11 thg 3, 2016

10 làng chài đẹp như tranh ở Việt Nam ít người biết

Làng chài Lăng Cô, Huế từ lâu đã trở thành một điểm du lịch rất nổi tiếng. Nhưng ở Việt Nam, vẫn còn nhiều làng chài đẹp khác mà không nhiều người biết. 

Đã từ lâu, khám phá cuộc sống làng chài trên biển là một trong những loại hình du lịch được ưa thích. Nếu có cơ hội, các bạn hãy cố gắng đến và tận hưởng vẻ đẹp của 10 làng chài đẹp từ Bắc vào Nam.

Làng chài Cửa Vạn, Hạ Long, Quảng Ninh

Cửa Vạn là một trong những làng chài đẹp ở phía Bắc. Ảnh: Huffington Post

Cáp treo Fansipan Sapa: Khát vọng chinh phục đỉnh cao

Chỉ tay về phía những sợi dây cáp mảnh mai như những sợi chỉ mang theo các cabin đầy màu sắc đang cần mẫn chuyển động, ông Sigrist Reto (Trưởng nhóm kéo cáp chính của hãng Doppelmayr Garaventa) thốt lên: “Từng tham gia hàng trăm công trình nhưng với chúng tôi cáp treo Fansipan là một công trình khổng lồ.

Quá khó khăn, vất vả! Nhiều đồng nghiệp sau khi kéo cáp đã phải thú nhận rằng họ sẽ không nhận thêm bất cứ công trình nào như vậy nữa!”



Dù vậy, gương mặt vị chuyên gia kỳ cựu của hãng cáp treo lừng danh Doppelmayr Garaventa trông vẫn rất mãn nguyện. Hình hài công trình kỷ lục thế giới mới “chinh phục nóc nhà Đông Dương” mà ông cùng các cộng sự tâm huyết người Việt đã dành toàn tâm ý trong hai năm qua, sắp hoàn thành.

10 thg 3, 2016

Đền thờ Trương Định ở Gò Công

Quê quán Trương Định không phải ở Gò Công, ông sinh ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi năm 1820. Ông theo cha vào Nam năm 24 tuổi. Thế nhưng ông có công khai phá đất Gò Công, chiến đấu chống giặc Pháp và hy sinh tại Gò Công nên người dân nơi đây tôn kính và xem ông như người con của vùng đất này.

Thời Tự Đức, ông làm quản cơ, thi đậu cử nhân võ. Ông từng giữ chức Chánh quản cơ, chỉ huy 6 liên đội, phòng giữ đại đồn Chí Hòa chống Pháp. Sau thăng chức phó lãnh binh tỉnh Gia Định.

Lực lượng của ông giải phóng Gò Công ngày 1/3/1862.

Mộ và đền thờ Trương Định

Đậm đà tép "nhủi" quê nghèo

Người bạn học sinh sống ở Sài Gòn điện về hỏi: "Quê mình giờ còn người nhủi tép không?" Bất chợt, cay cay nơi sống mũi. Ký ức ngày xa chợt hiện về. 

Tép tươi rói mới bắt về nấu canh khoai mì thì tuyệt ngon - Ảnh: Minh Kỳ 

Thuở trước, quê tôi (một vùng đất phía nam Quảng Ngãi) nghèo xác xơ. Bữa cơm chủ yếu là cơm độn khoai lang, khoai mì cùng những sản vật đồng quê: cá đồng, tôm, tép… Những lúc rỗi rãi, bà con í ới gọi nhau mang nhủi ra đồng để bắt những con cá nhỏ, tôm, tép mang về cải thiện bữa ăn trong gia đình.

Khám phá rừng ngập mặn nguyên sinh Tam Giang

Ở Quảng Nam, duy nhất xã Tam Giang, huyện Núi Thành còn giữ được khu rừng ngập mặn nguyên sinh với diện tích hàng chục ha vời toàn cây cổ thụ được người dân gìn giữ, bảo vệ nghiêm ngặt. 

Tàu thuyền neo đậu núp dưới những tán rừng ngập mặn - Ảnh: LÊ TRUNG 

Từ trung tâm huyện Núi Thành, theo quốc lộ 1 hướng xuống biển khoảng 10km sẽ bắt gặp khu rừng ngập mặn nguyên sinh xã Tam Giang với diện tích hơn 50ha với nhiều cây mắm, đước, bần, cốc thuộc vào hàng cổ thụ nằm chen chúc, rậm rạp. 

Những hòn đảo đẹp mang tên loài vật ở Việt Nam

Trong hệ thống đảo Việt Nam có những đảo mang tên loài vật khiến du khách tò mò muốn khám phá như đảo rùa, khỉ, chim ó, yến, cò...

Đảo Rùa

Đảo Rùa còn có tên gọi khác là Hòn Tre, thuộc tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những đảo gần bờ nhất và có hệ thống công trình tôn giáo mang đậm nét văn hóa của biển. Nhìn từ xa Hòn Tre giống như một con rùa lớn nhô ra biển khơi. Người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và làm rẫy.

Đến đảo Rùa, du khách sẽ bắt gặp hệ thống đá với các hình khối to nhỏ khác nhau có nhiều hình thù độc đáo. Một số bãi tắm đẹp được người dân đảo yêu thích là Đuôi Hà Bá, Bãi Chén và Động Dừa. Tại Bãi Chén du khách có thể thả mình dưới dòng nước trong xanh, mát lạnh để thư thái.

