Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Tháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Tháp. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 8, 2020

Vườn chôm chôm Huyền Vũ – Cao Lãnh – Đồng Tháp

Vườn chôm chôm Huyền Vũ rộng 2ha nằm cạnh bờ sông Doi Me thuộc tổ 9, ấp Tịnh Mỹ, xã Tịnh Thới, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vườn chôm chôm có cách nay 40 năm, những cây được trồng bổ sung sau này tính đến nay cũng trên 6 năm tuổi. 


Chôm chôm sớm sẽ thu hoạch được trái vào khoảng đầu tháng 5 và chôm chôm chính vụ sẽ được thu hoạch vào khoảng đầu tháng 7 hằng năm. Du khách nên đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 5 kéo dài đến hết tháng 8.

Du lịch Đồng Tháp, đến thăm vườn chôm chôm, sau khi mua vé bạn được tha hồ hái trái và thưởng thức những trái chôm chôm ngọt nước chín mọng. 

5 thg 8, 2020

Vườn Trái Cây Tám Sáng – Khu du lịch sinh thái hấp dẫn ở Đồng Tháp

Vườn trái cây Tám Sáng là khu du lịch sinh thái đầu tiên ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Tọa lạc tại số 182, Ấp Đông, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, cách trung tâm huyện Châu Thành khoảng 7km.


Với diện tích trên 2ha gồm các loại cây ăn trái như: nhãn, chôm chôm, xoài…không gian vô cùng thoáng mát đậm chất Miền Tây sông nước.

4 thg 8, 2020

Vườn trái cây sinh thái Hai Thủy ở Châu Thành – Đồng Tháp

Vườn trái cây sinh thái Hai Thủy tọa lạc ở ấp Tân Thạnh, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Vườn nằm cạnh bờ sông Sa Đéc nên đất đai phù sa màu mỡ, cây trái xanh tươi trù phú, không khí trong lành quanh năm là địa điểm du lịch Đồng Tháp lý tưởng cho du khách gần xa đến tham quan, nghỉ ngơi.


Vườn trái cây Hai Thủy có diện tích trên 10.000  m2 trồng nhiều loại cây ăn trái như: Nhãn, xoài, sầu riêng và mận. Đến đây chúng ta sẽ được nghĩ dưỡng với khung cảnh hữu tình, tha hồ thưởng thức các loại trái cây và các món ăn mộc mạc dân dã.

Cù lao Tân Thuận Đông – Cao Lãnh – Đồng Tháp

Cù Lao Tân Thuận Đông có diện tích trên 1.627 hec ta, gồm 02 cồn nổi là cồn chày và cồn Đông Định hay còn gọi cồn Lân. Nơi đây có không khí trong lành, cảnh quan đẹp, sở hữu nhiều loại cây ăn trái đặc sản là địa điểm du lịch Đồng Tháp lý tưởng dành cho những ai muốn tìm hiểu về vùng đất vùng đất Sen Hồng. Đến với cù lao Tân Thuận Đông là về với sông nước miệt vườn thơ mộng nơi tách biệt với đất liền.

Cù lao Tân Thuận Đông trên bản đồ

Làng du lịch Tân Thuận Đông được thành lập và đón khách vào cuối tháng 12/2016, thuộc xã cù lao Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh hơn 4km.

3 thg 8, 2020

Chuyến phà chiều về cù lao trên sông Tiền

Đi từ trung tâm TP Cao Lãnh vài km về phía tây, bạn sẽ chạm vào một vùng xanh mát đượm chất miệt thứ bình yên.

Từ bến Hòa An, con phà nhỏ đưa người địa phương và khách du lịch rời đất liền phía thành phố Cao Lãnh qua cù lao Tân Thuận Đông. Cùng bến đò An Nhơn, đây là hai đầu mối giao thông giúp hơn 12.000 nhân khẩu sống trên cù lao qua sông mưu sinh, học hành. 

Xã Tân Thuận Đông nằm giữa sông Tiền, gồm cồn Lân và cồn Chày, tổng diện tích hơn 1.600 ha. Nơi đây tổ chức đón khách bài bản từ cuối năm 2016 khi làng du lịch chính thức được thành lập với đặc sản trời cho là không khí trong lành, sông nước hữu tình, trái cây ngon ngọt. 

