14 thg 9, 2017

Mộc Châu - Vương quốc cây trái của Tây Bắc

Sau mùa hoa ban, hoa đào nở tràn khắp cao nguyên Mộc Châu, báo hiệu một năm mới bội thu. Những quả đồi bát úp xanh bạt ngàn cây lá giờ đã chấm thêm sắc đỏ, tím của quả chín. Bốn mùa ở thảo nguyên xanh đều có hoa thơm, trái ngọt cho bạn thưởng thức. 

Lên cao nguyên hái trái
Mùa hè ở Mộc Châu được báo bằng những tiếng chim ríu rít gọi nhau về vườn ăn quả. Từ cuối tháng 4, Mộc Châu bắt đầu vào mùa thu hoạch đào, mận, mơ. Từ trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, theo đường rẽ vào Tân Lập khoảng 20 km là tới “cung đường hoa trái”. Chạy xe thêm chút nữa qua những khúc đèo quanh co đến thung lũng Nà Ka là bạn có thể lạc giữa “vương quốc hoa trái” của cao nguyên trù phú này. 

Cô gái Mông thu hoạch những quả mận chín đỏ. 

Món quà quý của người An Giang

Được người Khmer ở An Giang xem là món quà quý, đường thốt nốt từ xưa đã nổi tiếng khắp miền Tây Nam bộ. Ngày nay, những gia đình ở An Giang theo nghề nấu đường thốt nốt bằng phương pháp thủ công truyền thống mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 6.000 tấn đường mang tính túy của đất trời miền biên viễn Tây Nam của tổ quốc.
 
Cây thốt nốt có tên khoa học là Borassus Flabellifer, inh trưởng rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, New Guinea....
Có một sự tích về đường thốt nốt mà người vùng An Giang vẫn kể đến bây giờ rằng, một người nông dân chăn bò nằm nghỉ trưa dưới cây thốt nốt bỗng giật mình tỉnh giấc vì có một giọt nước ngọt lịm từ trên cao rơi xuống ngay miệng mình. Ông tò mò trèo lên cây xem thử thì thấy những giọt nước này chảy ra từ đọt của cây thốt nốt bị gãy ngang. Ông mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước đem về nhà khoe với vợ con. Do nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer ở An Giang mới nghĩ cách chế biến thành rượu và cô đặc lại thành đường thốt nốt như hiện nay.

Có lẽ vì thế, ngày nay đến vùng biên giới của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của An Giang, hình ảnh những hàng cây thốt nốt cao vút ngả bóng xuống cánh đồng lúa vàng rực như báo hiệu một vùng biên viễn no ấm, trù phú.

12 thg 9, 2017

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn

Nằm sâu trong con đường Nguyễn Duy Cung (P.12, Q.Gò Vấp), không ồn ào, không náo nhiệt, ít ai biết còn tồn tại một “làng nghề” truyền thống đúc lư đồng hơn nửa thế kỷ mang tên An Hội. 

Chợ nổi miền Tây đang 'sống mòn'

AFP miêu tả chợ nổi Cái Răng như một nét văn hóa hút khách du lịch nhưng đang phải vật lộn để tồn tại trong nền kinh tế hiện đại.

Sửa chữa cân từng là một nghề khá tốt tại chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ, Việt Nam). Nhưng với người thợ sửa cân cuối cùng của khu chợ nổi tiếng này, một tháng ông chỉ kiếm được vài đôla khi nhiều thương nhân đã rời bỏ sông nước.

Ngồi trong chiếc thuyền phủ mấy tấm bạt cũ kỹ bám bụi, ông Nguyen Van Ut cho biết nhiều nhà buôn đã rời bỏ con thuyền của mình để có cuộc sống tốt hơn trên đất liền, nơi những siêu thị hiện đại thu hút họ.

“Tôi hiện không còn bao nhiêu khách hàng. Lúc trước thì ổn nhưng bây giờ nhiều thuyền đã rời chợ nổi. Những người từng sống trên tàu đã chuyển sang dùng xe cộ”, người đàn ông 71 tuổi nói với phóng viên AFP.

Ông Ut làm nghề sửa cân đã 30 năm. Công việc này giúp ông nuôi các người con còn lại sau khi vợ và hai con trai chết đuối trong một vụ tai nạn. Hồi trước, cuộc sống khá tốt. Nhưng bây giờ, ông phải sống dựa vào chu cấp của mấy đứa con. Ba trong số họ đang đi làm ở gần thành phố Cần Thơ.

