15 thg 11, 2017

Sắc màu khăn đội đầu của người La Hủ

Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam, bộ trang phục truyền thống bao giờ cũng thể hiện những đặc trưng văn hoá của mỗi tộc người ở từng vùng với những nét rất riêng. Và với người phụ nữ La Hủ (Mường Tè – Lai Châu), chiếc khăn đội đầu cầu kỳ, độc đáo thể hiện khát vọng sinh sống hài hòa với thiên nhiên. 

Người La Hủ vấn khăn rất cẩn thận, đây là tập hợp của nhiều công đoạn để xếp chồng lên đầu bốn lớp tạo nên chiếc khăn liền với tóc hoàn chỉnh. Đầu tiên họ rẽ ngôi giữa mái tóc dài rồi cố định bởi một chiếc vòng làm bằng nhựa có màu nâu đỏ. Sau đó họ sẽ đội lên đầu chiếc khăn vải được thêu hoa văn cầu kỳ có đính cườm trắng. Là phần chính của chiếc khăn nên đây là nơi để mỗi người phụ nữ La Hủ thể hiện sự khéo léo, chăm chút trong thêu thùa.

Thường họ dùng vải màu xanh, đỏ làm nền rồi thêu hoa văn với chỉ màu để làm khăn. Tuy có nhiều màu nhưng qua những bàn tay khéo léo khăn được xử lý khi thêu khá hài hòa và quan trọng nhất nó phù hợp và đẹp theo quan niệm thẩm mĩ của người La Hủ.

Chiếc vòng làm bằng nhựa màu nâu đỏ dùng để cố định những nếp tóc là lớp đầu tiên của khăn đội đầu người La Hủ.

Đại Nam - nơi không còn giới hạn mọi đam mê

Khu du lịch (KDL) Đại Nam (1765A Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp An, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) với Trường đua Đại Nam kể từ khi đi vào hoạt động đã đánh dấu chặng đường phát triển mang tính đột phá nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về du lịch văn hóa - giải trí - thể thao của du khách. 

Bà Nguyễn Phương Hằng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam chính là người nêu ý tưởng và là người điều hành trực tiếp Trường đua Đại Nam, mô hình trường đua phức hợp “5 trong 1” và là một sân chơi tầm cỡ quốc tế phục vụ cho du khách trong và ngoài nước.

Trong suốt 10 năm qua, Đại Nam không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ và đổi mới tầm nhìn chiến lược, đặt du khách là trung tâm của sự phát triển để phấn đấu trở thành một khu du lịch không chỉ đẹp từ các công trình mà còn hoàn hảo cả về chất lượng dịch vụ.

Bình yên Ba Bể

Nằm lọt giữa những vách núi đá vôi và khu rừng nhiệt đới xanh bạt ngàn, hồ Ba Bể không chỉ là hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam mà còn giữ được hệ sinh thái phong phú, trở thành không gian xanh an lành đáng mơ ước. 

Độc đáo hồ trên núi


Là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên độc đáo, nằm ở vị trí hợp lưu của hai dòng sông là sông Năng và sông Gâm nên hồ Ba Bể không bao giờ cạn nước, lại luôn đầy ắp cá tôm. Cái tên Ba Bể được đặt bởi hồ là tập hợp của ba hồ nhỏ là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng tạo thành. Hồ thuộc địa phận xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể, Bắc Kạn), bao bọc xung quanh là rừng tự nhiên và dãy núi trùng điệp.

Miếu Vua Bà

Nằm bên cạnh dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, di tích miếu Vua Bà và cây quếch là địa danh thu hút được nhiều du khách đến tham quan nhất trong quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (TX Quảng Yên).

Di tích miếu Vua Bà. 

Theo như tấm bia ghi ở trước cửa miếu Vua Bà, thì nơi đây xưa kia là một bến đò rừng, bên cạnh cây quếch trên bến đò có một bà bán hàng nước phục vụ khách qua sông. Vào khoảng đầu năm Mậu Tý (năm 1288), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đến bến đò này nghiên cứu địa hình, chuẩn bị thế trận tiêu diệt đạo thủy binh quân xâm lược Nguyên – Mông.

Tìm hiểu nghi lễ then của người Tày ở Bình Liêu

Nghi lễ Then của người Tày (gồm 3 tỉnh: Quảng Ninh, Lào Cai, Tuyên Quang) đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia từ năm 2012 (đợt 1). Tại Quảng Ninh, huyện Bình Liêu là nơi cư trú chủ yếu của người Tày. Tại đây, nghi lễ then từ lâu đời đã là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Tày . Vậy, nghi lễ then ở Bình Liêu nói riêng, Quảng Ninh nói chung có gì độc đáo?