2 thg 8, 2020

Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường – Cao Lãnh – Đồng Tháp

Đền thờ và mộ ông bà Đỗ Công Tường rất cổ kính, trang nghiêm tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đền thờ chủ chợ Cao Lãnh nổi tiếng linh thiêng khắp vùng. Đặc biệt là với giới kinh doanh làm ăn buôn bán nên đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo người dân khắp nơi về đây tham quan chiêm bái.

Đền thờ và mộ ông bà Đỗ Công Tường

Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hay Miếu ông bà chủ Chợ là di tích lịch sử văn hóa, thể hiện tín ngưỡng của nhân dân đối với vị tiền bối đã có công khai phá, tạo dựng làng mạc và hình thành nên địa danh Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp ngày nay.

29 thg 7, 2020

Măng Tây Tháp Mười – Nông Trại Ông Bà Tư – Đồng Tháp

Nông trại Ông Bà Tư tọa lạc tại ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cách Trường THPT Phú Điền 200m. Nông trại vừa mới đi vào hoạt động đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đồng Tháp hấp dẫn được nhiều du khách nhất là các bạn trẻ đến tham quan chụp ảnh check-in.


Nông trại Ông Bà Tư rộng 2,6ha do chị Nguyễn Ngọc đầu tư vào khoảng tháng 3/2019. Các loại cây trồng được canh tác chủ yếu là sen, măng tây xanh, mận, nhãn…

1 thg 7, 2020

Chợ 'độc' miền Tây: Chợ cá đồng giữa... rốn lũ

Nằm giữa vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười, nơi tiếp giáp các tỉnh giàu cá tôm, chợ cá đồng Trường Xuân (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) bao năm qua được nhắc đến như một chợ sỉ cá đồng lớn nhất khu vực ĐBSCL.

Một góc chợ cá đồng Trường Xuân - Ảnh: M.TRƯỜNG

Bởi việc buôn bán ở đây rất trọng chữ tín nên thương lái và ngay cả khách du lịch cũng thường ghé mua hàng vì an tâm về chất lượng. 

Ông ĐẶNG VĂN LƯỠNG

24 thg 6, 2020

Làng bột Sa Đéc – Làng nghề truyền thống hơn trăm tuổi ở Đồng Tháp

Không chỉ là vựa hoa của khu vực Miền Tây Nam Bộ, TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) còn nổi tiếng với làng làm bột truyền thống hơn 100 năm. Nằm bên dòng Sa Giang hiền hòa, làng bột Sa Đéc nức tiếng nhờ chất lượng vượt trội và hương vị đặc trưng riêng biệt khó có nơi nào sánh kịp.

Sa Đéc là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với vị trí địa lý nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cả về giao thông đường thuỷ lẫn đường bộ. Là cầu nối giữa hai vựa lúa lớn nhất nước là Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên, Sa Đéc từ lâu tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lúa gạo.

Không ai biết chính xác thời điểm làng bột ra đời là từ lúc nào, chỉ biết rằng từ thời xa xưa, với sẵn nguồn nguyên liệu lúa gạo dồi dào, trong lúc nông nhàn, những nông dân Sa Đéc đã sáng tạo ra cách làm bột, để từ đó làm thành các loại bánh, sợi cho phong phú bữa ăn.

Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc – Đồng Tháp

Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc tọa lạc tại số 91, đường ĐT.848, khóm 2, phường 2, thành phố Sa Đéc, với hàng chục món bánh dân gian từ bánh ngọt cho đến bánh mặn cùng các loại chè đã thu hút nhiều thực khách đến thưởng thức mỗi khi có dịp du lịch Đồng Tháp.


Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc có tổng diện tích gần 1000 m2 là một không gian hòa quyện ẩm thực đậm chất dân dã ở Đồng Tháp. Thoạt nhìn từ bên ngoài, khu ẩm thực này không khác gì so với các khu dịch vụ ăn uống của người dân miền Tây. Tuy nhiên, bên trong khu ẩm thực là một không gian thôn quê yên lành, thư thái của một làng bột thu nhỏ.

Chùa Bửu Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở Đồng Tháp

Chùa Bửu Hưng tọa lạc tại xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cách trung tâm TP Sa Đéc khoảng 9km. Đây là ngôi chùa cổ bậc nhất tại huyện Lai Vung có giá trị nghệ thuật cao mang nét đặc trưng của kiến trúc Phật giáo vùng đất phía Nam. Bửu Hưng cổ tự đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 3/8/2007.