Đảo Rùa còn rất hoang sơ và ít khách du lịch nên đến đây bạn nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cũng như thức ăn, nước uống.

Ở Việt Nam, ngoài Kiên Giang, còn nhiều nơi có những hòn đảo cùng mang tên đảo Rùa, như ở Quảng Ninh, Nha Trang...

9 thg 3, 2016

Cáp treo Fan và câu chuyện 'kho báu' trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn

Những người gắn bó với Fan, hiểu dãy Hoàng Liên từng ngóc ngách, hầu như không phản đối hệ thống cáp treo.

Có lẽ, trong giới nhà báo, tôi là người gắn bó với đại ngàn Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) nhiều nhất. Gần như không còn khu rừng rộng lớn nào, mỏm núi đặc biệt nào của dãy Hoàng Liên Sơn mà tôi không đặt chân đến.

Nhớ lại cách nay hơn chục năm, gặp "người rừng" Trần Ngọc Lâm, khi ông cởi trần ngồi thiền trong hang đá trên độ cao 2.900m, cách đỉnh Fansipan không xa. Ông Lâm trú ngụ ở đó để hái thuốc tự chữa bệnh ung thư phổi cho mình, ông thiền theo phương pháp của các nhà sư Tây Tạng, trong cái lạnh đóng băng, để khối u không phát triển.

Rỗi rãi, ông kiếm sống bằng công việc gùi hàng, dẫn đường cho khách du lịch chinh phục đỉnh Fan. Ông kể chuyện về Fan thì đầy ma mị, huyền bí. Hồi đó, để chinh phục đỉnh Fan, phải đi từ bản Cát Cát và phải mất ngót 5 ngày cả đi lẫn về, vô cùng gian khổ. Theo lời ông Lâm, chả tháng nào không có tai nạn, chết chóc, lạc rừng. Thậm chí, ông còn phát hiện cả bộ xương ông Tây nằm bên chiếc balo to vật vã. 

Tác giả và ông Trần Ngọc Lâm bên một cây chè cổ thụ 

Đặc sản cá niên An Lão

Cá niên không quá xa lạ đối với người dân miền Trung - Tây nguyên. 

Cá có hình dáng hơi giống cá diếc nhưng thân mình thon thả hơn, khi trưởng thành to bằng 3 ngón tay người lớn ghép lại, dài khoảng một gang tay. Loài cá này có màu ánh bạc và phần vây pha chút màu vàng nhạt óng ánh, vi đỏ quanh mồm mọc nhiều hạt trắng tròn.
Cá niên có tập tính sống thành bầy đàn ở những vùng nước chảy xiết, nước thác, trong những ghềnh đá, nhất là các con thác có bọt tung trắng xóa. Nói không ngoa thì cá niên là một loại cá đặc biệt vì chúng luôn bơi ngược dòng nước nên xương rất cứng, cá ngon và béo. 

Thịt cá niên trắng thơm, không có mùi tanh, chứa nhiều chất dinh dưỡng, có nhiều xương hom, ruột cá rất đắng. Loài cá này chỉ ăn rêu, rong tảo và con bọ bám trên gờ đá nên ruột không độc, là phần được chuộng nhất - Ảnh: Tiến Huy 

Hít hà bún bò Đà Lạt

Bún bò có xuất xứ từ Huế - hẳn nhiên rồi. Nhưng, những người con xứ Huế di cư vào Đà Lạt, họ mang theo đặc sản quê mình, rồi biến tấu thành một đặc sản khác cho quê hương mới của họ.
Bún bò Đà Lạt không còn gắn chữ Huế phía sau nữa, vì, nó đã trở thành một đặc sản của ẩm thực xứ sở sương mù, mà không một du khách nào khi đặt chân đến thành phố hoa lại không muốn thưởng thức. 

Xưa, trong con hẻm Ấp Ánh Sáng gồ ghề - nơi tập trung đông nhất người dân xứ Huế - những hàng bún bò thường để bảng “bún bò Huế” cùng những cái tên rất gần gũi, dễ thương, như “Dì Sáu”, “O Luông”… Qua thời gian “tiếp cận” với khách địa phương, khi đã được người Đà Lạt góp ý đủ và đón nhận như một món đặc sản quê mình, món bún bò giờ đã là bún bò của Đà Lạt, với cái nét riêng của những người con vùng núi tự tin khoe với khách du lịch ghé đến quanh năm. 

Cái khác đầu tiên giữa bún bò Huế với bún bò Đà Lạt, là nước lèo chỉ cay vừa, hoặc có những quán không cay, để vừa miệng mọi du khách, khi cần, có sẵn ớt sa tế trong những hũ đựng gia vị luôn nằm trên bàn. 

Khu vườn ‘lạ’: Bí khổng lồ và cà chua đen ở Đà Lạt


…Biết đâu, một cô bé lọ lem có thật sẽ xuất hiện tại Đà Lạt, ngay tại khu vườn bí khổng lồ, cà chua đen này…

Cuối tuần vừa rồi, trong một chuyến “phượt” lên Đà Lạt đổi gió, tôi được một vài người bạn cũ dẫn đến một “khu vườn lạ” nằm tại 50 đường Hồ Xuân Hương (đường đi hồ Than Thở). Đây là khu vườn với các giống cây “lạ” đang được thử nghiệm của gia đình ông Lê Hữu Phan (vé tham quan 10.000đ/người)