28 thg 2, 2017

Cổ tự giữa lòng Di sản thế giới Tràng An

Chùa Bích Động nằm trong quần thể Di sản thế giới Tràng An. Chùa còn có tên gọi khác là "Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng", nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp như ngọc, được Tĩnh Vương Trịnh Sâm (1767-1782) mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị động”. Mỗi dịp Xuân về, chùa thu hút đông đảo phật tử, du khách đến chiêm bái và vãn cảnh.

Bích Động cổ tự tọa lạc trên dãy núi đá Ngũ Nhạc Sơn, thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “tam” trong Hán tự, gồm ba tòa không liên nhau, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa riêng biệt, ẩn hiện dưới những tán cây cổ thụ xanh biếc giữa núi đá trùng điệp.

Cầu đá dẫn vào cổng Tam quan chùa Bích Động, được ghép bằng những phiến đá xanh. Trụ cầu gồm 4 nhịp được chạm trổ cách điệu hình đầu rồng.

Thung lũng hoa Hồ Tây

Thung lũng hoa Hồ Tây (Hà Nội) có diện tích gần 7.000 m2 với nhiều loại hoa nở bốn mùa, đang là điểm đến thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách nước ngoài đến thưởng lãm. 

Thung lũng hoa Hồ Tây được ví như thiên đường của những loài hoa, đặc biệt khi mùa Xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc lung linh. Nơi đây trồng rất nhiều loại hoa đặc biệt như hoa hướng dương, hoa cải, hoa cánh bướm, hoa tuý điệp, cúc hoạ mi, hoa xác pháo, cúc vạn thọ, dạ yến thảo...

Thung lũng hoa Hồ Tây vốn là một đầm sen được cải tạo thành vườn hoa kết hợp dịch vụ ăn uống để phục vụ khách tham quan. Giá vé vào cửa 100 nghìn đồng dành cho người lớn và 50 nghìn đồng dành cho trẻ em và sinh viên. Vào những ngày cuối tuần, ngày lễ, có hàng ngàn du khách ghé thăm, thưởng hoa.

Nhìn từ trên cao, thung lũng hoa tạo ra khung cảnh đẹp với muôn vàn màu sắc.

Lạ lùng phiên chợ cuối năm ở Thủ đô chỉ dành cho quý ông

Cách Hà Nội hơn 20 km, chợ Nủa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất) là phiên chợ quê cổ thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Phiên cuối của năm là lúc đàn ông, trẻ nhỏ đi chợ đông nhất.

Người dân xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) ngày nay ai cũng biết câu: "Gái 22, trai 27" được lưu truyền từ xa xưa về phiên chợ Nủa. Theo đó, chợ họp vào ngày 22 dành cho phụ nữ, phiên ngày 27 (âm lịch hàng tháng) dành cho đàn ông.

Hôm 27 tháng chạp, chợ Nủa họp phiên cuối cùng của năm và cũng là phiên chợ đông nhất cả năm.

Đặc biệt phiên cuối cùng của năm không chỉ đa phần "quý ông" đi chợ mà các trẻ nhỏ cũng đi chơi đông nhất.

Chợ Nủa nằm trên một khu đất trống thuộc xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn mang đậm dáng dấp của chợ phiên truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Về Thổ Hà nghe quan họ


Người xưa có câu "Về Thổ Hà mới ra quan họ”. Lâu nay khán giả thường quen với việc nghe quan họ có nhạc đệm, nhưng để thưởng thức một canh quan họ đúng nghĩa thì hãy nghe liền anh, liền chị hát chay...

15 thg 2, 2017

“Con yêu bánh nậm!”

“Con yêu bánh nậm !” là câu nói người Huế thường dùng để mắng yêu mấy đứa con gái cưng mà thường hay õng ẹo làm bộ làm tịch nhưng ngọt ngào và ấm áp. 


Ở Huế, bánh nậm là thứ quà hiền chứa đựng tất cả những ân cần, duyên dáng và tinh tế nhất. Trẻ con đang tập ăn mê măm măm bánh nậm. Trai gái đang hẹn hò thích rủ nhau tới quán bánh nậm. Ông bà già đã rụng hết răng cũng trọm trẹm bánh nậm ngon lành. 

Lễ hội Yên Tử và nguồn gốc ít ai biết

Vùng núi Yên Tử, nơi phát tích của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và cũng là nơi diễn ra một trong những lễ hội lớn nhất cả nước dịp đầu xuân.

Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân hàng năm. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ. 

Ngôi chùa bằng đồng độc đáo trên đỉnh Yên Tử. (Ảnh ANTĐ).