25 thg 4, 2019

Trở lại bến đợi, làng chờ

Tôi trở lại bến Đợi của làng Chờ (xã Ya Ly, huyện Sa Thầy) vào một ngày đầy nắng tháng 3. Bến Đợi là một trong những điểm du lịch của huyện Sa Thầy. Nơi đây, dù chỉ cách trung tâm huyện lỵ Sa Thầy không xa, nhưng do vị trí của làng Chờ nằm riêng về một nhánh đường, nên không gian khá yên tĩnh...

Đến với làng Chờ là đến một nơi mà cảnh quan và cuộc sống, sinh hoạt của con người diễn ra trong không khí thanh bình, phảng phất nét hoang sơ, với những mái nhà sàn của đồng bào Gia Rai dưới bạt ngàn cây xanh hòa quyện. Ở đây du khách sẽ được tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, đắm mình trong không khi lễ hội mang đậm nét văn hóa của đồng bào Gia Rai, hít thở không khí trong lành, sống chậm lại một chút, tạm quên đi cuộc sống bận rộn với những mưu sinh thường ngày chốn “phồn hoa, đô hội”…

Năm 1995, để đảm bảo cho việc khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Ya Ly, người dân làng Chờ phải di dời về nơi ở mới. Thể theo nguyện vọng của người dân, bến Đợi chính là bến nước được chính quyền địa phương chọn để người dân làng Chờ làm nơi ở mới (và vẫn lấy tên làng cũ làm tên của làng tái định cư- làng Chờ).


Bình yên làng Chờ 

Củi hứa hôn của thiếu nữ Rơ Ngao ở Pô Kô

Bắt đầu tuổi cập kê, những cô gái Rơ Ngao (Ba Na) ở xã Pô Kô, huyện Đăk Tô đã biết vào rừng kiếm củi mang về chất đầu nhà, sau bếp đợi đến khi tìm được ý trung nhân, tổ chức đám cưới sẽ mang tặng mẹ chồng. Không chỉ là sính lễ về nhà chồng, củi hứa hôn còn là thước đo sự giỏi giang, khéo léo và tình yêu dành cho chồng của người con gái.

Sính lễ về nhà chồng


Dù đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” 4 năm rồi nhưng Y Nhung (làng Tu Peng) vẫn nhớ như in chuyện ngày còn thiếu nữ từng lặn lội vào tận rừng sâu, lên núi cao kiếm những bó củi đẹp đẽ để làm lễ vật mang tặng mẹ chồng lúc cưới.

Y Nhung kể: Mình lấy chồng năm 19 tuổi, nhưng từ hồi 14 tuổi, cha mẹ đã giục mình là phải lo kiếm củi để sau này làm lễ vật khi lấy chồng. Suốt 5 năm ròng, lúc nào có thời gian là mình đều đi kiếm củi mang về chất đầy đầu nhà, che đậy cẩn thận. Đến lúc cưới, mình kiếm được hơn 100 bó to bằng cái gùi. Trước hôm cưới 2 ngày, mình nhờ anh em, bạn bè đưa sang nhà chồng, mẹ chồng vui lắm. Bà đem củi chia cho anh em trong nhà, còn lại để đun mấy năm rồi vẫn chưa hết.

Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên Thác Ràng

Cách ngã ba Trị An khoảng chừng 70km, cách Sài Gòn khoảng hơn 110km, tọa lạc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) thác Ràng còn khá hoang sơ và huyền bí. Đến với thác Ràng du khách sẽ cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, tiếng nước chảy và cảnh quan hùng vĩ của dòng thác nơi đây.

Khám phá chùa Lầu

Chùa Lầu (Tịnh Biên) tuy đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng, nhưng đã có nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh vào ngày cuối tuần, nhất là các bạn trẻ...

Phước Lâm Tự hay còn được gọi là chùa Lầu, tọa lạc tại khóm Xuân Phú (thị trấn Tịnh Biên, Tịnh Biên). Sở dĩ chùa được gọi là chùa Lầu, bởi được xây dựng rất nhiều tầng trông rất độc đáo. 

23 thg 4, 2019

Nghề nuôi ong trên cao nguyên đá

Nuôi ong lấy mật từ phấn hoa bạc hà là một nghề có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số tại 4 huyện vùng cao nguyên đá của Hà Giang (gồm huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ). 

