4 thg 5, 2022

Xe bánh bò dừa 40 năm ở TP HCM

Không đợi được đến 10h mở bán, nhiều người trực tiếp đến nhà của ông chủ Trang Vĩnh Phát từ sáng sớm để mua bánh bò dừa.

Kế nghiệp từ anh rể, ông Trang Vĩnh Phát (60 tuổi, người Hoa) miệt mài nướng bánh bò dừa để bán suốt 40 năm nay. Nguyên liệu làm bánh bò dừa, hay được gọi tắt là bánh dừa, khá đơn giản, gồm có bột mì, trứng gà, đường cát và các loại nhân bánh.

Sau khi pha bột xong, ông Phát phải đánh bột đều tay trong vòng 15-20 phút để bột nhuyễn mịn và sánh lại. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng bánh.

Công đoạn quan trọng thứ hai là nướng. Bánh phải được nướng trên lò than với mức nhiệt phù hợp. Người nướng phải sờ bằng tay để kiểm tra độ nóng của khuôn rồi mới đổ bột vào. Các đầu ngón tay của ông Phát vì thế mà cũng chai sạn đi. Mỗi bánh sẽ được nướng trong khoảng 1-2 phút.

2 thg 5, 2022

Hồ Trà Đa - một đôi mắt khác của Pleiku


Hồ thủy lợi Trà Đa được xây dựng sau giải phóng đất nước năm 1975. Đây cũng là mốc thời gian những cư dân đầu tiên của thị xã Pleiku đến khai khẩn ở vùng đất Trà Đa bây giờ. Ông Bạch Ngọc Tỉnh (74 tuổi, trú tại thôn 4, xã Trà Đa) là một trong số ít những nhân chứng sống của một trong những cuộc di dân thời bấy giờ. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Ngãi, năm 1965, ông cùng gia đình lên Pleiku lập nghiệp. Đến năm 1976, thị xã vận động hơn 100 hộ dân từ trung tâm ra vùng ven Trà Đa để khai hoang đồng ruộng.

Núi Đá hút khách đến ngắm cảnh, check-in

Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, rất nhiều người háo hức leo lên đỉnh núi Đá (còn gọi là Đồi 37 pháo binh) ở cuối đường Nguyễn Văn Cừ (TP. Pleiku) để tham quan, ngắm cảnh, check-in.

Núi Đá cao hơn mực nước biển khoảng 900 m, giáp ranh giữa phường Diên Hồng (TP. Pleiku) và xã Ia Dêr (huyện Ia Grai). Dưới chân núi là rừng thông 3 lá, nương rẫy, ruộng vườn xanh mướt. Lưng chừng núi là hồ nước trong xanh quanh năm với cây cối mọc tự nhiên. Trên núi có những khu đất rộng, khá bằng phằng, rất thích hợp cho việc cắm trại, tổ chức vui chơi.

Núi Đá thu hút khá đông du khách tới tham quan, ngắm cảnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5. Ảnh: Hoàng Cư

Nơi thành lập giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa

Tại huyện Đức Hòa, có một ngôi đình mà bên trong khuôn viên là bia ghi ơn anh hùng liệt sĩ và bia kỷ niệm thành lập lực lượng giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Hàng năm, ngoài lễ cúng Kỳ yên của đình làng, ngày 27/7 và 22/12, tại đình còn có mâm cúng tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ. Đó là đình Mỹ Hạnh thuộc ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Như bao ngôi đình khác, đình Mỹ Hạnh là nơi sinh hoạt cộng đồng, làng xã của người dân và vẫn mang những đặc điểm cơ bản của đình làng ở Nam bộ: Đối tượng thờ phụng là Thành Hoàng Bổn Cảnh, trước đình có bàn thờ ông Hổ,... Ngoài những đặc điểm đó, trong khuôn viên đình còn có bia ghi danh liệt sĩ và bia kỷ niệm nơi thành lập giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa.

Chú Mười - Hội trưởng đình Mỹ Hạnh, kể: “Khu vực này ngày xưa là rừng rậm nên đình được mấy chú, mấy bác làm cách mạng chọn là địa điểm tổ chức các cuộc họp, xuất quân. Đặc biệt, đình được chọn là nơi thành lập lực lượng giải phóng quân liên quận vì Đức Hòa vốn giáp TP.HCM”. Chú Mười nói rằng, tên ấp Tràm Lạc có nghĩa là khu vực rất dễ bị lạc trong rừng tràm. Tên ấp đã nói lên địa thế của vùng trong những năm kháng chiến.

Đình Mỹ Hạnh vừa được trùng tu vài năm trở lại đây từ nguồn kinh phí xã hội hóa

Nguyễn Văn Quá - Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu

Mộ - miếu thờ Nguyễn Văn Quá là nơi an táng và thờ cúng anh hùng Nguyễn Văn Quá, người đã cùng lãnh binh Phan Văn Hớn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu vào ngày 08/02/1885. Ông là người Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ngày nay, miếu thờ ông được người dân và chính quyền địa phương chăm sóc. Câu chuyện về người anh hùng Nguyễn Văn Quá vẫn được lưu truyền tới tận hôm nay.

Từ thầy dạy võ đến phó lãnh binh

Nguyễn Văn Quá là anh hùng thời chống thực dân Pháp. Ông sinh năm 1831, ở làng Mỹ Hạnh (nay là xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa), vốn là người giỏi võ, hiểu rộng, có lòng thương người nên được người dân trong vùng mến mộ. Ông thường xuyên mở lớp dạy võ cho người dân nên được gọi là thầy võ Quá.

Độc đáo làng Việt: Làng cổ Kon K’tu

Cách trung tâm TP.Kon Tum 6 km về hướng đông, làng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa) như một khoảng lặng giữa những xô bồ phố thị.

Kon K’tu là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Kon Tum với tuổi đời trên 300 năm và được xem là ngôi làng cổ đẹp nhất Tây nguyên hiện nay.

Làng cổ bên sông

Con đường về làng Kon K’tu uốn lượn theo những đường cong mềm mại của dòng Đăk Bla huyền thoại. Tiếng là làng trong phố, thế nhưng Kon K’tu vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ xưa của người Ba Na. Nằm giữa làng, mái nhà rông lợp bằng mái tranh cao hơn 13 m như điểm nhấn làm nổi bật lên ngôi làng cổ. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của 138 hộ dân với hơn 736 nhân khẩu.

Trải qua mấy trăm năm dâu bể, ngôi làng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, hoang sơ. Trong làng phần lớn vẫn là những căn nhà sàn theo kiểu truyền thống. Thậm chí vẫn còn nhiều ngôi nhà vách đất nhuốm màu năm tháng.

Mái nhà rông cao vút nằm giữa làng Kon K’tu là nơi sinh hoạt của cả cộng đồng. ĐỨC NHẬT