30 thg 8, 2015

Đảo yến có bãi tắm đôi tự nhiên

Leo núi Du Hạ, tắm ở bãi biển đôi nước xanh trong và ghé hang yến xem loài chim làm tổ là những hoạt động du khách sẽ trải nghiệm trong một ngày chu du Hòn Nội, Nha Trang.

Hòn Nội là một đảo yến thuộc thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Để tới đây, du khách phải mất hơn một giờ đi tàu từ cảng Cầu Đá. Quãng đường dài khoảng 25 km (chừng 13 hải lý). 

Về xứ Lạng ăn phở "lạ"

Nếu cảnh non xanh nước biếc hữu tình của vùng biên trấn Lạng Sơn chưa đủ để du khách thỏa lòng, mãn nhãn thì hãy thử khám phá đặc sản địa phương nơi đây, nhất là với những món ăn quen mà lạ mang tên “phở” mà ai đến đây cũng muốn thử một lần cho biết.

Tất nhiên đó không phải là món phở bò, phở gà quen thuộc mà là hai loại phở mang hương vị đặc trưng của xứ Lạng: phở chua và phở vịt quay.

Dân “phượt” thường rỉ tai nhau rằng, nhiều vùng biên giới phía Bắc có phở chua nhưng ngon nhất là phở chua Thất Khê (Lạng Sơn), món ăn “gây thương nhớ cho người dân xứ Lạng” mỗi khi đi xa.

Nếu có dịp đến với Lạng Sơn, bạn đừng quên thưởng thức món ăn này, và tốt nhất là được “thổ địa” chỉ điểm hàng quán nào đáng tin cậy nhất.

Phở chua được chế biến khá cầu kỳ, nguyên liệu chuẩn bị gồm hai phần khô và nước. Nước phở còn gọi là “nước đủ” hay “nước xốt”, là thứ quyết định chất lượng của món phở chua.

Món phở chua gây thương nhớ cho người dân xứ Lạng mỗi khi đi xa

Độc đáo chùa Ấn Độ nổi tiếng linh thiêng giữa Sài Gòn

Chùa bà Ấn hay đền bà Ấn, là những tên gọi chung để chỉ chùa Mariamman, chùa do người Ấn Độ xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 và còn được lưu giữ đến hôm nay.

Chùa Mariamman là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được rất nhiều người biết đến.

Theo truyền thuyết, Mariamman (Mẹ Mari) là nữ thần của bệnh và mưa ở miền Nam Ấn Độ, ngự trị ở nông thôn bang Tamil. Mari có nguồn gốc như là một nữ thần của làng xã gắn với sự màu mỡ và mưa thuận gió hòa. Mariamman thường là hình ảnh của một phụ nữ trẻ xinh đẹp với gương mặt hung đỏ có trang phục màu đỏ, có nhiều tay tượng trưng cho nhiều sức mạnh nhưng cũng có khi chỉ có hai hoặc bốn tay. Bà thường được tạc tượng ở tư thế ngồi hay đứng, một tay cầm đinh ba, một tay bưng chén cơm.

27 thg 8, 2015

Cát Bà – Chuỗi “ngọc xanh” giữa biển khơi

Với tổng diện tích 336 km2, Cát Bà hiện là quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam với 388 hòn đảo lớn nhỏ, mật độ núi đá vôi dày đặc chia cắt mặt nước biển thành những áng, vịnh nhỏ, với nhiều bãi cát còn nguyên sơ tạo cảnh quan kỳ thú. Quần đảo Cát Bà được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới năm 2014 là điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua trong hành trình khám phá biển đảo Việt Nam. 

Khám phá chuỗi “đảo ngọc”

Vào một ngày hè cuối tháng 6, chúng tôi cùng nhóm các bạn trẻ ở Hà Nội có chuyến đi khám phá quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải - Hải Phòng). Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là khu du lịch sinh thái thân thiện Little Cát Bà có diện tích 
2.000 m2, nằm bên trong Áng Nước Trong với khí hậu ôn hoà và mát mẻ nên đang được nhiều du khách lựa chọn nghỉ dưỡng để khám phá chuỗi “đảo ngọc”.

Theo sự tư vấn của anh Nguyễn Thanh Hải, chủ của Little Cat Ba, chúng tôi bắt đầu hành trình với tour khám phá “Vịnh Lan Hạ - Làng Việt Hải - Đảo Cát Dứa” du lịch đặc trưng nhất Cát Bà.

Xưởng làm lò đất cuối cùng ở Sài Gòn

Đã qua rồi cái thời đun nấu bằng rơm, bằng củi nên cái bếp lò bằng đất nung quen thuộc ngày nào giờ cũng thấy vắng bóng trên thương trường. Có lẽ vì thế mà cái xưởng làm bếp lò bằng đất nung duy nhất của ông Năm Tiếp nằm ngay dưới chân cầu Rạch Cây giờ lại trở thành cái nghề độc, nghề hiếm ở xứ Sài thành hoa lệ này.

Nằm ngay dưới chân cầu Rạch Cây trên đại lộ Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Tp. Hồ Chí Minh), xưởng làm lò đất Năm Tiếp của ông Trần Văn Tiếp (tên thường gọi là Năm Tiếp) là nơi sản xuất lò đất duy nhất ở Sài Gòn. Thị trường chủ yếu để tiêu thụ lò đất là vùng nông thôn các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên, Nam Trung bộ…

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi mà bếp củi vẫn được dùng chủ yếu trong các hộ gia đình thì nghề làm bếp lò thịnh hành, nên bên chân cầu Rạch Cây thời ấy có khoảng 30 cơ sở sản xuất bếp lò bằng đất nung.

Ghé thăm làng chiếu Bàn Thạch

Anh về Bàn Thạch em trải chiếu cho anh nằm
Tình sâu nghĩa nặng mấy con trăng rằm không phai

Đến Trà Nhiêu (Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) nhiều du khách tìm về Bàn Thạch bằng được chỉ vì hai câu thơ ấy. 

Phơi chiếu sau khi đã hoàn thiện sản phẩm - Ảnh: T.Ly 

Đã trải qua bao thăng trầm nhưng Bàn Thạch vẫn còn đó những bãi cói xanh tốt dọc bên dãi đất bồi, vẫn còn đó tiếng lách cách đều đặn từ khung cửi dệt trong mỗi chiều hoàng hôn…