Có thể gọi đây là một trong những nghề truyền thống của vùng vì trước đây người dân trong vùng đã có thói quen nuôi khoảng 5 - 10 tổ ong trong nhà để lấy mật. Khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhộn nhịp nhờ đường xá nối giữa miền xuôi với miền ngược thuận tiện hơn.


Làng làm két bạc Đại Tự

Làng Đại Tự (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) có khoảng 450 hộ dân, trong đó 50 hộ làm chủ các xưởng sản xuất, chủ yếu làm két bạc với 40 Giám đốc xuất thân từ nông dân nên nhiều người gọi Đại Tự là làng Giám đốc vùng quê.

Như có sự sắp xếp từ đường lộ biên huyện tới đường trục vào đầu làng có hàng chục nhà xưởng san sát liền kề nhau chuyên sản xuất két bạc mà tên doanh nghiệp đều mở đầu bằng chữ Việt: Việt Á, Việt Quang, Việt Hàn, Việt Đức.

Làm được một chiếc két bạc phải trải qua rất nhiều công đoạn. 

Tới thăm đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Di tích đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải là một trong những điểm du lịch Quảng Trị thu hút đông đảo du khách dừng chân ghé thăm, mỗi khi có dịp đến vùng đất này.
Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là cụm di tích nổi tiếng của Quảng Trị, nằm ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải kéo dài gần 15 km. Phía Bắc của cụm di tích nằm ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; còn phía Nam nằm ở thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do Linh; cách thị trấn Hồ Xá 7 km về phía Nam và cách Thành phố Đông Hà 22 km về phía Bắc. 

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình dài gần 100 km, dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa biển Cửa Tùng. 

Con đường Phật giáo

Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) và chùa Bái Đính (Ninh Bình) tọa lạc trên dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có cảnh quan hùng vĩ và nhiều chứng tích ghi dấu ấn sự phát triển của Phật giáo Việt Nam đã gắn kết hình thành trục du lịch tâm linh thu hút khách thập phương gần xa đến vãn cảnh, bái Phật. 

Hành hương về miền đất Phật


Chúng tôi hành hương về đất Phật chùa Hương cầu mong sự an lành, may mắn. Qua đền Trình, thuyền đưa chúng tôi đến bến Trò để lên vãn cảnh chùa Thiên Trù. Đây là ngôi chùa chính trong quần thể di tích chùa Hương, tọa lạc trên khu đất thuộc thung Mang, được khởi dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

Theo Phật thoại, chùa Hương là nơi lưu dấu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo. Từ lâu, Chùa Hương được biết đến là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc với cả quần thể rộng lớn gồm nhiều chùa, đền đình khác nhau.

Du khách ngồi đò xuôi theo dòng suối Yến vào sáng sớm vãn cảnh đi lễ chùa Hương. Ảnh: Tất Sơn 

Hai ngày leo núi Tả Liên ngắm hoa đỗ quyên

Tả Liên là ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam nằm giữa Lai Châu và Lào Cai, có hoa đỗ quyên nở tháng 4, cây phong chuyển màu tháng 10. 

Đỉnh núi Tả Liên cao 2.996 m. Hiện nay, cung đường trekking được nhiều người lựa chọn xuất phát từ xã Tả Lèng, Tam Đường, Lai Châu. Du khách có thể bắt xe lên Sa Pa thuê xe máy, rồi di chuyển vào chân núi, hoặc đi tuyến Hà Nội – Lai Châu, dừng ở xã Tả Lèng, thuê xe ôm chở vào điểm trekking. Hành trình chinh phục đỉnh Tả Liên thường mất hai ngày một đêm. 

5 không gian cà phê ở Đà Lạt phải check-in dịp lễ 30/4

Từng góc nhỏ tại Still Cafe hay tiệm Cô Bông đều được chăm chút tỉ mỉ và bày trí bắt mắt. 

Tiệm cà phê Cô Bông 
Địa chỉ này bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2017, níu chân du khách bởi không gian cà phê trong một căn nhà đá xây từ những năm 1990. Những tấm biển hiệu vẽ tay đậm chất retro, gian bếp nhỏ với nhiều vật dụng xưa hay tấm lịch treo tường, tivi đời cũ... sẽ đưa bạn quay trở lại quá khứ. 
Qua một thời gian hoạt động và một lần sửa chữa, quán vẫn là địa chỉ check-in được đông du khách lui tới khi có dịp đến Đà Lạt. Ảnh: Trân Võ.