Chùa Bửu Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. Theo lịch sử ghi chép tại chùa thì Bửu Hưng tự được thiền sư Nguyễn Đăng từ kinh thành Huế vào đây dựng chùa vào giữa thế kỷ 18, khoảng những năm 1777 – 1780 với vật liệu tạm bợ là tre trúc, vách đắp bùn, lợp lá dừa nước.

7 thg 6, 2020

'Check-in' vườn chà là rực rỡ độc đáo ở miền Tây

Những ngày này, một điểm du lịch, check in được nhiều bạn trẻ nhắc đến là vườn chà là rực rỡ sắc màu lạ mắt ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Khách tham quan chụp ảnh check in ở vườn chà là - Ảnh: T. LŨY

Vườn nằm cạnh đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao, phường Tân Quy Đông, từ hơn chục ngày nay nhộn nhịp hẳn lên... Vườn chà là đã được chủ vườn trồng hơn chục năm, nhưng năm nay là năm đầu tiên chủ vườn mở cửa cho du khách vào tham quan chụp ảnh.

23 thg 5, 2020

Vườn chà là ở miền Tây lần đầu mở cửa đón khách

Những ngày gần đây, nhiều du khách đến làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đều tỏ ra thích thú với vẻ đẹp của khu vườn có hàng trăm cây chà là đang cho trái.

Đây cũng là lần đầu tiên chủ khu vườn này mở cửa phục vụ khách tham quan. Với sắc vàng của những chùm chà là đang trĩu quả, nơi đây nhanh chóng trở thành địa điểm tham quan, chụp ảnh của nhiều người.

Vườn chà là này nằm trên đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao, ở phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc. Chủ vườn chà là này cho biết, trong vườn hiện có tổng số hơn 100 cây chà là đã trên 10 năm tuổi, cây đã bắt đầu cho trái 3 năm nhưng năm nay là năm cây cho nhiều trái nhất nên chủ vườn quyết định mở cửa cho khách vào tham quan, chụp ảnh với giá vé 20 ngàn đồng/người.

Du khách tạo dáng chụp ảnh tại vườn chà là

8 thg 3, 2020

Lẩu cá lau kiếng khiến tôi thèm hoài, nhớ mãi

Cá lau kiếng giờ đây đã không còn xa lại với người dân miền Tây nữa. Từ một sinh vật ngoại lai có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái, giờ đây cá lau kiếng thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn.

Lẩu cá lau kiếng là món tết miền Tây tôi luôn nhớ 

Miền Tây sông nước từ lâu đã trứ danh với sự phong phú của sản vật cùng sự hào phóng của con người. Sự hào sản ấy thể hiện qua các món ăn - không chỉ độc đáo về hương vị mà nguyên liệu chế biến lạ lẫm có khi lại làm cho người ăn ngỡ ngàng.

10 thg 12, 2019

Du ngoạn làng lò gạch

Mỗi lần bay ngang bầu trời Nam bộ, ngoài bạt ngàn xanh cây trái và sông nước uốn lượn thì đập vào mắt du khách là những cụm tháp nâu đỏ nổi bật. Có dịp vào bên trong lại ngỡ là những Tháp Chàm hay các đền tháp cổ xưa. Thật ra là những lò gạch.

Chưa ai biết rõ kỹ thuật xây lò để nung gạch có từ bao giờ và xuất phát từ đâu. Chỉ biết rằng gạch là vật liệu chính được làm từ đất sét nung để xây dựng từ xa xưa.

Di chỉ khảo cổ với hiện vật gạch được tìm thấy ở khu vực gần sông Tigris (Trung Đông) có niên đại 7.500 trước Công nguyên. Phải là đất sét mới làm được gạch.

Đất trộn với nước, nhồi nhuyễn và đưa vào khuôn đóng thành viên, màu nâu xám, phơi hoặc sấy khô rồi chất vào lò. Lò đốt bằng củi, các loại than trấu, khí đốt…suốt nhiều giờ.

Khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Trải mấy ngàn năm, hình dạng gạch gần như không thay đổi, ban đầu là gạch chỉ, còn gọi là gạch thẻ (đặc), sau này có thêm gạch tàu (vuông), gạch ống.

Một góc làng Lò gạch An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp

4 thg 12, 2019

Nơi 'độc' nhất miền Tây có ngôi nhà có 100 cột hơn 100 năm tuổi

Về miền Tây, ghé ngôi nhà hơn 100 năm tuổi, ngôi nhà trăm cột tọa lạc ấp Tây (xã Tân Bình, H.Châu Thành, Đồng Tháp) do ông Lê Minh Tồn (78 tuổi) ngày ngày chăm sóc, giữ gìn. Ngôi nhà độc đáo trên có 6 thế hệ đã từng ở. 

