13 thg 12, 2021

Người Lô Lô uyển chuyển trong điệu múa truyền thống

Người Lô Lô ở hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc đều có những điệu múa riêng đầy bản sắc.


Người Lô Lô ở Hà Giang có hai nhánh là Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa. Lô Lô Đen tập trung ở xã Lũng Cú, Lô Lô Hoa đông hơn sống tại các xã Lũng Táo, Sủng Là, huyện Đồng Văn và huyện Mèo Vạc. Tuy có tên gọi khác nhưng người Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa chỉ khác nhau về trang phục, còn tiếng nói, phong tục tập quán thì không có gì khác biệt. Thiếu thốn về vật chất nhưng người Lô Lô luôn sống trong không khí âm nhạc vui tươi, bên những cây khèn, nhị, hồ, thanh la và những điệu múa làm say đắm biết bao du khách thập phương gần xa.

Dân tộc Lô Lô là một trong 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người cư trú chủ yếu ở tỉnh Hà Giang. Trong ảnh, người Lô Lô hoa, sống tại xóm Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc đang chuẩn bị cho Lễ cầu mưa.

Bảo vật hương án bằng đá gần 600 tuổi ở Bắc Giang

Hương án đá hoa sen là bảo vật quý hiếm của quốc gia hiện đang lưu giữ tại chùa Khám Lạng huyện Lục Nam, Bắc Giang.

Chùa Khám Lạng tại huyện Lục Nam, Bắc Giang là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý - Trần. Chùa nằm trong hệ thống các di tích cổ bên sườn Tây Yên Tử thuộc thiền phái Trúc Lâm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Ngôi chùa hiện còn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa và giá trị kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu là chiếc hương án đá hoa sen có từ thời Lê Sơ.

Hương án đá hoa sen là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá độc đáo, được tạo thành từ nhiều khối đá xanh ghép lại thành một khối lớn hình chữ nhật có kích thước dài 3,12m, rộng 1,4m, cao 1,2m, được chia thành ba phần chính là mặt, thân và chân đế.

12 thg 12, 2021

Lộc Hà có bún Đại Lự - vừa dai sợi vừa thơm ngon

Từ bao đời nay, người dân thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã gắn bó với nghề làm bún truyền thống. Nghề làm bún đã tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát triển...

Chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn Đại Lự (xã Hồng Lộc) chuẩn bị đưa sản phẩm của quê hương đến với người tiêu dùng.

Để chuẩn bị cho phiên chợ chiều, từ lúc 9h sáng, chị Nguyễn Thị Hiền đã phải gấp rút ngâm gạo, nghiền ướt mịn, làm ráo, nhào, ép đùn... để 2h chiều kịp đến cơ sở của anh Đặng Đỉnh lọc bột, làm sợi, hấp chín (sản phẩm cuối cùng).

Chợ sớm Hương Phong

Không quá đông đúc, tấp nập nhưng chợ sớm Hương Phong vẫn là điểm đến thú vị của nhiều người muốn trải nghiệm hay đơn giản chọn cho gia đình những mớ tôm, cua, cá tươi xanh.

Cảnh mua bán tôm ở chợ

Cầu Tam Giang, điểm “check- in” quen mà lạ

Khi cầu Tam Giang trở thành điểm “check- in” mới, thu hút giới trẻ, những người đã quá quen thuộc với cây cầu này như tôi “giật mình”, thấy đẹp lạ làm sao.

Cầu Tam Giang lúc hoàng hôn

Với những người dân đã và đang sống bên chân phá như tôi, cầu Tam Giang nghe thật lạ tai, bởi lâu nay chúng tôi thường gọi với cái tên thân quen là cầu Ca Cút. Ngày trước, chưa có cây cầu này, mỗi lần muốn lên phố quả thật khó khăn. Việc lụy đò suốt thời gian dài cũng là lý do khiến kinh tế - xã hội ở vùng Ngũ Điền và xã Hải Dương ít có điều kiện phát triển.

11 thg 12, 2021

Về chợ Chuồn “ăn cả thế giới”

Có vẻ như nhiều người đã quá quen với bánh xèo cá kình ở chợ làng Chuồn, xã Phú An (Phú Vang). Thế nhưng, nếu ai đã từng đặt chân đến đây hẳn sẽ biết chợ Chuồn còn nhiều món ngon khác không nên bỏ qua.


Chợ Chuồn cách Huế chỉ tầm 15 phút đi xe máy. Sáng sớm nếu bạn muốn vừa đi ăn sáng, vừa có thời gian cà phê thì tầm 6h30 là có thể xuất phát. Từ đường Phạm Văn Đồng (TP. Huế) Quốc lộ 49 chạy thẳng đến đoạn đèn xanh đèn đỏ ngay ngã tư rẽ vào xã Phú Mỹ, chỗ Khu đô thị Phú Mỹ Thượng, đi tầm vài trăm mét là có đường rẽ vào rồi chạy thẳng một mạch là tới. Nếu bạn đi đường Thủy Dương - Thuận An lại càng thuận lợi hơn. Ngay ngã giao nhau giữa đường nhựa và đường bê tông cũng đoạn Phú Mỹ đó là chạy thẳng tầm hơn 5-7 phút là tới.