17 thg 7, 2018

Thiên nhiên kỳ vĩ trên tuyến tàu hỏa Xuyên Việt

Trong hành trình du lịch bằng tàu hoả dọc theo tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam, thiên nhiên kỳ vĩ, dáng hình đất nước hiển hiện ra bên khung cửa sổ, đẹp một cách tuyệt diệu.


Việt Nam luôn là một trong những điểm đến được yêu thích nhất tại khu vực Đông Nam Á, với bờ biển dài, cảnh sắc thiên nhiên phong phú và tươi đẹp. Để khám phá hết vẻ đẹp của dải đất hình chữ S và trải nghiệm cuộc sống thi vị, có lẽ không gì tuyệt vời hơn một chuyến tàu dọc theo chiều dài đất nước.

Úp mặt vào đá cầu nguyện trong ngôi đền Ấn Độ ở Sài Gòn

Mỗi ngày ở đền bà Mariamman (quận 1) đều có nhiều người đến úp mặt vào phiến đá lớn để giãi bày nỗi lòng. 

Đền bà Mariamman được xây dựng đầu thế kỷ 20, là ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn, tọa lạc trên đường Trương Định (quận 1, TP HCM). Đền còn có tên gọi khác là chùa Bà Ấn thờ thần Mariamman. Đây là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui... 

16 thg 7, 2018

Những tảng đá khổng lồ có hình thù kỳ dị ở Bình Thuận

Nằm gần Hải đăng Kê Gà là bãi đá màu trắng, vàng nhạt như bày binh bố trận.

Bãi đá nằm gần hải đăng Kê Gà là thắng cảnh du lịch của Bình Thuận được nhiều du khách biết tới. Nhiều đôi uyên ương cũng chọn địa điểm này làm nơi chụp ảnh cưới. 

Làng gốm Thanh Hà 500 năm tuổi

Những gì còn lại ở làng gốm hơn 500 tuổi này vẫn là một minh chứng sống động về một nghề thủ công đã từng có thời kỳ phát triển rực rỡ ở Hội An.

Làng gốm Thanh Hà nằm bên sông Thu Bồn, cách khu phố cổ Hội An 3 km về phía tây, có nguồn gốc từ Thanh Hóa, được hình thành từ cuối thế kỷ 15; tiếp thu những tinh hoa của xứ Quảng và đã phát triển rực rỡ vào thế kỷ 16, 17 cùng đô thị Hội An. Gốm Thanh Hà từng là một mặt hàng được mua bán trao đổi khắp các tỉnh miền trung.

Những “ô màu” Tây Bắc không thể bỏ qua mùa nước đổ

Những người yêu thiên nhiên, ưa xê dịch chắc chắn không thể bỏ lỡ những bức tranh Tây Bắc vào một trong hai thời điểm đẹp nhất - mùa nước đổ.

Tháng 5, tháng 6, những thửa ruộng bậc thang Tây Bắc rộn ràng vào mùa đổ ải. Từ trước đó, người Mông, người Dao, Hà Nhì đã hối hả lên nương phát cỏ dại, đắp lại bờ, mặt ruộng, mở đường dẫn nước.

Chiếc nỏ trong đời sống văn hóa miền núi

Bắn nỏ ngày nay đã trở thành một bộ môn thể thao chính thức của dân tộc. Tại các hội thi thể thao, môn bắn nỏ luôn thu hút được sự chú ý và tham dự của đông đảo bà con. Với người Việt Nam, đặc biệt là đồng bào miền núi, chiếc nỏ có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống thường nhật.

Nguyên mẫu chế tác nỏ từ ngàn xưa


Mặc dù được chế tác từ cây rừng nhưng ở mỗi một Mường hay một vùng địa lý khác nhau thì sẽ có cây rừng khác nhau để làm cánh nỏ. Thân nỏ thường dùng gỗ dẻo để làm vì cây này chắc, rắn, chịu khô tốt nên không bị cong vênh. Người ta cũng hay dùng gỗ dổi để làm thân nỏ, bởi dổi có mùi thơm khi đi săn bắn thú rừng khó phát hiện thợ săn. Còn gỗ để làm cánh thường dùng hai loại gỗ, gỗ hai bên núi đá là loại cây rất dẻo, dai đàn hồi tốt. Gỗ này nhân dân thường dùng để làm cán cuốc, cán búa hoặc làm các bẫy thú. Cánh nỏ chọn loại tre đặc biệt để làm, tre không quá già không quá non cây không bị cụt ngon, không bị cớm.


Chiếc nỏ của đồng bào miền núi.