Chợ nổi Cái Răng ngày nay chỉ còn khoảng 300 chiếc thuyền. Ảnh: AFP

11 thg 9, 2017

Làng nghề “mặn mòi” vị biển ở Sông Đốc

Làng nghề chế biến khô cá, mực ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã hình thành từ rất lâu đời. Tới nay, làng nghề hoạt động ngày càng nhộn nhịp do nhu cầu tăng cao, mang lại thu nhập ổn định cho bà con và cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các lao động ở tứ xứ tới đây. 

Nghề thu nhập ổn định 


Cửa biển Sông Đốc là cửa biển lớn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có đoàn tàu khai thác thủy sản đông nhất ở khu vực này. Từ lợi thế đó, thị trấn Sông Đốc có nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành nghề chế biến thủy hải sản. Và nghề làm khô cá, mực tại đây cũng rất phát triển, có gần 40 cơ sở chế biến cá khô biển, chủ yếu là khô mực và được hình thành từ rất lâu đời. Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm khô đưa đi tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Làng nghề khô cá mực tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương . Ảnh: Nguyễn Lê 

Vẻ đẹp đảo Long Châu giữa biển khơi

Đảo Long Châu như một bức tranh thiên nhiên hùng vỹ với những ngọn núi cao sừng sững và ngọn hải đăng cao vút, xa xa là vùng biển rộng mênh mông sóng vỗ.

Quần đảo Long Châu là một quần đảo cấu tạo từ đá vôi gồm khoảng trên 30 đảo, đá, bãi ngầm nằm cách Cát Bà 15 km về phía Đông Nam và cách bờ biển Hải Phòng 50 km. Đảo lớn nhất là đảo Long Châu với diện tích khoảng 1 km². 

Vẻ đẹp tựa thiên đường giữa trần thế của đảo Long Châu . Ảnh: Minh Đức 

Hạt é bé mà lợi hại

Nghe đến hạt é, có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng khá gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống và đặc biệt những tác dụng của hạt é khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Hạt é hay gọi là hột é là hạt của cây húng quế, có tên khoa học là Ocimum basilicum. Hạt é có hình dạng giống hạt vừng, màu đen, thô. Hạt é có thành phần chất nhầy cao, có khả năng trương nở lớn khi ngâm nước. 


Nhãn tím 'độc nhất vô nhị' miền Tây: Nhìn là mê, sờ là thích

Loại nhãn tím độc nhất ở Sóc Trăng khiến ai nhìn thấy một lần cũng “mê” và phải sờ vào cho bằng được coi nhãn giả hay thật và khi đã thấy là thật thì thích luôn không thể rời

Loại nhãn độc nhất vô nhị này xuất hiện trong vườn nhà ông Trần Văn Huy (ngụ ấp Phong Thạnh, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).

10 thg 9, 2017

Thương lắm cà na

Hồi tôi còn nhỏ, nội tôi nói: Xã Long Thắng, H.Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp là nguồn gốc của trái cà na. Bởi thế mới có câu ca dao: “Long Thắng là xứ quê mùa. Đi thăm cháu ngoại cho “vùa” cà na”.

Cà na dầm muối ớt Ảnh: Tô Phục Hưng

Mỗi lần về thăm quê bên Đồng Tháp, nội thường mua cà na ngâm nước muối đường về làm quà cho con cháu.

Ngày mưa Sài Gòn nhớ bánh xèo Phan Rang

Mỗi khi trời Sài Gòn mưa dầm dề là nỗi nhớ bánh xèo quê trong tôi được kích hoạt không thể kiểm soát...

Bánh xèo là một trong những đặc sản khó bỏ qua khi du khách đến thăm Phan Rang (Ninh Thuận) Ảnh: Trần Ka 

Chạy ù ra mấy quán đặc sản Phan Rang ở quận 3 hay quận 10 ăn cũng được, nhưng chẳng đã thèm. Phải ngồi ngay những quán bánh xèo vỉa hè sát biển quê, nghe gió lạnh thổi vù vù và đợi từng chiếc bánh bốc khói thì mới thỏa được cơn ghiền. Ngồi tận hưởng vị biển trong gió lạnh, nghe hương xèo “đập cánh” giữa không trung, chao ôi là sướng! Có cảm giác như mùi hương ấy có thể chạy thẳng từ mũi đến tận mắt cá chân rồi nằm lì ở đó, trời nắng ráo thì ẩn thân, nhưng hễ mưa xuống là tự động kích hoạt, “hành” kẻ xa quê nhớ nhà dữ lắm.