13 thg 2, 2015

Về miền Ví, Giặm

Ngày 27/11/2014, tại Thủ đô Paris (Pháp), dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 của Việt Nam được tôn vinh trên trường quốc tế. 
«
          Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt. Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được thực hành trong cuộc sống, lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Vì vậy, các lối hát thường được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví Phường Vải, Ví Phường Đan, Ví Phường Nón, Ví Phường Củi, Ví Trèo Non, Ví Đò Đưa, Giặm Ru, Giặm Kể, Giặm Khuyên… Hai lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ cùng nhau nên có tên ghép là dân ca Ví, Giặm.
»

Dân ca Ví, Giặm có một sức sống cực kì mãnh liệt. Sức sống ấy không phải chỉ có ở quá khứ, mà đến nay nó vẫn đang không ngừng sinh sôi nảy nở trong chính tâm hồn người dân xứ Nghệ hôm nay. Chẳng thế mà người xứ Nghệ có câu nói nổi tiếng rằng: “Bao giờ người xứ Nghệ mất đi giọng nói thì lúc đó mới mất đi tiếng hát dân ca Ví, Giặm”.

Ngay sau khi dân ca Ví, Giặm chính thức được UNESCO vinh danh, chúng tôi đã về Nghệ An, về với “miền Ví, Giặm” để khám phá tính đặc biệt của loại hình dân ca này.

1. 
6h sáng, chúng tôi rời Hà Nội đúng vào ngày tiết trời lạnh giá nhất của mùa đông để bắt đầu chuyến hành trình tìm về “miền Ví, Giặm”. Địa danh đầu tiên chúng tôi đến là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những nơi có phong trào hát dân ca Ví, Giặm phát triển mạnh mẽ nhất và cũng là cái nôi của điệu Ví Phường Vải, một trong những điệu Ví nổi tiếng của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Đón đoàn chúng tôi là anh Trịnh Hưng Minh, cán bộ văn hoá huyện Nam Đàn. Là cán bộ văn hóa, anh Minh cũng là người soạn lời phần lớn các bài hát Ví, Giặm cho các Câu lạc bộ (CLB) ở trong vùng. Anh Minh đưa chúng tôi đến một ngôi nhà cổ có niên đại cả trăm năm ở xã Kim Liên, nơi sinh hoạt thường xuyên của gần 30 thành viên trong CLB Ví Phường Vải Kim Liên.

Săn mai rừng đón Tết

Phiên chợ trên sông Dinh, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người yêu thích mai rừng mỗi khi xuân về Tết đến.

Khám phá chợ hải sản Đồ Sơn

Chợ tạm Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, TP.Hải Phòng là điểm đến của nhiều người sành ăn hải sản.

Những mẻ cá phơi vội dưới nắng hanh vàng cho kịp phục vụ Tết 

Chợ ngay sát cảng cá Ngọc Hải nên mỗi khi tàu cập bờ là các loại hải sản tươi sống được đưa vào chợ. Dù cách xa hơn 20 km nhưng nhiều người dân sống ở nội thành Hải Phòng vẫn thường đi xuống tận nơi để mua hải sản vừa ngon vừa rẻ hơn về ăn hoặc làm quà biếu.

12 thg 2, 2015

Làng hoa Tân Quy Đông, ngày cận Tết

Sa Đéc là làng hoa nổi tiếng nhất nước, từ nơi đây hoa được đổ ra trăm ngả đến các tỉnh thành phía Nam. Gọi Đà Lạt là thành phố hoa, còn Sa Đéc là làng hoa, chắc là không có gì hợp lý hơn. Nếu ở Đà Lạt, bạn thưởng ngoạn hoa ở những vườn hoa, ở công trình công cộng,... thì ở Sa Đéc bạn sẽ sống cùng người nông dân trong làng hoa, xem mua bán hoa, vận chuyển hoa...

Tưới hoa trong vườn

Về duyên hải ăn nước mắm rươi

“Nhiều như rươi” nhưng “nhiều” mà lại “hiếm”, ở đồng bằng sông Cửu Long rươi cũng có ở các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh nhưng chỉ người dân huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đặc chế thành nước mắm.

