Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 7, 2020

Đền thờ Bác Hồ ở Bạc Liêu – Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Bạc Liêu là một “vùng đất mới” về tuổi đời và bề dày văn hóa so với các vùng, miền khác, nhưng tại Bạc Liêu vẫn có những di sản văn hóa rất giá trị không kém phần đặc sắc và có ý nghĩa đối với du khách. Trong đó phải kể đến Đền Thờ Bác Hồ tọa lạc tại ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, cách trung tâm huyện Vĩnh Lợi khoảng 5 km về hướng Tây – Nam và cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng hơn 20km về hướng tây.

Cổng vào

Năm 1969, nghe tin Bác Hồ kính yêu mãi mãi đi xa, quân dân xã Châu Thới vô cùng bàng hoàng, đau đớn. Với tình yêu thương của Bác đối với nhân dân miền Nam ruột thịt nên nhân dân nơi đây có tâm nguyện chung là xây dựng Đền thờ Bác ngay tại quê hương để ngày đêm hương khói cho Người. Hàng ngàn cán bộ, nhân dân trong xã và huyện đã không sợ hy sinh, gian khổ, ngày đêm góp sức, góp công xây dựng Đền thờ Bác ngay chính mảnh đất đầy khói lửa, đạn bom Châu Thới anh hùng…

20 thg 7, 2020

Cuốn hút 'nét chạm trổ phượng long' của ngôi đền cổ làng trung du Nghệ An

Với lịch sử lâu đời, đền Cả ở làng Tú Viên, xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương là một trong những công trình cổ có nghệ thuật điêu khắc độc đáo 

Đền Cả được người dân làng Tú Viên xây dựng từ hàng trăm năm trước để thờ "Đức thánh Vận Hồ Đô thiên trấn quốc, Linh chiêu ninh thuận, lịch triều gia phong Thượng đẳng Đại vương". Xa xưa đền được lợp bằng tranh tre, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nay đền có 2 tòa hạ và thượng điện tọa lạc ở ngã ba làng Tú Viên. Ảnh: Huy Thư 

29 thg 6, 2020

Đền thờ 10 Liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai – Cà Mau

Đền thờ 10 liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai tại Khóm 6, Phường 9, TP. Cà Mau là nơi thể hiện lòng tri ân sâu sắc của quân và dân tỉnh Cà Mau đối với những anh hùng liệt sĩ đã khuất. Di tích này cũng chính là nơi thầy giáo Phan Ngọc Hiển cùng đồng đội của mình an nghỉ, được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 6/4/2011.


Năm 2016, di tích được tôn tạo, trùng tu với quy mô lớn trên diện tích hơn 8 ngàn mét vuông và đến ngày 13/12/2018, đền thờ được khánh thành đúng vào dịp Kỷ niệm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau.

26 thg 6, 2020

Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre

Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh và là niềm tự hào của người dân Bến Tre với nhà thơ yêu nước, người thầy giáo mẫu mực, đức độ, người thầy thuốc có tâm, có tài.
Đây là một quần thế kiến trúc bề thế tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972.Công trình bao gồm: cổng tam quan, nhà bia, đền thờ mới, đền thờ cũ và khu mộ.

Cổng tam quan khu lăng mộ mang phong cách kiến trúc truyền thống của các đình chùa Việt Nam với hai mái chồng, hình thuyền, lợp ngói âm dương màu đỏ gạch giả cổ, trên nóc và những bao lam, xiên, xà có đắp hoa văn, phù điêu ước lệ với nét dựng chân phương. Cột trụ tam quan to, vững chãi, sơn màu đỏ son.

Cổng tam quan

5 thg 4, 2020

Giai thoại cung đình kỳ bí ở điện Hòn Chén

Trái với chuyện vua Minh Mạng, giai thoại về vua Đồng Khánh ở điện Hòn Chén lại được các sử gia nhà Nguyễn ghi lại khá rõ...

Nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, điện Hòn Chén không chỉ là một đại danh thắng của Cố đô Huế mà còn là một địa danh gắn với những giai thoại kỳ lạ về hai vị vua nhà Nguyễn là Minh Mạng và Khải Định

10 thg 3, 2020

Khám phá loạt đền chùa nổi tiếng quanh phố Trúc Bạch

Phố Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) đang là tâm điểm chú ý của cả nước khi một phần khu phố trở thành khu cách ly để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19. Khu vực quanh con phố này là nơi tọa lạc nhiều đền chùa cổ nổi tiếng của Hà Nội...

1. Nằm bên hồ Tây, cách phố Trúc Bạch khoảng 200 mét, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547). Vào các thời Lý và thời Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.

6 thg 3, 2020

Chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc độc đáo của đền Nguyễn Xí

Trải qua gần 6 thế kỷ tồn tại, đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, hiếm có ở Nghệ An. 

Đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí được xây dựng vào năm 1467, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1,6 ha, gồm nhiều công trình, như nghi môn, hạ, trung, thượng điện, tả, hữu vu, nhà bia, gác chuông... được bao bọc bởi núi Mão, núi Gươm, núi Cồn Thông, núi Voi rất uy nghi và khoáng đạt. 

