừng, đây cũng chính là lúc du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng “bức tranh cẩm thạch khổng lồ” mang tên Trà Sư độc nhất vô nhị.

Điểm đến thơ mộng và hấp dẫn với du khách

2 thg 9, 2023

Thú vui bắt cua đồng

Mùa này, trên những cánh đồng ruộng lúa đã thu hoạch xong, chỉ còn trơ gốc rạ, hứng trọn những cơn mưa liên tiếp trút xuống. Nước ngập làm lũ cua bò ra khỏi hang để kiếm ăn và nơi trú ngụ mới. Người dân được dịp hồ hởi rủ nhau ra đồng bắt cua. Cảnh nhộn nhịp gợi lại thú vui dân dã mà nhiều người vẫn thường hoài niệm.


Sau vụ thu hoạch, bên cạnh trò “dí cù”, thì bắt cua cũng vui không kém. Thấy nhóm người thoăn thoát di chuyển bắt cua như chơi, cứ vài bước chân là “lụm” 1 con bỏ vào thùng… ai nấy trên bờ cũng bị “cuốn” theo, chăm chú quan sát.

Đậm đà vị cá linh non

Những ngày này, dạo quanh chợ quê ở An Giang, đã bắt đầu thấy cá linh non được bày bán. Món ngon dân dã đầu mùa lũ này bao giờ cũng khiến người ta phải nhớ, bởi hương vị đậm đà qua bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị trong gian bếp.


Theo con nước phù sa, cá linh non góp mặt ở chợ quê buổi sớm. Nói là chợ sớm, bởi người ta phải tranh thủ gom cá để vào túi, chạy máy ô-xy trong quá trình di chuyển đi các chợ khi đất trời còn tranh tối, tranh sáng.

10 thg 8, 2023

Chiếc máy bay ở cù lao Ông Hổ

Mỹ Hòa Hưng là một xã cù lao, nằm tách biệt TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang). Người dân thôn quê có khi chưa từng di chuyển bằng máy bay lần nào. Nhưng họ lại dễ dàng nhìn thấy chiếc máy bay “hàng thật”, được “đậu” quanh năm suốt tháng ở cù lao.


Chuyên cơ YAK-40, ký hiệu VNA.452, được chế tạo tại Liên Xô. Năm 1978, hơn 1.000 chiếc được sản xuất, sử dụng trong các chuyến bay nội địa Liên Xô và 21 hãng hàng không trên thế giới. Trong đó, 125 chiếc xuất khẩu sang 18 nước. Việt Nam được Liên Xô tặng 4 chiếc.

Rực rỡ sắc màu si rô mùa hạ

Ở khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) có một vườn cây si rô sai trái. Những trái si rô mọc thành chùm màu sắc bắt mắt phủ kín khu vườn...