15 thg 3, 2016

Sếu đầu đỏ trở về Tràm Chim sau 18 năm lưu lạc

Đầu tháng 3-2016, sau khi xem lại các bức ảnh một gia đình sếu đầu đỏ vừa chụp được, ông Nguyễn Văn Hùng - giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim, Đồng Tháp - bất ngờ phát hiện một con sếu vốn là “cư dân” của vườn 18 năm về trước. 

Con sếu (bìa phải) trở về Vườn quốc gia Tràm Chim 18 năm sau khi được đeo vòng khuyên và máy định vị - Ảnh: Nguyễn Văn Hùng 

Đó cũng chính là con sếu đầu đỏ mà vào ngày 14-3-1998, ông Hùng đã cùng các chuyên gia quốc tế và trong nước đã bắt, gắn máy định vị và đeo vòng số 150-0364 vào chân. Khi ấy con sếu này mới 3 tuổi. 

Đình cổ Sài Gòn xập xệ chờ 'chết'

Xập xệ, xiêu vẹo, hoang tàn và mục nát trong những dấu vết tấn công của mối mọt cùng vết tích thời gian là tất cả mọi thứ để nói về ngôi đình được liệt vào dạng cổ xưa bậc nhất đất Nam bộ. Sài Gòn- Hòn ngọc Viễn Đông hơn 300 năm tuổi thì ngôi đình già cũng ngót nghét thời gian bằng nhường ấy năm.

Tìm về quá khứ

Theo sách sử cổ ghi lại thì Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679. Hai mươi năm sau đó, năm 1698 được chọn là năm thành lập Sài Gòn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Từ đó Nam bộ nhập vào cương vực Việt Nam. Đình Thông Tây Hội là mốc son của năm tháng xa xưa đó, may mắn còn lại tới hôm nay.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây với kiến trúc cực hiếm

Con đường Quang Trung, Gò Vấp đi ngang nhà thờ Hạnh Thông Tây xưa vắng tanh nay đã thành con đường huyết mạch đông đúc. Mỗi khi dừng đèn đỏ, người đi đường không thể không ngoái nhìn vào nhà thờ, nơi một khoảng không gian thanh bình, xanh mát với kiến trúc đẹp lạ nổi bật.

Xứ đạo Hạnh Thông Tây có từ năm 1861 do Giám mục Puginier gầy dựng. Lúc ấy nơi đây là khu vực ngoại thành khá xa TP, dân cư thưa thớt, gần với nghĩa địa nên rất vắng vẻ, giáo dân thưa thớt, phần đông là người nghèo. Vì vậy trải qua mấy chục năm mà nhà thờ chỉ được xây đơn giản, nhỏ hẹp vì không có kinh phí.

Chợ Quán - thánh đường cổ xưa nhất Sài Gòn

Từ những năm 1670, rất nhiều người di dân từ các miền đổ về khu vực Đồng Nai, một số lớn đã quy tụ về khu vực quận 5 của Sài Gòn lập ra một xóm gọi là xóm Bột bên cạnh tên hành chính là thôn Nhơn Giang.

Do ngày càng đông người đến, bà con đã dựng chợ với nhiều lều, quán sầm uất, chợ búa diễn ra suốt cả ba buổi trong ngày nên cái tên Chợ Quán ra đời thay thế cho những tên gọi trước đó. Nhà thờ Chợ Quán cũng song hành cùng lịch sử phát triển của vùng đất Sài Gòn - Gia Định hơn 300 năm qua và trở thành nhà thờ cổ nhất của Sài Gòn…

Nhiều tin đồn lưu truyền cho rằng nhà thờ được xây dựng từ năm 1672 nhưng không có tư liệu cụ thể nào cả, chỉ có thể xác nhận chính thức từ năm 1720 bởi lúc đó họ đạo Chợ Quán mời cha Quintaon từ Đồng Nai lên giúp và ngôi nhà thờ đầu tiên đã được dựng lên.

Ở Việt Nam, nơi đàn ông cưới nhiều vợ, phụ nữ lấy nhiều chồng

Đàn ông được phép lấy nhiều vợ, phụ nữ có thể lấy nhiều chồng, họ ăn chung nhà, ngủ chung giường, không ghen tuông… Ai muốn cưới thêm vợ, lấy thêm chồng cứ về thưa với vợ/chồng lớn là được. Chuyện có thật 100% tại Việt Nam. 

Thế nhưng, ít ai biết đó là phong tục lạ lùng của người K’ho, ở vùng La Ngâu, La Dạ, tỉnh Bình Thuận. 

Già làng Chao Lo Pộp với lá khăn là lễ vật trong ngày cưới của dân tộc K’ho 

14 thg 3, 2016

Độc đáo lòng heo nướng nghệ Bình Định

Món ăn độc đáo này không rõ có nguồn gốc từ đâu, nhưng làm thì thiệt công phu và ăn thì ngon không kể hết.
Thức ăn đường phố ở xứ biển Bình Định vô cùng phong phú. Nhiều nhất là các món ăn hải sản. Kế đến là những món ăn kiểu truyền thống như bánh bèo, bánh xèo… Và thú vị thì không thể không nhắc tới một món ăn vừa có tác dụng trị ho, vừa có thể nhẩn nha nhấp chút men nồng: lòng heo nướng nghệ. 

Món lòng heo nướng nghệ không rõ có nguồn gốc từ đâu nhưng làm thì thiệt công phu và ăn thì ngon không kể hết. Món ăn chơi này những khi thật rảnh rỗi hoặc có người nhà ho sù sụ lâu khỏi, mẹ mới cất công ngồi làm. 

Khi người ăn cảm nhận được độ giòn sừng sực của lòng heo, mùi thơm nồng nàn của nghệ, của hẹ, vị béo của lòng, khi ấy người nấu đã thành công.