Ông Lê Minh Tồn dẫn khách tham quan nhà cổ trăm cột. ẢNH: DUY TÂN 

Ông Lê Minh Tồn là cháu đời thứ 4 của cụ Lê Văn Nhẫn (Cả Nhẫn, người xây cất ngôi nhà này). Nhà do một nhóm thợ từ làng nghề chạm khắc nổi tiếng ở Huế đến xây dựng và trang trí trong 3 năm mới hoàn thiện. 

10 thg 11, 2019

Mùa mạ non rộn ràng trên đồng Tháp Mười

Những ngày này, nếu có dịp đi qua quốc lộ N2 (đoạn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), bạn sẽ nghe thoang thoảng mùi mạ non.

Cũng giống mùi khói đốt đồng, rơm rạ, mùi mạ non với những ai từng là con nhà nông là bầu trời ký ức.

Mùa mạ non ở Tháp Mười (Đồng Tháp) năm nay có thêm sinh khí mới từ sự đổi thay của cơ giới hóa trong sản xuất. Những chiếc máy cấy có thể thay thế vài chục lao động, lại rút ngắn thời gian gieo sạ, giặm lúa, giảm hao hụt trong sản xuất.

Chỉ cần một vài lao động thu gom mạ, vận chuyển bằng máy kéo ra đồng. Trung bình một máy cấy có thể cấy 15ha/ngày, thậm chí cấy vào ban đêm. Một người lái máy cấy, người còn lại phân phối các khay mạ.

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười có khoảng 70% diện tích (tổng diện tích của HTX khoảng 570ha) đã được áp dụng máy cấy. 

Mùa lúa mới thường bắt đầu khi nông dân bơm rút nước lũ trên đồng. Bầy cò thế được thết đãi bữa cá no nê. Hàng ngàn con cò kéo nhau về đồng kiếm cá, chúng gọi nhau làm rộn ràng cả một góc quê - Ảnh: NGỌC TÀI

10 thg 10, 2019

Ngôi nhà hơn 120 năm tuổi cho khách ở lại qua đêm

Du khách phải trả 550.000 đồng một phòng để ở lại nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, trải nghiệm cảm giác sống trong căn nhà của quý tộc xưa. 

Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (TP Sa Đéc, Đồng Tháp) do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa giàu có xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ náo nhiệt ven sông Sa Đéc. 
Căn nhà có diện tích 258 m2, được xây lối kiến trúc phương Tây pha trộn kiểu Hoa. Về sau, người con trai út của ông là Huỳnh Thủy Lê nhận quyền thừa kế ngôi nhà. 

23 thg 7, 2019

Cá lóc phơi khô trên đường về Hồng Ngự

Ai về huyện biên giới Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp sẽ thường bắt gặp những cảnh thú vị này bên đường. Những phên cá lóc đang được phơi khô dậy mùi đặc sản nổi tiếng của địa phương.

Cá lóc đồng mùa lũ được phơi khô

Nếu về mùa lũ, người ta có thể mua được khô cá lóc đồng dù không còn nhiều. Đặc điểm nhận biết thường là cá lóc nhỏ (dân địa phương quen gọi cá trào), thịt chắc, ít vị tanh.

Còn mùa nắng, hầu hết là cá nuôi bè, những con cá lóc nặng cỡ nửa ký được xẻ dọc rồi phơi khô. Và la cà xóm dân trên các bờ bao chống lũ, khách còn được xem tận mắt quy trình làm khô cá lóc qua bàn tay thuần thục của phụ nữ miệt này.

10 thg 5, 2019

Ngỡ ngàng 'đường phượng bay' dài 4 cây số ở Lấp Vò

Đoạn đường trồng phượng vĩ trên tuyến QL80 ngang địa bàn xã Bình Thành, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) trổ hoa rực rỡ vào tháng 5 khiến nhiều người say đắm.

Con đường hoa phượng trên tuyến QL80 - Ảnh: THÀNH NHƠN

Những ngày đầu tháng 5, nhiều người đi trên quốc lộ 80 theo hướng từ TP. Sa Đéc về phà Vàm Cống (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đi ngang xã Bình Thành vô cùng hào hứng khi được ngắm hoa phượng nở đỏ rực suốt đoạn đường dài gần 4km.