Hiển thị các bài đăng có nhãn * Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn * Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 4, 2021

Ai qua bến Đà giang

 Ai qua bến Đà giang?

Tui... chưa qua bến Đà giang, cũng chưa từng có dịp đi dọc đoạn sông Đà nào. Thế nhưng trong đầu tui vẫn có những nét khái quát về sông Đà, bởi vì hồi nhỏ tui... có học Địa lý! Chi tiết ấn tượng nhất mà tui nhớ về sông Đà là có một đoạn sông chảy ngay dưới chân Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao nhất Việt Nam. Chi tiết này gợi lên một hình ảnh hùng vĩ và hoang dã về sông Đà.


3 thg 3, 2021

Chùa Phật Lớn trên núi Cấm

Đây là tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Tượng có chiều cao 33,6 m (tính từ dưới chân đế đến đỉnh đầu), diện tích bệ tượng 27 x 27 m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Tượng thuộc chùa Phật Lớn, chánh điện nằm cách đó không xa. Ngày 29/5/2013, tượng được công nhận là Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á.


20 thg 2, 2021

Chuyện Thầy Thím ở núi Sập

 Nhắc đến Thầy Thím là người ta nghĩ ngay đến Dinh Thầy Thím ở La Gi, Bình Thuận. Sự tích Thầy Thím nơi đây được truyền tụng rất nhiều, được ghi chép và kể lại khắp miền Trung và Nam bộ chớ không chỉ ở La Gi. Dinh Thầy Thím rất uy nghi, to rộng, có tiếng là linh thiêng, hàng năm đều có lễ hội trọng thể. Lại còn có cả khu mộ Thầy Thím nữa.


Câu chuyện về Thầy Thím được tóm tắt thế này: Thầy là một đạo sĩ tài năng, giàu lòng nhân ái ở Quảng Nam, Thím là vợ của Thầy. Do bị vua xử oan ức, Thấy và Thím cỡi rồng bay về phương Nam, đến trú ngụ tại làng Tam Tân, thuộc La Gi. Từ đó Thầy Thím ra sức giúp đỡ dân làng về nhiều mặt. Khi hai người mất, dân làng biết ơn nên lập dinh để thờ.

Tưởng đâu câu chuyện Thầy - Thím này là độc nhất, nhất là việc ghép giữa Thầy và Thím khá lạ, thế nhưng xuôi về phương Nam ta lại bắt gặp câu chuyện Thầy Thím với mô-týp tương tự.

Thoại Sơn, An Giang, tức Núi Sập, nơi diễn ra câu chuyện Thầy Thím

18 thg 2, 2021

Chùa Xà Tón ở Tri Tôn

 Ở cách thành phố Long Xuyên khoảng trên 50 km, thuộc huyện Tri Tôn có một ngôi chùa Khmer nổi tiếng. Đây được xem là ngôi chùa Khmer tiêu biểu nhất, lớn nhất và xưa nhất ở An Giang. Tên chùa là Xvayton, viết là ស្វាយទង.


Toàn cảnh chùa Xà Tón. Ảnh Bùi thị Đào Nguyên trên Wikipedia

15 thg 2, 2021

Tà Pạ

 Có lẽ dân du lịch - săn ảnh biết đến cái tên Tà Pạ là từ cánh đồng Tà Pạ. Người ta nói với nhau rằng ở phía Nam cũng có nơi có ruộng bậc thang giống như những ruộng bậc thang vốn đã rất nổi tiếng ở Tây Bắc, nơi đó là Tà Pạ. Thật ra không hẳn như thế, nhưng cánh đồng Tà Pạ cũng là cảnh đẹp thu hút mọi người.


Cánh đồng Tà Pạ nằm dưới chân núi Tà Pạ và Cô Tô cách thị trấn Tri Tôn khoảng 1km, thuộc địa phận xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cánh đồng Tà Pạ được xem là cánh đồng độc đáo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhờ có tập quán “làm ruộng vần công” của những người Khmer.