Bà Chi với nước mắm rươi thành phẩm - Ảnh: Hưng Phú 

Nghề nước mắm rươi có mặt ở Duyên Hải từ bao giờ chẳng ai rõ nhưng theo truyền thuyết, khi Gia Long tẩu quốc đến đây đã được dùng nó hằng ngày trong bữa cơm. Ngon quá, thơm quá nên khi lên ngôi thiên tử đóng đô tại Huế, năm nào nhà vua cũng cử ghe bầu vào tới đây mua nước mắm đặc sản về ăn.

Mùa măng đắng Mai Châu về

Măng đắng là một đặc sản thiên nhiên mà du khách khi đến Mai Châu (Hòa Bình) du lịch, nghỉ ngơi không thể không thưởng thức hay mua về làm quà.

Măng đắng Mai Châu có quanh năm, nhưng thời điểm này đang là cơ hội hiếm có để thưởng thức món ăn này, bởi đây là lúc mùa măng đắng mới bắt đầu.

Để hái được măng đắng, bà con dân tộc phải vào tận vùng rừng sâu mới kiếm được. Măng đắng hái về ăn phải là loại măng vẫn còn ẩn trong lòng đất hoặc vừa mới nhú ra khỏi mặt đất. Nếu đã lên cao thì thịt măng đã già, cứng, không thể ăn được nữa. 
Măng đắng đầu mùa mang một hương vị riêng biệt mà khó lòng có thể thưởng thức vào các thời điểm khác trong năm. Đó là một món ăn đậm đà hương vị núi rừng Tây bắc, mà một khi đã thử rồi thì khách chẳng dễ gì để quên. 

Đa phần các nhà hàng, nhà nghỉ homestay ở Mai Châu đều phục vụ măng đắng nếu khách có yêu cầu. Nhưng nếu khách muốn tự mình mua măng đắng thì chỉ cần đi chợ sáng Mai Châu họp hàng ngày ở trung tâm thị trấn là có thể mua được.

Xách mớ măng đắng vẫn còn dính nguyên đất cát vừa mùa ở chợ về, khách để dành một phần mang về làm quà, còn một phần có thể yêu cầu nhà hàng, nhà nghỉ chế biến luôn để có thể thưởng thức ngay tại chỗ món măng đắng tươi roi rói ấy.

5 điểm ngắm hoa Tết đẹp nhất miền Tây

Thời tiết chuyển ấm áp, ánh nắng mặt trời chan hòa mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm vườn hoa. Nếu muốn làm 1 tour du lịch ngắm hoa miền Tây những ngày giáp Tết, bạn có thể tham khảo 5 làng hoa, cây kiểng sau:

1. Làng hoa Tân Quy Đông, Sa Đéc


Nói đến hoa, cây kiểng, không thể không nhắc đến làng hoa Sa Đéc trăm năm. Mùa Tết, làng hoa Tân Quy Đông trồng nhiều nhất là cúc: cúc mâm xôi, đại đóa, đồng tiền, vạn thọ… Bên cạnh đó là bát ngát thược dược, vạn thọ, hoa dâm bụt, mãn đình hồng, ớt kiểng…, ngoài ra còn có hàng trăm thực vật quý hiếm miền Nam. Vì vậy nơi đây mỗi mùa giáp tết đều tấp nập du khách tham quan, vừa ngắm hoa vừa chụp ảnh.

Lên đỉnh Bà Rá

Nằm ở độ cao 750 mét so với mực nước biển, núi Bà Rá (Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước) là một trong ba ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Bà con dân tộc Stiêng bản địa gọi núi Bà Rá là Bơnom Brah hay Yumbra (đỉnh núi thần) bởi nơi đây được coi là chốn linh thiêng với họ. Núi Bà Rá hiện là điểm đến hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thơ mộng và hùng vĩ.

