23 thg 4, 2019

Quán cà phê cho khách ngồi dưới hồ cá ở Cần Thơ

Bàn được đặt dưới hồ nước để khách vừa uống nước vừa ngắm hoặc cho đàn cá koi, cá trê màu hồng ăn.

Quán cà phê ngắm cá nằm trong khu dân cư 586, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Quán có diện tích gần 400 m2, phần lớn là không gian mặt nước. 

22 thg 4, 2019

Lễ rước nước Hội làng Thổ Khối

Hội làng Thổ Khố ở xã Cự Khối, huyện Gia Lâm, Hà Nội được được tổ chức vào đầu tháng 2 âm lịch hằng năm. Hội làng Thổ Khối diễn ra với nhiều hoạt động mang nét văn hóa đặc trưng truyền thống đồng bằng Bắc bộ nhưng để lại nhiều ấn tượng nhất là nghi thức rước nước từ sông Hồng. 

Là lễ thức mở đầu hội, lễ rước nước cũng là phần quan trọng nhất. Đoàn rước nước đi lấy nước sạch trong, tinh khiết ở sông Hồng về để tắm tượng Thành Hoàng. Đây vừa thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những vị thần được dân làng thờ phụng đồng thời cũng là mong ước của những cư dân ven sông cầu một năm thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu.

Người làng Thổ Khối làm lễ rước nước ngay trong sáng ngày khai hội. Đi đầu đoàn rước là đội cờ, trống, chiêng, bát bửu, phường bát âm, kiệu Thành Hoàng làng, kiệu chóe đựng nước, đội tế và cuối cùng là dân làng. Đoàn rước khởi thành từ đình Thổ Khối theo đường đê hướng ra sông Hồng.

Đoàn rước nước Hội làng Thổ Khối bắt đầu từ đình làng hướng ra sông Hồng.

Du lịch trang trại phát triển ở xứ sở ngàn hoa

Mô hình trình diễn trồng rau thủy canh và dịch vụ du lịch tham quan vườn rau sạch tại địa chỉ số 40 Vạn Thành, phường 5 (Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng) của Công ty TNHH Đà Lạt Rau thủy canh đã và đang thu hút đông đảo du khách tới tham quan, khám phá. 

Đến đây, du khách sẽ thấy một vùng nhà lồng rộng mênh mông trải dài hết thung lũng. Bên cạnh dải đất trồng các loại hoa truyền thống của làng hoa Vạn Thành như đồng tiền, hồng… xen lẫn các loài hoa leo là lối nhỏ vừa đủ một người đi dành cho khách tham quan. Những nhà lồng rau thủy canh xanh ngát nổi bật trên nền trắng của hệ thống ống dẫn dài hun hút, tiếng nhạc dặt dìu đưa bước chân du khách.

Từng là cán bộ ngân hàng, anh Nguyễn Văn Dương – Giám đốc công ty sau khi ra nước ngoài tìm hiểu đã quyết định đổi nghề sang làm nông nghiệp. Với lựa chọn đầu tư vào hệ thống trồng rau thủy canh để tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn, anh Nguyễn Văn Dương còn biết kết hợp với làm du lịch tại xứ sở ngàn hoa luôn thu hút đông dảo khách du lịch này.

Hồ nước gắn liền với những câu chuyện tình buồn ở Đà Lạt

Cạnh hồ Than Thở là nấm mồ của đôi trai gái yêu nhưng không đến được với nhau, viết nên một chuyện tình buồn đi vào thơ nhạc. 

Hồ Than Thở nằm giữa khu rừng thông hoang sơ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km, theo trục đường Quang Trung - Hồ Xuân Hương. 
Trước kia, vùng này có một cái ao gọi là Tơ Nô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập, xây dựng hồ chứa nước rộng 8,5 ha, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt, tạo thành hồ như hiện nay. 

Dinh thự có hầm và bãi đáp trực thăng của vua Bảo Đại ở Đà Lạt

Dinh 1 gồm nhiều phòng sang trọng và có hệ thống đường hầm kiên cố dài hàng trăm mét dẫn ra bãi đáp trực thăng. 