Người nông dân Khmer mỗi khi cày cấy thường tập hợp cùng nhau làm hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Gần đến mùa thu hoạch, cánh đồng sẽ chuyển thành nhiều mảng màu rực rỡ: màu xanh mượt màu của lúa đang ngậm đồng, màu vàng nhạt của lúa vừa trổ hạt, màu vàng tươi rạng rỡ của lúa sắp vào vụ gặt, màu vàng đậm trĩu hạt của những khoảnh ruộng đang mùa thu hoạch, và cả màu nâu sạm loang lổ của gốc rạ lởm chởm, chơ vơ…

9 thg 2, 2021

Ăn buffet tại Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc

Làng bột Sa Đéc là một làng nghề truyền thống, ra đời cách nay hàng trăm năm. Hiện làng nghề có gần 350 hộ sản xuất bột với hơn 2.000 lao động chủ yếu ở phường 2, xã Tân Quy Tây và Tân Phú Đông, mỗi năm cung ứng 30.000 tấn bột gạo, không chỉ cho thị trường Sa Đéc mà cho nhiều tỉnh phía Nam.

Ý tưởng lập nên một điểm du lịch, nơi đó khách có thể vừa tham quan vừa thử tự tay xay bột, làm bánh như đến làng nghề, vừa là nơi thưởng thức các món bánh làm từ bột như đến khu ẩm thực là một ý tưởng hay. Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc dựa trên ý tưởng đó.

Tui hoàn toàn ủng hộ ý tưởng này và mặc dù chỉ biết ăn bánh chớ không biết làm bánh, tui rất muốn đưa các dì của tui, là những người phụ nữ quê quán ở miền Tây Nam bộ đến thăm nơi này để nhớ lại ngày xưa và để thưởng thức lại những món bánh dân gian mà ngày xưa mình đã tự tay làm.

Coi trên mạng, tui thấy rất hấp dẫn với các món buffet như hình:

5 thg 2, 2021

Đời mất vui khi đã vẹn câu thề

  1.

Hình trên được chụp ở bên ngoài hang Cắc Cớ, một hang động nổi tiếng trên núi Sài Sơn thuộc khu vực chùa Thầy, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Có câu ca dao nhắc về hang Cắc Cớ như sau:

Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

Sao có tên là Cắc Cớ? Người bạn Hà Nội giải thích với tui: Bởi vì nó... cắc cớ. Nam thanh nữ tú lên tới đây, chui vô hang xong ra về là dính cặp với nhau ngay.

2 thg 2, 2021

Hàng thông già lặng câm

 Nhà thơ Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Khuê, sinh tại Huế năm 1938. Họ Nguyễn Phúc và sinh tại Huế, vậy ắt là dòng dõi hoàng tộc? Đúng vậy, chẳng những thế, còn là cháu 5 đời của nhà thơ nổi tiếng Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, người đã được vua Tự Đức tặng cho câu Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường.

Ông từng có một thời gian nhập ngũ và làm thông dịch viên tiếng Anh cho Quân đoàn II (Việt Nam Cộng hòa) tại Pleiku. Chính trong thời gian này ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ hay, trong đó 2 bài nổi tiếng nhất được phổ nhạc là Kỷ niệm (được Y Vân phổ nhạc thành bài Những bước chân âm thầm) và Nụ hoa vàng ngày xuân (được Nguyễn Hiền phổ nhạc thành bài Anh cho em mùa Xuân).