«
          Được khởi công xây dựng tháng 6/2008 với tổng số vốn đầu tư hơn 76 tỷ đồng, hệ thống cáp treo núi Bà Rá được đưa vào sử dụng năm 2013. Tuyến cáp treo này có chiều dài 2.063 mét. Hệ thống cabin có 32 chiếc, chia làm 8 nhóm với 6 chỗ ngồi một cabin. Thời gian cho một hành trình từ ga đầu tiên dưới chân núi đến ga cuối trên đỉnh núi là 12 phút. 
»
Những năm đầu thế kỷ XX, núi Bà Rá vẫn còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”. Chính vì vậy, vào thời kỳ Pháp thuộc nơi đây thành chốn lao tù để giam cầm những người tù cách mạng. Bà Rá cũng là địa danh gắn liền với những chiến công của quân và dân Phước Long trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Ngày nay, núi Bà Rá trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của du khách khi đến thăm tỉnh Bình Phước. Có hai cách để bạn có thể lên tới đỉnh núi Bà Rá. Nếu đi bộ, du khách phải vượt qua 1.767 bậc tam cấp tính từ đồi Bằng Lăng lên đến đỉnh núi. Muốn ngắm toàn cảnh vẻ đẹp của một vùng rộng lớn, bạn có thể ngồi trong những cabin của hệ thống cáp treo Bà Rá. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa là phường Thác Mơ xinh đẹp và hồ thủy điện Thác Mơ. Vào mùa mưa, diện tích nước hồ thủy điện Thác Mơ chiếm tới 12.000 ha như một biển nước xanh thẳm, hòa quyện giữa rừng núi, tạo cho du khách cảm giác thân thiện, được trở 
về cùng thiên nhiên hoang sơ.

Con đường mòn dẫn lên núi Bà Rá xanh mướt hai bên đường.

11 thg 2, 2015

7 món đặc sản Tây Ninh cho ngày cuối tuần

Với khoảng cách khá gần Sài Gòn nên du khách có thể đi về trong ngày để thưởng thức đặc sản và thưởng lãm cảnh quan thiên nhiên Tây Ninh.

1. Bánh canh Trảng Bàng

Nhắc đến thị trấn Trảng Bàng, trong lòng thực khách xa gần đều nghĩ đến món bánh canh gắn liền với nơi đây. Tô bánh canh đặc trưng với giò heo, huyết và những cọng hành xanh tươi, tuy đơn giản nhưng thực khách ngay lập tức bị cuốn hút khi thưởng thức qua. Khói của tô bánh canh bốc nghi ngút, lăn tăn mỡ hoa nóng bỏng khi húp thử. Bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của hành, vị cay của tiêu, vị ngọt của nước lèo xương hầm hay vị mềm của những lát thịt phía trên. 

Món đặc sản bạn dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu nơi đất nắng Tây Ninh. Ảnh: Khánh Bằng. 

Ba món ngon từ trái quách Trà Vinh

Trái ngược với vẻ ngoài sần sùi, cơm quách chua thanh, ngọt mát nên dễ được lòng thực khách. Trái quách có hình dáng hơi giống trái bóng nhỏ, da thô nhám màu xám trắng. Cơm quách màu đen đặc sệt.

Khi chín trái tự rụng xuống chứ không cần hái, người dân mang trái về để vài hôm cho chín hẳn rồi dùng vật cứng đập nhẹ là vỏ tự nứt ra. Ba cách làm dưới đây sẽ giúp cơm quách phát huy tác dụng độc đáo của nó trong ẩm thực:

Quách ghém cùng mắm

Mắm cá sặc, cá chốt hay cá trẽn trộn đường tỏi, ớt là loại thức chấm hấp dẫn được dùng với các loại rau sống như xà lách, cải thảo, bông súng... kèm thêm vài lát khế chua hoặc chuối chát để đậm vị. Thêm vào đó, người ta còn nạo cơm quách ra làm nhân cuốn chung trong rau và chấm mắm.

Vị nồng của mắm hòa cùng vị chua ngọt của từng miếng cơm quách đặc sệt. Cái giòn giòn của lát khế chua, mùi thơm của những cọng rau tươi thấm dần qua đầu lưỡi. Trái quách khi ăn không làm thực khách ngán vì không béo, lại có vị chua thanh, rất thích hợp để đổi vị cho bữa cơm hàng ngày. 

Cơm quách ăn như rau sống khi kèm với mắm. Ảnh: nguoidothi