3 thg 12, 2019

Đền Quan giám sát

Đền Quan Giám Sát nằm ở thôn Việt Thắng, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, cách thị trấn Hữu Lũng 14km về hướng đông nam.


Đền Bắc Lệ

Đền Bắc Lệ (Đền Bà Chúa Thượng Ngàn) nằm ở thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 80 km về phía nam.

Đền Bắc Lệ cổ kính, ẩn trong tán lá của những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Từ cổng Đền, có thể bao quát cả một vùng đồi núi rộng lớn ở phía trước. Đền Bắc Lệ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, trải qua năm tháng ngôi đền nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc và những di vật cổ có giá trị như: 19 bức tượng lớn nhỏ làm từ gỗ mít, những bức hoành phi, câu đối được chạm trổ tinh tế.


1 thg 11, 2019

Ghé thăm đền thờ công chúa nước Lào ở cố đô Hoa Lư

Ngay trong khu vực Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Ninh Bình) có một ngôi đền vô cùng đặc biệt. Hàng trăm năm qua, trong đền thờ vị công chúa nước Lào danh xưng là Nhồi Hoa, được nhân dân sùng bái như một danh nhân đất Việt. 

Đền Thượng Thái Sơn thờ công chúa nước Lào với danh xưng Nhồi Hoa công chúa, nằm trên đỉnh đồi Đền thuộc địa bàn thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 

23 thg 10, 2019

Dinh Cậu hơn 300 năm tuổi ở Phú Quốc

Điểm đến linh thiêng bậc nhất đảo ngọc gắn liền với nhiều truyền thuyết được ngư dân lưu truyền. 

Dinh Cậu là điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất ở đảo Phú Quốc. Dinh nằm trên ghềnh đá hướng mặt ra biển, cách thị trấn Dương Đông khoảng 200 mét về phía tây. Theo ghi chép, dinh hiện nay được xây dựng vào năm 1937 và trùng tu vào năm 1997. Để lên dinh, du khách phải bước qua 29 bậc đá. 

4 thg 9, 2019

Di tích đền Voi ở Quỳnh Lưu

Di tích đền Voi là công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ thời nhà Lê, được bảo tồn khá nguyên gốc các hạng mục công trình cho đến ngày nay. 

Di tích đền Voi tọa lạc ở làng Long Sơn, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu. Đền được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn được tu bổ, tôn tạo. Đền hướng về phía Đông Bắc, tả có núi Long Sơn làm Thanh Long, hữu có núi Tượng Sơn làm Bạch Hổ, sau gối Tam Thai, trước chầu Quế Hải, là nơi phong thủy đẹp. 

3 thg 7, 2019

Ngôi đền 'tối linh' ở trung tâm thị xã Thái Hòa

Dù khuôn viên nhỏ bé, nhưng đền Bàu Sen ở phường Hòa Hiếu, thuộc trung tâm thị xã Thái Hòa vẫn ẩn chứa trong đó nhiều nét thú vị. Ngoài huyền tích về nguồn gốc của ngôi đền, chúng ta còn tìm thấy ở đó những đường nét cổ kính hiếm gặp ở những ngôi đền trong nước. 

Ở thị xã Thái Hòa cũng từng tồn tại thủ phủ của phủ Quỳ Châu xưa, từ cái thuở mà ranh giới của phủ còn bao trùm cả huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa ngày nay, cùng các thổ quan họ Sầm người Thái bản địa chỉ có ảnh hưởng ở địa vực miền núi từ huyện Quỳ Hợp trở lên khu vực biên giới. Ngày nay, khu vực Chợ Bảy bên cầu Hiếu mà theo nhà nghiên cứu Lương Viết Thoại ở xã Châu Quang (Quỳ Hợp) thì là nơi đứng chân của trụ sở phủ Quỳ Châu. 

Đền Bàu Sen. Ảnh: Đào Thọ 

20 thg 5, 2019

Chiêm ngưỡng ngôi đền 600 năm tuổi thờ 8 vị Vua triều Trần

Đền An Sinh là ngôi điện thờ An Sinh Vương Trần Liễu và 8 vị tiên đế triều Trần . Đền được xây dựng trên một địa thế đẹp có non bình, thủy tụ, là trung tâm của cả Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh).


Đền An Sinh (xưa kia còn gọi là điện An Sinh) tọa lạc trên một đồi đất thoai thoải giữa vùng địa linh ở thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Đền được xây dựng vào thời Trần năm 1381. Ban đầu, đây là nơi thờ ngũ vị Hoàng đế nhà Trần: Anh Tông Hoàng đế, Minh Tông Hoàng đế, Dụ Tông Hoàng đế, Nghệ Tông Hoàng đế và Khâm Minh Thánh Vũ Hiển Đạo An Sinh Hoàng đế.

9 thg 5, 2019

Gìn giữ ngôi đền hơn 150 tuổi

Hàng trăm năm nay, đền Văn Thánh ở thôn 3, xã Đức Chánh (Mộ Đức) nổi danh là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu.