Bìa bản nhạc Những bước chân âm thầm

23 thg 9, 2020

Truyền thuyết về Dinh Thầy Thím - huyền thoại và sự thật

 Truyền thuyết

Truyền thuyết kể rằng: 

Ngày xưa, vào những năm đầu thời Gia Long, ở Quảng Nam có một vị đạo sĩ võ thuật và phép thuật cao cường lại giàu lòng nhân ái. Ông được dân làng quý mến vì giúp đỡ người dân rất nhiều. Dân trong làng ao ước có ngôi đình làng để thờ phượng tiền nhân. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn, sáng hôm sau có một ngôi đình to lớn hiện ra giữa làng. Dân làng chưa trọn niềm vui thì vài hôm sau dân làng bên tố cáo ông dùng tà thuật đánh cắp đình, âm mưu gây loạn. Vua xử ông tam ban triều điển (chọn một trong 3 cách chết: xử trảm, uống thuốc độc hoặc thắt cổ). Ông chọn cách thứ 3. Khi tấm lụa đào đến tay ông bỗng biến thành rồng nâng vợ chồng ông bay bổng lên không trung, bay về phương Nam.

Hoạt cảnh Thầy Thím lãnh án Tam ban triều điển

20 thg 9, 2020

Từ Hoạt động dinh điền tới Khoai lang Lệ Cần

Từ Chương trình Dinh điền tại Cao nguyên Trung phần (1957 - 1961)

Hồi nhỏ, tui sưu tầm tem. Bởi vậy tui có được bộ tem Hoạt động dinh điền, phát hành năm 1961 và biết sơ sơ rằng đó là một chương trình cải cách ruộng đất do tổng thống Ngô Đình Diệm phát động. Biết sơ sơ vậy thôi, vì khi tui chơi tem (khoảng 1969) thì tổng thống Diệm bị lật đổ đã lâu, hoạt động dinh điền không còn nữa và tui cũng... không có Google để search coi hoạt động dinh điền là gì.

Phong bì Ngày đầu tiên tem thư Hoạt động dinh điền 3/6/1961

10 thg 9, 2020

Núi Châu Thới - Trơ gan cùng tuế nguyệt

 Núi Châu Thới thuộc tỉnh Biên Hòa, nhưng... không thuộc thành phố Biên Hòa mà thuộc Bình Dương. Ấy là ta nói chuyện hồi xưa, dân Biên Hòa ai cũng biết núi Châu Thới thuộc tỉnh mình. Điều này càng hợp lý hơn nữa khi người xưa nói rằng con sông Phước Long (tức sông Đồng Nai) là con rồng mang phước, có cái đầu là núi Bửu Long và cái đuôi là núi Châu Thới. Tất nhiên là đầu và đuôi phải ở cùng nhau chở hổng lẽ đầu thuộc tỉnh này, đuôi thuộc tỉnh khác? Ấy nhưng mà sau 75, người ta đã sắp xếp cho Châu Thới thuộc Bình Dương rồi.


Có nhiều bài viết về núi Châu Thới, nhưng tui thích trích lại đây nguyên văn bài viết của cụ Lương văn Lựu trong Biên Hòa sử lược toàn biênquyển 2, Biên Hùng oai dũngxuất bản năm 1972Trong phần 1 của quyển sách này với tiêu đề Địa khí sơn linh, cụ Lương văn Lựu đã trang trọng đưa Núi Châu Thới lên đầu tiên. Tất nhiên là hồi đó cụ không mảy may nghi ngờ gì là... Châu Thới không phải ở Biên Hòa! (Lời văn trong bài được giữ nguyên xi lời cụ Lương văn Lựu, tất cả hình ảnh là của tui thêm vô cho nó sinh động).


NÚI CHÂU THỚI 
TRƠ GAN CÙNG TUẾ-NGUYỆT 

"Non Châu-Thới tháng ngày cằn cỗi, 
Đứng sững chống trời, trơ gan cùng tuế nguyệt. 
Sông Đồng Nai bao độ vơi đầy, 
uốn mình xoi đất, phơi ruột với thời gian”.