Một cách hiểu về nghi lễ then

Cũng như người Tày ở nhiều vùng khác, người Tày ở Bình Liêu không theo tôn giáo nào mà chỉ có tín ngưỡng dân gian với tục thờ cúng tổ tiên, thần thánh, ma quỷ mà người Tày gọi chung là Phi (có Phi lành, Phi dữ). Người Tày có nhiều nghi lễ cúng khấn để xin Phi lành phù hộ, xin những điều tốt đẹp, xua đuổi Phi dữ và những điều xấu. Những lời cúng khấn thực hiện trong các nghi lễ gọi là đường then do các Then thực hiện (nằm trong các nghi lễ cúng khấn còn có hệ thống lời gọi là đường Mo, Tào, Pật mà người thực hiện là các thầy mo, thầy tào, thầy pật – những tên gọi khác nhau của người hành nghề cúng bái). Bởi vậy, nghi lễ then là hệ thống lời hát có làn điệu, kèm với các nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng của dân tộc Tày.

14 thg 11, 2017

Suối Mơ, bên rừng thu vắng...

Suối mơ bên rừng thu vắng
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng...

Không cần đợi tới mùa thu, bạn có thể đến suối mơ bên rừng bất cứ lúc nào để ngắm nhìn dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng. Đến vào mùa hè càng hợp lý hơn, vì khi ấy bạn tạm thời tránh khỏi cái nắng nóng và khói bụi của thành phố để hòa cùng dòng suối mát mẻ và cánh rừng trong lành.

Ở Trà Cổ, huyện Tân Phú, Đồng Nai, có hàng chục con suối len lỏi giữa rừng xanh để đổ ra hồ nước long lanh, người dân gọi tên chung là suối Mơ. Cảnh thiên nhiên hoang sơ đẹp tuyệt vời nhưng không nhiều người biết và đến vì đường đi khó khăn. Thế rồi có nhà đầu tư biến nó thành Công viên Suối Mơ, điểm du lịch cho mọi người. Đương nhiên là có sự đánh đổi, phần nào đó nét hoang sơ đã được bê tông hóa để có những con đường, có những địa điểm tiện nghi cho con người đến thưởng ngoạn thay vì lang thang giữa rừng hoang. May thay, bàn tay tôn tạo của con người vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên của suối Mơ, khiến cho nơi này trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách.


Đến Pleiku ăn đặc sản cơm lam gà nướng

Gà thơm lừng da giòn, thịt dai ăn với cơm lam dẻo là món ăn làm mê lòng du khách ghé thăm Tây Nguyên.

Gà nướng mọi ăn với cơm lam được xem như thứ đặc sản đáng tự hào mà người Gia Lai thường giới thiệu với khách phương xa. Gà được người dân nuôi ở các mé rừng, với kiểu chăn thả tự do. Gà tại đây thịt săn chắc, da mỏng. Gà làm món nướng thường hơn 1kg, gà làm xong để ráo nước, được đâm thủng nhiều chỗ trên da trước khi ướp gia vị nên trông không đẹp mắt. 

"Biển trời, sông sao" trên thảo nguyên Đồng Cao

Đồng Cao là một thảo nguyên nhỏ hoang sơ thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Địa hình bằng phẳng với thảm cỏ mênh mông xanh rì, khí hậu mát rượi và trong lành quanh năm, nơi này đã trở thành địa điểm cắm trại quen thuộc với nhiều bạn trẻ.

Chuẩn bị cho một đêm lửa trại tưng bừng.

Lễ cầu mùa của người Sán Chỉ

Gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, lễ cầu mùa là nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Sán Chỉ, rất cần gìn giữ và phát triển.

Nghệ nhân Lỷ A Tàu, thôn Kéo Cai, xã Đại Thành, huyện Tiên Yên, sửa soạn trang phục đi lễ. 

Người Sán Chỉ làm lễ cầu mùa để tôn vinh những vị thần có công lập làng, tạo mưa, tạo gió, cho mùa màng bội thu, canh giữ xóm làng. Người Sán Chỉ cũng khấn nguyện các vị thần mang đến cuộc sống tốt đẹp, bình an và mạnh khỏe đến cho người dân.

Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người Dao Thanh Phán

Trang phục của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh rất đẹp bởi được thêu từ những sợi len với đủ các màu sắc và hoa văn, ẩn chứa chiều sâu văn hóa độc đáo.

Theo Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh (thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Phán khá cầu kỳ, gồm quần, áo, thắt lưng, mũ đội đầu được thêu tỉ mỉ, tinh tế. Áo dài tay xẻ tà của phụ nữ Dao Thanh Phán,ở bên vạt áo thường được thêu hoa văn sóng nước, hình núi, hình chữ Vạn, hoa hồi 8 cánh, và các đường viền chạy song song, luôn là những cặp màu tương sinh trong thuyết ngũ hành. Áo cắt theo kiểu mở ngực, ống tay dài, gấu áo xẻ hai bên, nẹp cổ to thêu họa tiết trang trí ở phía cổ và trước ngực. Ở phần ngực, gấu áo, tay áo, gấu quần được nối thêm vải màu đỏ, rồi đến một đoạn được khâu bằng các đường chỉ màu trắng. Phần trước ngực được đắp miếng vải thêu những hoạ tiết đặc sắc, bắt mắt. Nội y ở ngực thêu hoạ tiết về mặt trời xen giữa là núi đồi, cỏ cây, hoa lá cách điệu chạy vòng xung quanh.

Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh, thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà (thứ hai, phải sang), hướng dẫn kinh nghiệm may, thêu trang phục dân tộc Dao Thanh Phán.