Dấu ấn đền xưa
Theo sử sách, từ đầu nửa thế kỷ thứ XIX, thời kỳ chấn hưng văn hóa Nho học ở Quảng Ngãi, có nhiều nhà nho đỗ đạt cao, mang nặng tư tưởng Khổng Mạnh trên phương diện học thuật và đạo đức Nho gia có mong muốn thành lập đền Văn Thánh. Qua khảo sát nghiên cứu văn bia, có thể khẳng định đền Văn Thánh được xây dựng năm Tự Đức thứ 16, năm 1863, cách đây 156 năm, do các quan viên trong huyện, trong tỉnh góp tiền tạo dựng, với tổng diện tích 3.450m².

Đền Văn Thánh là nơi thờ Đức Khổng Tử và là nơi ghi danh các vị tiền nhân tú tài, cử nhân, tiến sĩ, nhân sĩ, tầng lớp trí thức đỗ đạt cao ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi và một số vị ở các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định.

Dấu tích còn lại của đền Văn Thánh, ở xã Đức Chánh (Mộ Đức). 

25 thg 4, 2019

Ngôi đền thiêng trên đất Tân Sơn

Đền Khai Long ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương là công trình văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng. Đền được khởi dựng thời Lê Trung Hưng (1533 - 1788) để thờ thần Khai Long sứ quân Ngô Xương Xí, một nhân vật lịch sử có công với dân, với nước ở thế kỷ thứ X. 

Tương truyền, Ngô Xương Xí sinh ra trong khoảng những năm 945- 950, ông là 1 trong 12 sứ quân thời Hậu Ngô vương. Ông cũng chính là cháu nội của Ngô Quyền, một bậc anh hùng tuấn kiệt được sử sách ghi chép là người “khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc”. 

Quang cảnh đền Khai Long. Ảnh: Ngọc Phương 

Bạch Y Công Chúa - Ngôi đền thiêng dưới chân Hòn Thàng

Dưới chân động Hòn Thàng, thuộc địa phận xóm 3 xã Tăng Thành (Yên thành, Nghệ An), có một ngôi đền thiêng thờ Bạch Y Công Chúa, con gái của Hoàng đế Hồ Quý Ly.

Mặt ngoài chính điện ngôi đền.

Truyền thuyết tâm linh

Ngôi đền này được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, do một người họ Hồ từ nơi khác đến chiêu dân lập ấp, khai khẩn vùng đất phía bắc rú Gám và phía nam động Hòn Thàng, lập nên. Người lập đền cũng là thần khai canh của làng Kẻ Găng, tức làng Phúc Tăng, một làng cổ của tổng Quan Hóa xưa, nay thuộc xã Tăng Thành, huyện Yên Thành (tên người lập đền có sách ghi là Hồ Lãm, có sách ghi là Hồ Truật).

22 thg 4, 2019

Đền thờ vua Hùng gần trăm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Đền thờ vua Hùng trong Thảo Cầm Viên (quận 1) được xây dựng năm 1926, là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn. 

Đền thờ vua Hùng nằm cạnh quầy vé Thảo Cầm Viên (quận 1, TP HCM), do người Pháp xây dựng năm 1926. Công năng ban đầu của công trình là đền tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. 
Sau năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, công trình được đổi tên thành đền Quốc Tổ Hùng Vương. 

Đền tưởng niệm các vua Hùng lớn nhất Nam Bộ ở Sài Gòn

Công trình mang nét kiến trúc hiện đại kết hợp truyền thống dân tộc, tọa lạc trên khu đất rộng 400 ha.

Khu đền tưởng niệm các vua Hùng nằm trên một quả đồi cao hơn 20 m thuộc công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc rộng hơn 400 ha (phường Long Bình, quận 9), cách trung tâm TP HCM khoảng 30 km. 

9 thg 4, 2019

Ngôi đền thiêng ở Thanh Chương với “chuyện lạ” thời chiến tranh

Chúng tôi có dịp theo chân cụ Trần Văn Chắt (81 tuổi) - một cao niên của xóm Sơn Lĩnh, xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương vào thắp hương tại đền Phú Lĩnh và được nghe cụ kể những chuyện về ngôi đền thiêng “có một không hai” tại địa phương. 

Theo cụ Chắt, trong làng hiện không còn ai biết nguồn gốc hình thành của ngôi đền. Căn cứ vào các hoa văn, chữ viết lưu lại trên các kiện gỗ mà dân làng xác định đền thờ thiên tiên đức thánh Phú Lĩnh, ngôi đền được xây dựng vào đời Vua Thành Thái. Ngài có vị hiệu là Đức thánh Phú Lĩnh sơn dương tiền tiền kim triệu sắc phong tiền triệu sắc tặng. Đền hiện phối thờ 5 vị thiên tiên gồm: Bản cảnh Phú Lĩnh, cai trị Bản huyện phó tướng Quận công, Bản cảnh Cao Sơn, Bản cảnh Cao Các, Bản cảnh hậu vị Quan âm. 

Đền Phú Lĩnh tọa lạc trên ngọn núi cao, uy nghi giữa làng. Ảnh: Diệp Phương