6 thg 4, 2020

Tản mạn xích lô Huế

Du khách đến Huế đi thăm thú cảnh đẹp Cố đô bằng một cuốc xích lô là thú vui tao nhã và luôn đem lại những cảm xúc thú vị khó tả. Xích lô Huế màu sắc không loè loẹt, vóc dáng không cao quá khiến cho người ngồi cảm thấy chông chênh nhưng cũng không quá thấp để khó bề quan sát cảnh vật ở chung quanh, và không quá rộng để cho đôi tình nhân cảm thấy xa cách mà cũng chẳng quá chật để cho ai đó cảm thấy ngại ngùng mỗi lúc phải ngồi chung... 

Đi xích lô giữa khung cảnh phố phường trầm mặc đầy hoài cổ của xứ Huế bao giờ cũng đem lại cái cảm giác phiêu diêu rất lạ. Nếu không tin bạn cứ thử lên một chiếc xích lô, ngả mình vào tấm đệm ghế êm mềm rồi thử một vòng dạo quanh thành phố Huế thì sẽ thấy ngay được cái cảm giác tuyệt vời hiếm có đó.

Xe chạy êm êm chậm rãi lướt đi trên những con đường rợp bóng lá me bay. Xe đi đến đâu thành quách, phố xá, dòng sông và cả những khu vườn yên tĩnh hiện dần ra đến đấy khiến cho lòng người như chẳng thể muốn rời xa. Đi xích lô trên đường phố Huế, dù là khách lạ hay quen bao giờ cũng có cái cảm giác như mình vừa ở đâu xa nay mới được trở về nhà, về với Huế yêu thương và gần gũi.

Đoàn xích lô đưa du khách đi tham quan kinh thành Huế. Ảnh: Thanh Hòa

Bánh đúc chấm tương

Bánh đúc là món ăn bình dị suốt bao đời ở Hà Nội. Cùng với sự phát triển của đô thị, bánh đúc cũng biến tấu đi, mới mẻ hơn, độc đáo hơn thành những món bánh như: bánh đúc nóng, bánh đúc thịt... Nhưng dù có bao nhiêu loại bánh đúc khác xuất hiện đi nữa thì món bánh đúc lạc chấm tương truyền thống vẫn luôn hiện hữu và được ưa thích nhất. 

Món bánh đúc chấm tương bắt đầu có ở Hà Nội khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, khi xung quanh những ngôi nhà tập thể mọc lên những hàng quán bán đồ ăn vặt. Thế nhưng, ở Hà Nội bây giờ bánh đúc được bán ở nhiều nơi như các gánh hàng rong trên phố, hoặc các khu chợ như chợ Đồng Xuân, hàng Bè và nhiều nhất là ở Phủ Tây Hồ.

Những miếng bánh đúc trắng mịn, loáng thoáng lạc và dừa được xếp gọn gàng trên đĩa. Thời xưa, người làm bánh đúc rất cầu kỳ ở khâu chuẩn bị bột bánh. Bột làm từ gạo tẻ ngon, ngâm đủ 10 tiếng, có nơi ngâm đến 3 ngày tới khi bóp gạo tan thành bột, rồi đem bột ngâm với nước vôi trong hoặc nước tro. Ngày nay, các bước làm bánh cũng được rút gọn đi nhiều. Người ta sử dụng bột gạo xay sẵn ngâm với nước và nước vôi trong khoảng nửa tiếng rồi đem xay thành bột nước là sử dụng được

Những miếng bánh được cắt nhỏ đem chấm với nước tương sẽ tạo nên một hương vị quà quê truyền thống đậm nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa. 

Bánh mì thanh long

Sau khi ra mắt bánh mì thanh long được người Sài Gòn yêu thích, xếp hàng dài chờ mua, "vua" bánh mì Kao Siêu Lực đã chia sẻ công thức làm bánh mì thanh long, hy vọng giúp giải cứu cho người nông dân trong thời dịch COVID - 19. 
Một số địa chỉ mua bánh mì thanh long:
  • Tiệm bánh ABC Bakery trên đường Nguyễn Trãi 
  • (quận 5, Tp. HCM)
  • Một số siêu thị BigC chi nhánh miền Bắc như BigC Thăng Long (Hà Nội), BigC Hạ Long (Quảng Ninh) và BigC Đà Nẵng.

Ông Kao Siêu Lực, chủ thương hiệu bánh kẹo Á Châu - ABC và cũng là Chủ tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á cho biết, ông quyết định công bố công thức bánh mì thanh long để tất cả mọi người đều có thể làm loại bánh mì này, giúp giải cứu nông dân đang phải bán đổ bán tháo thanh long vì không xuất khẩu được.

Những quả thanh long là nguyên liệu đặc biệt để chế biến thành món bánh mì mới lạ.

Ý nghĩa tâm linh của Duyệt Thị Đường

Có tầm vóc như “ngôi đền thiêng” của nền nghệ thuật cung đình nhà Nguyễn, mỗi đường nét kiến trúc của Duyệt Thị Đường đều ẩn chứa những ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện sự tôn thờ cái đẹp của đấng quân vương.

Nằm bên trong Tử Cấm Thành Huế, Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm 1826, triều vua Minh Mạng, là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam. Công trình là nơi biểu diễn các vở tuồng cung đình dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan khách thưởng thức.

Ý đồ phong thủy của Hiển Lâm Các ở Hoàng thành Huế

Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, không có bất kỳ công trình nào trong khu vực Hoàng thành được phép xây cao hơn Hiển Lâm Các. Vì sao lại như vậy?

Nằm ở phía Tây Nam Hoàng thành Huế, Hiển Lâm Các được xây dựng từ năm 1821 - 1822, là nơi thờ cúng các chiến công của các vua đời trước cũng như ghi công các công thần khai quốc

Khám phá trận Ngọc Hồi qua mô hình lịch sử ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Trận Ngọc Hồi 1789 giữa đại quân của hoàng đế Quang Trung với quân Thanh là một trong những trận đánh quan trọng nhất lịch sử Việt Nam. Cùng khám phá trận đánh này qua mô hình lịch sử của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Trận Ngọc Hồi là trận tấn công then chốt của hướng chính binh Tây Sơn vào ngày 30/ 1/1789, do Hoàng đế Quang Trung chỉ huy trong cuộc chiến chống quân Thanh can thiệp ở phía Bắc Bộ.