23 thg 12, 2017

Con voi trong văn hóa M’nông

Đối với đồng bào M’nông nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, con voi không chỉ là một tài sản lớn của gia đình, dòng họ mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần.

Con voi là tài sản lớn của đồng bào M'nông và các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Lê Phước 

Tương truyền rằng, xưa kia ở trên đỉnh núi Nâm Kar (núi lửa Đèo 52) có một hồ nước rộng mênh mông, trong hồ có rất nhiều cá, cây cỏ sinh sống. Biết được điều này và do hoàn cảnh đưa đẩy, một thanh niên trong vùng đã đến đây đánh bắt cá về nướng ăn mà không hề hay biết rằng đây là cá do thần núi nuôi.

22 thg 12, 2017

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm trưng bày hiện vật Chăm vào loại độc nhất vô nhị trên thế giới. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hiện tại, Bảo tàng đang lưu giữ 3 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bảo tàng tọa lạc tại số 2, đường 2 Tháng 9, quận Hải Châu, ngay giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2 Tháng 9. Bảo tàng có tổng diện tích 6.673m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000m². 

21 thg 12, 2017

Người Sài Gòn đi tàu buýt

Sau nhiều tháng chờ đợi, người dân Sài Gòn và du khách đã được trải nghiệm một loại hình vận chuyển mới lạ là “tàu buýt đường sông”, vừa được đưa vào khai thác từ cuối tháng 11/2017. 

Vào một sáng chủ nhật, chị Đinh Thị Hằng, 38 tuổi, nhà quận Thủ Đức cùng gia đình mua vé từ bến Linh Đông, quận Thủ Đức để trải nghiệm chuyến tàu buýt đầu tiên ở thành phố. Không còn cảnh khói bụi, kẹt xe, nắng gắt… như đường bộ mà thay vào đó là sự mát mẻ, thoáng đãng khi tàu buýt chạy trên sông. Cảm giác mới lạ, hào hứng, thích thú là điều nhận thấy ở chị Hằng cũng như mọi người khi có mặt trên tàu buýt này.

Neo đậu ở bến Bạch Đằng, tàu buýt nổi bật với màu vàng. Tàu được thiết kế dài 18 mét theo dạng cánh ngầm hiện đại. Nội thất bên trong tàu rộng rãi, sạch sẽ có 6 dãy ghế nhựa màu xanh với 80 chỗ ngồi. Trên tàu trang bị hệ thống đèn, điều hòa, báo cháy, nhà vệ sinh… Các cửa kính được thiết kế rộng để du khách có thể thoải mái phóng tầm mắt ngắm cảnh hai bên bờ sông Sài Gòn.


Tuyến tàu buýt đường sông đầu tiên được Sở Giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Thường Nhật phối hợp thực hiện.

Xe xưa người cũ

Trong tất tả ngược xuôi cuộc sống hiện đại thì những chiếc xe đạp cổ đã điểm thêm nét đẹp cho Thủ đô ngàn năm văn hiến. Mỗi chiếc xe là một câu chuyện không thể quên trong ký ức mỗi người về một thời kỳ của Hà Nội cách đây nửa thế kỷ. 

Trong cái rét ngọt đầu Đông, chúng tôi theo chân ông Nguyễn Mạnh Hùng (Kim Hoa – Phương Liên – Đống Đa) ra Hồ Tây tụ họp với những thành viên CLB xe đạp cổ Hà Nội Xưa và nay và CLB xe đạp Peugeot Hà Nội. Trang phục của những hội viên đến đây rất trang trọng, lịch lãm. Dù là đạp xe thể dục nhưng nhiều cụ ông với giày tây, áo vest, mũ phớt chẳng khác gì đang đi dự tiệc.


Mỗi sáng chủ Nhật, các thành viên CLB xe đạp Hà Nội Xưa và nay lại hẹn gặp nhau tại đường Thanh Niên. Thành lập đã được 9 năm, đến nay CLB đã có gần 100 thành viên, có độ tuổi từ 20 cho đến 80 tuổi.

Thú vị du lịch bắn nỏ tại bản Áng, Mộc Châu

Thử thách tài năng của bản thân cùng cây nỏ của người Thái đem lại cảm xúc thú vị cho du khách khi đến Mộc Châu.

Với các dân tộc ở Mộc Châu cây nỏ gần như trở thành một thứ dụng cụ không thể thiếu cùng với dao, cuốc, xẻng... trong quá trình chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển.

Đó là thứ vũ khí để bảo vệ mình trước thú dữ, để đi săn lấy thực phẩm, để thể hiện tài năng của một người đàn ông trước cộng đồng và để chinh phục… người con gái xinh đẹp mình đang để ý.

Mỗi dân tộc lại có cây nỏ riêng của mình, người Thái cũng vậy. Ngày nay, cây nỏ không còn dùng để đi săn nữa, nhưng trong các gia đình gần như đều có treo một cây ở góc nhà, góc bếp, để trang trí, đôi khi để người đàn ông còn hoài mong về một thời xưa cũ khi thú rừng còn đầy núi, còn tìm về tận chân cột nhà. 


Ngắm hoa sở nở trắng rừng nơi vùng biên giới Quảng Ninh

Những ngày này, hoa sở đang nở rộ trắng muốt trên bạt ngàn rừng núi Bình Liêu, Quảng Ninh.

Cây sở còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè, thường gặp ở nhiều vùng rừng núi Đông Bắc. Cây sở đi vào trong thi ca với những hình ảnh đẹp “Chiều biên giới, khi mùa đào hoa nở, khi mùa sở ra cây”, “Lối đèo xưa hoa sở trắng bên đồi”,…