Đường lên núi Châu Thới

2 thg 9, 2020

Những câu chuyện về Mộ Thầy - Thím

Dinh Thầy Thím là nơi người dân Tam Tân, La Gi thờ cúng hai bậc ân nhân của làng quê mình. Gần đó là khu mộ Thầy Thím, nơi an nghỉ của hai người. Mộ Thầy Thím cách Dinh Thầy Thím khoảng 2,5 km về hướng Tây Bắc, tính theo đường thẳng. Tuy nhiên, nếu đi xe thì quãng đường dài gần gấp đôi và cũng không rộng rãi cho lắm. Đã đến Dinh Thầy Thím rồi, lẽ nào không sang viếng mộ hai bậc tiền hiền này?

Khu mộ nằm giữa rừng cây, tuy không như quần thể Dinh Thầy Thím nhưng cũng rất rộng và yên tĩnh.

Cổng vào khu mộ Thầy Thím

30 thg 8, 2020

Dinh Thầy Thím, di tích lịch sử độc đáo của đất phương Nam

Dinh Thầy Thím có lẽ là nơi thờ tự có tên gọi độc đáo nhất Việt Nam: đi cùng với Thầy sao không là Cô, đi cùng với Thím sao không là Chú để có Dinh Thầy Cô hay Dinh Chú Thím mà lại có Dinh Thầy Thím? Lại nữa, có lẽ đây là nơi duy nhất tại Việt Nam, bậc nữ được tôn thờ có danh xưng là Thím (các nơi khác gọi là Bà, Cô, Mẹ, Mẫu...).

Dinh Thầy Thím đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997.


12 thg 8, 2020

Cái giếng cổ ở Lò Heo - chuyện ngày xưa về quán Lẩu tôm Năm Ri

Anh Bùi Thuận là dân sống lâu năm ở Biên Hòa nên biết nhiều chuyện hay ở đây thuở xa xưa. Rất may là anh có dịp kể lại đây đó những câu chuyện ấy qua những bài báo, quyển sách đã phát hành cho đám hậu sinh như tui và các bạn cùng biết. Từng mảnh vụn trong những câu chuyện kể của anh có thể thành một câu chuyện riêng thú vị. Thí dụ như câu chuyện về quán Lẩu tôm Năm Ri mà tui mạn phép trích ra ở đây.

Quán Lẩu tôm Năm Ri nằm cạnh ngôi chùa Bửu Sơn, cũng rất nổi tiếng

Câu chuyện này là cắt một miếng trong bài viết về ông Lương văn Lựu - tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên - và bài này lại là cắt một phần trong bộ sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai gồm nhiều tập do anh Bùi Thuận biên soạn.

Ghi chú: Do bài trích cắt ngang hông nên xin chú thích thêm một chút: ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.

8 thg 8, 2020

Về Phú Quốc để... tôn vinh phụ nữ

Người Việt ta không theo chế độ mẫu hệ, nhưng từ xa xưa vị trí và vai trò của Mẫu đã vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Đạo Mẫu không phổ biến nhiều ở trong Nam như ngoài Bắc, nhưng ở trong Nam vào các đền, miếu có rất nhiều hình tượng nữ thần, bà chúa... được người dân tôn thờ.

Không biết có nhận xét phiến diện chăng, nhưng đến Phú Quốc tui có cảm giác các Mẫu được người dân thờ cúng ở đây nhiều hơn hẳn những nơi khác.

Thánh mẫu cung ở Bảo tàng Cội nguốn, Phú Quốc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

6 thg 8, 2020

Dinh Bà ở Phú Quốc

Ở Phú Quốc có tới 4 Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu, trong đó Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu ở Dương Đông là một trong 2 dinh lớn nhất (còn lại là Dinh Bà ở Hàm Ninh). Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Dương Đông chỉ nằm cách Dinh Cậu vài chục mét.


Mặt tiền Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Dương Đông. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Thủy Long Thánh Mẫu là thần Nước (Bà chớ không phải Ông, tất nhiên rồi). Bà còn được gọi với nhiều tên khác nhau: Thủy Long Thần nữ, Bà Thủy, Bà Thủy Tề, Thủy Đức Thánh Phi...

5 thg 8, 2020

Dinh Cậu ở Phú Quốc

Ở Long Hải có Dinh Cô. Ở Phú Quốc có Dinh Cậu.