Toạ lạc trên độ cao 1.550 m, Dinh 1 (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) do triệu phú người Pháp, Robert Clément Bourgery, xây dựng. Sau đó, vua Bảo Đại mua lại làm tổng hành dinh của mình trong thời gian là Quốc trưởng Hoàng triều Cương thổ, tức vùng đất Tây Nguyên ngày nay (1949-1955). 
Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (1913-1997), vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn và phong kiến Việt Nam. 

Căn phòng Charlie Chaplin trong khách sạn lâu đời nhất Hà Nội

Vua hề Charlie Chaplin từng nghỉ trong khách sạn ở Hà Nội và tên ông hiện được đặt cho một căn phòng với giá thuê hơn 3.000 USD mỗi đêm. 

Năm 1936, sau khi tổ chức lễ cưới tại Trung Quốc, vua hề Charlie Chaplin cùng vợ là minh tinh màn bạc Paulette Goddard hưởng tuần trăng mật tại khách sạn trên đại lộ Henri Rivière (nay là phố Ngô Quyền, Hà Nội). Sau đó, khu nghỉ dưỡng đã lấy tên ông đặt cho một căn phòng trên tầng 3 của tòa nhà hướng ra mặt đường Ngô Quyền. 

Đền thờ vua Hùng gần trăm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Đền thờ vua Hùng trong Thảo Cầm Viên (quận 1) được xây dựng năm 1926, là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn. 

Đền thờ vua Hùng nằm cạnh quầy vé Thảo Cầm Viên (quận 1, TP HCM), do người Pháp xây dựng năm 1926. Công năng ban đầu của công trình là đền tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. 
Sau năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, công trình được đổi tên thành đền Quốc Tổ Hùng Vương. 

Đền tưởng niệm các vua Hùng lớn nhất Nam Bộ ở Sài Gòn

Công trình mang nét kiến trúc hiện đại kết hợp truyền thống dân tộc, tọa lạc trên khu đất rộng 400 ha.

Khu đền tưởng niệm các vua Hùng nằm trên một quả đồi cao hơn 20 m thuộc công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc rộng hơn 400 ha (phường Long Bình, quận 9), cách trung tâm TP HCM khoảng 30 km. 

21 thg 4, 2019

Tiếng lòng người bản Phẻo

Từ bao đời nay, hát Then là tiếng lòng của người Tày, ẩn chứa những giá trị văn hóa lịch sử dân tộc được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, đồng bào dân tộc Tày ở bản Phẻo xã Xuân Giao huyện Bảo Thắng (Lào Cai) luôn có ý thức gìn giữ những điệu hát Then cổ truyền như một báu vật. 

Chúng tôi gặp nghệ nhân hát Then Tày Nông Văn Sin tại lễ hội Lồng Tồng vào những ngày đầu Xuân. Ở tuổi ngoài 50, thày Then Nông Văn Sin vẫn nhanh nhẹn, linh hoạt trong từng ngón đàn lúc trầm, lúc bổng dẫn dắt đội Then bản Phẻo nhịp nhàng trong từng điệu múa.

Thày Nông Văn Sin cho biết, hát Then gắn bó với ông từ thuở lọt lòng rồi “ngấm” từ lúc nào cũng không hay. Hơn 30 năm nay, ông cùng với cây đàn tính phiêu du khắp miền sơn cước Tây Bắc đến những hội Xuân của người Tày, đến các gia đình làm nghi lễ cổ truyền, lễ cấp sắc Then… Ông bảo, người Tày yêu Then lắm vì Then là ông Trời mang lại những điều an lành, tốt đẹp cho người Tày. Khi âm thanh dặt dìu của đàn tính cất lên hòa cùng những điệu múa Then cổ thì không ai muốn về nữa.

Nghệ nhân Nông Văn Sin hơn 30 năm gắn bó với cây đàn tính và là một trong số ít các nghệ nhân ở Lào Cai am hiểu các làn điệu Then cổ của người Tày.

Tết rừng của đồng bào Mông Nà Hẩu - Yên Bái

Cuối tháng Giêng hàng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái lại tổ chức Lễ hội cúng rừng hay còn gọi là Tết rừng. 

Tết rừng của đồng bào Mông diễn ra ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích gần 17.000 héc ta, là nơi có thảm thực vật phong phú và cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm của Việt Nam.