11 thg 9, 2017

Làng nghề “mặn mòi” vị biển ở Sông Đốc

Làng nghề chế biến khô cá, mực ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã hình thành từ rất lâu đời. Tới nay, làng nghề hoạt động ngày càng nhộn nhịp do nhu cầu tăng cao, mang lại thu nhập ổn định cho bà con và cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các lao động ở tứ xứ tới đây. 

Nghề thu nhập ổn định 


Cửa biển Sông Đốc là cửa biển lớn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có đoàn tàu khai thác thủy sản đông nhất ở khu vực này. Từ lợi thế đó, thị trấn Sông Đốc có nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành nghề chế biến thủy hải sản. Và nghề làm khô cá, mực tại đây cũng rất phát triển, có gần 40 cơ sở chế biến cá khô biển, chủ yếu là khô mực và được hình thành từ rất lâu đời. Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm khô đưa đi tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Làng nghề khô cá mực tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương . Ảnh: Nguyễn Lê 

Vẻ đẹp đảo Long Châu giữa biển khơi

Đảo Long Châu như một bức tranh thiên nhiên hùng vỹ với những ngọn núi cao sừng sững và ngọn hải đăng cao vút, xa xa là vùng biển rộng mênh mông sóng vỗ.

Quần đảo Long Châu là một quần đảo cấu tạo từ đá vôi gồm khoảng trên 30 đảo, đá, bãi ngầm nằm cách Cát Bà 15 km về phía Đông Nam và cách bờ biển Hải Phòng 50 km. Đảo lớn nhất là đảo Long Châu với diện tích khoảng 1 km². 

Vẻ đẹp tựa thiên đường giữa trần thế của đảo Long Châu . Ảnh: Minh Đức 

Hạt é bé mà lợi hại

Nghe đến hạt é, có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng khá gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống và đặc biệt những tác dụng của hạt é khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Hạt é hay gọi là hột é là hạt của cây húng quế, có tên khoa học là Ocimum basilicum. Hạt é có hình dạng giống hạt vừng, màu đen, thô. Hạt é có thành phần chất nhầy cao, có khả năng trương nở lớn khi ngâm nước. 


Nhãn tím 'độc nhất vô nhị' miền Tây: Nhìn là mê, sờ là thích

Loại nhãn tím độc nhất ở Sóc Trăng khiến ai nhìn thấy một lần cũng “mê” và phải sờ vào cho bằng được coi nhãn giả hay thật và khi đã thấy là thật thì thích luôn không thể rời

Loại nhãn độc nhất vô nhị này xuất hiện trong vườn nhà ông Trần Văn Huy (ngụ ấp Phong Thạnh, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).

10 thg 9, 2017

Thương lắm cà na

Hồi tôi còn nhỏ, nội tôi nói: Xã Long Thắng, H.Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp là nguồn gốc của trái cà na. Bởi thế mới có câu ca dao: “Long Thắng là xứ quê mùa. Đi thăm cháu ngoại cho “vùa” cà na”.

Cà na dầm muối ớt Ảnh: Tô Phục Hưng

Mỗi lần về thăm quê bên Đồng Tháp, nội thường mua cà na ngâm nước muối đường về làm quà cho con cháu.

Ngày mưa Sài Gòn nhớ bánh xèo Phan Rang

Mỗi khi trời Sài Gòn mưa dầm dề là nỗi nhớ bánh xèo quê trong tôi được kích hoạt không thể kiểm soát...

Bánh xèo là một trong những đặc sản khó bỏ qua khi du khách đến thăm Phan Rang (Ninh Thuận) Ảnh: Trần Ka 

Chạy ù ra mấy quán đặc sản Phan Rang ở quận 3 hay quận 10 ăn cũng được, nhưng chẳng đã thèm. Phải ngồi ngay những quán bánh xèo vỉa hè sát biển quê, nghe gió lạnh thổi vù vù và đợi từng chiếc bánh bốc khói thì mới thỏa được cơn ghiền. Ngồi tận hưởng vị biển trong gió lạnh, nghe hương xèo “đập cánh” giữa không trung, chao ôi là sướng! Có cảm giác như mùi hương ấy có thể chạy thẳng từ mũi đến tận mắt cá chân rồi nằm lì ở đó, trời nắng ráo thì ẩn thân, nhưng hễ mưa xuống là tự động kích hoạt, “hành” kẻ xa quê nhớ nhà dữ lắm.