Dinh Cậu ở biển Phú Quốc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Giống nhau ở chỗ đều gọi là Dinh, đều ở ven biển, đều được gọi bằng những danh xưng gần gũi với người dân Nam bộ (cô, cậu), đều có tiếng là linh thiêng được nhiều người tới cúng kiếng.

Khác nhau ở chỗ Cô ở Dinh Cô có vẻ như là một nhân vật có thật, một người thiếu nữ trẻ, sau khi mất đi mới hiển linh giúp đỡ dân làng, Cô còn là nhân vật không đụng hàng, tức là chỉ có ở Long Hải chớ không ở nơi khác. Cậu ở Phú Quốc thuần túy là một nhân vật truyền thuyết, là con của Bà chúa Ngọc, và vì Bà Chúa Ngọc là nhân vật linh thiêng được thờ cúng ở nhiều nơi nên Cậu cũng được thờ cúng ở nhiều nơi chớ không chỉ là Phú Quốc (thí dụ: ở Tịnh Biên, An Giang có Núi Cậu).

2 thg 8, 2020

Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm

Trong một dịp dạo chợ đêm Cần Thơ, tui tình cờ thấy một tòa nhà lớn, có kiến trúc khá lạ: hơi cổ và mang dáng vẻ Trung Hoa. Bảng tên trên tòa nhà ghi là Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm, và phía trên bảng tên ấy là dòng chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vậy đây là một ngôi chùa Phật giáo? Rất lạ, vì nhìn đây không hề giống một ngôi chùa. Vì đang bận... đi chợ đêm, nên tui chỉ chụp vội một tấm hình để ghi nhớ, như dưới đây.


Ngay cả cái tên chùa cũng lạ, Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm, không phải thiền viện, tịnh xá, tu viện... như thường thấy. Tui có dự định tìm hiểu, nhưng rồi... quên luôn.

19 thg 7, 2020

Sân chim Vàm Hồ

Tui biết đến sân chim Vàm Hồ từ lâu lắm, hồi thiên niên kỷ trước lận á. Ấy là qua cuốn Non nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch. Đó là một sân chim lớn ở miền Nam, cách thành phố Bến Tre khoảng 50 km, là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con cò, con vạc cùng các loài chim khác như cồng cộc, le le. Diện tích Vàm Hồ khoảng 40 ha, trong đó có 15 ha rừng chà là nguyên sinh. Thấy thích quá!

Thuở đó tui chưa có dịp đi nhiều, chưa biết tới cái sân chim nào. Nghĩ thầm sân chim Bạc Liêu vốn nổi tiếng thì xa quá, sân chim Vàm Hồ ở Bến Tre gần hơn, chắc có dịp phải tới cho biết.

29 thg 6, 2020

Tu viện Khánh An, ngôi chùa có phong cách kiến trúc Nhật

Ở An Phú Đông, có một công trình kiến trúc rất đẹp mang đậm nét Nhật Bản. Rất nhiều du khách tới đây để thưởng ngoạn, chụp ảnh lưu niệm. Hầu như lúc nào tới đây bạn cũng thấy có những bạn trẻ tạo kiểu dáng để chụp ảnh (kể cả người già như tui... cũng vậy). Ấy, nhưng nơi này không phải công viên, chốn nghỉ mát... mà nó là một ngôi chùa, mang tên Tu viện Khánh An. Ngoài ra đây còn là một Di tích Lịch sử cấp thành phố (bạn lưu ý nghen, Di tích Lịch sử chớ không phải Di tích Kiến trúc Nghệ thuật!).


Tu viện Khánh An nằm hơi xa trung tâm thành phố, nhưng dễ tìm vì kiến trúc bề thế và khuôn viên rộng lớn, tọa lạc ở góc đường Võ thị Thừa và An Phú Đông 27 thuộc địa bàn phường An Phú Đông, quận 12.