19 thg 1, 2015

8 món ngon từ đuông dừa miền Tây

Đuông dừa chấm mắm ăn sống, chiên, nướng, luộc, nấu xôi… là những món ngon từ lâu đã trở thành đặc sản miền Tây nức tiếng.

Đuông dừa sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ to bằng ngón tay trỏ hoặc ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 - 5 cm, toàn thân màu vàng nhạt. Con nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn khiến nhiều người nhìn bên ngoài đều thấy có chút ghê sợ. Trong các nhà hàng sang trọng, quán nhậu hay các quán côn trùng vỉa hè ở Hà Nội hay Sài Gòn đều có bán. 

Các chủ quán thường nhập con đuông vừa mới bắt, chuyển bằng đường máy bay ra để giữ độ tươi ngon. Ảnh: Nhà hàng Phương Nam. 

150 năm Thảo Cầm viên Sài Gòn

Nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Thảo Cầm viên Sài Gòn là nơi bảo tồn rất nhiều động thực vật quý. Đây là một trong 8 vườn thú lâu đời nhất thế giới với tuổi đời vừa tròn 150 tuổi. 

Ngày 23 tháng 3 năm 1864, viên đề đốc người Pháp De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Thảo Cầm viên Sài Gòn (xưa gọi là Vườn Bách thảo) trên vùng đất hoang rộng 12ha ở phía Đông Bắc kênh L’avanche (hướng cầu Thị Nghè bây giờ).

Ông Louis Adolphe Germain, một sĩ quan thú y của quân đội Pháp được giao nhiệm vụ thiết kế quy hoạch nơi đây thành một vườn thú. Đến tháng 3/1865, công trình hoàn thành. Nhận thấy tầm quan trọng của một vườn thú lớn ở Viễn Đông, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Loius Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của Vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ) sang làm giám đốc. Tại đây, ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện Bảo Tàng Lịch sử Thiên nhiên Paris.

Cuối năm 1865, Thảo Cầm viên Sài Gòn mở rộng thêm 20ha, tổ chức nhập khẩu nhiều loài cây nhiệt đới từ châu Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á với hơn 100.000 tiêu bản thực vật mà nay vẫn còn lưu giữ tại Bảo tàng Thực vật (Phân viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh). 


Du khách tham quan Thảo Cầm viên Sài Gòn bằng xe điện.

Hoang sơ hồ Lăk

Chính cái tên hồ Lắk (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã gợi lên sự tò mò, quyến rũ du khách tìm về đây khám phá vẻ đẹp hoang sơ vốn có. Ngoài cảnh đẹp tự nhiên, không khí trong lành, những cuộc phiêu lưu trên lưng voi và trên thuyền độc mộc ở hồ Lắk khiến nơi đây trở thành điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đắk Lắk và Tây Nguyên. 

Điểm khám phá đầu tiên trong hành trình của chúng tôi là hồ Lắk, nơi có mặt nước hoang so và mang màu xanh ngọc. Đặc biệt hơn, chúng tôi được khám phá vẻ đẹp thơ mộng của hồ Lắk bằng chính những con thuyền độc mộc của người dân bản địa nơi đây. Ngồi trên thuyền, có thể nhìn thấy những chú cá bơi lượn dưới hồ, nghe tiếng cá đớp mồi giữa không gian trong lành, tĩnh mịch khiến du khách như chúng tôi trút bỏ hết những ưu tư, phiền muộn của cuộc sống đời thường.

Nét đặc biệt không thể bỏ qua trong hành trình thăm hồ Lắk chính là được cưỡi trên những chú voi khổng lồ tham quan hồ. Thường mỗi chú voi cõng một nài voi và hai người khách, chú voi sẽ bơi trên hồ để đưa khách đến một cảm giác như mình là trung tâm giữa một hồ nước mênh mông rộng lớn.


Những chiếc thuyền thơ mộng lướt trên hồ Lắk.

18 thg 1, 2015

Nhà thờ Mai Anh trên đồi

Trong những ngôi nhà thờ mà tôi đã có dịp ghé qua, có lẽ nhà thờ giáo xứ Mai Anh là ít có cảm giác đấy là một ngôi nhà thờ nhất. Đến đó người ta có cảm giác đến một chốn bình an nhưng không kém phần thơ mộng. Ngôi nhà thờ khiêm tốn, với màu hồng ấm áp giữa những rặng thông xanh trong tiết trời se lạnh trên ngọn đồi thoai thoải. Đó là Đà Lạt, và chỉ có thể ở Đà lạt chứ không phải ở đâu khác.

Ngay cả cái tên giáo xứ và tên nhà thờ nữa, cũng rất lãng mạn, như tên một nàng thiếu nữ: Mai Anh. Khi nghe giải thích xuất xứ của cái tên thì lại càng lãng mạn hơn nữa, đó không chỉ giống tên một nàng thiếu nữ mà chính là tên một loài hoa: ngôi nhà thờ đặt theo tên của ngọn đồi Mai Anh, và được gọi tên như thế vì xưa kia trên đồi này rất nhiều hoa mai anh đào.

Nhà thờ Domaine de Marie (Mai Anh) nằm trên một ngọn đồi, xung quanh là những rặng thông

Rong ruổi Tà Nung tìm hương hoa cà phê

Nếu đã chán những điểm du lịch phổ biến ở Đà Lạt, đã đi hết những con dốc ngoằn nghèo dẫn ra Hồ Xuân Hương, bạn hãy thử thuê một chiếc xe máy và khám phá những đồi cà phê bạt ngàn ở Tà Nung.


Tà Nung là xã nằm ở phía Tây Nam, cách thành phố Đà Lạt 19 km. Đây là khu vực sinh sống của những dân tộc thiểu số như Cil, Lạch, K’Ho, Mạ, Ede, Tày, Nùng Thái, Hoa… 

Đón ngày mới trên chợ nổi Cái Răng

Về miền sông nước, nhất định phải dạo chợ nổi. Muốn xem cảnh họp chợ, bạn phải thức dậy sớm khoảng 5 giờ, ra bến tàu thuê xuồng máy, đón ngày mới cùng những âm thanh sôi động của chợ nổi.


Cái Răng là một trong ba chợ nổi được nhiều du khách ghé thăm nhất tại miền Tây (Cái Bè - Tiền Giang, Cái Răng - Cần Thơ và Phụng Hiệp - An Giang). Để chứng kiến cảnh họp chợ, bạn phải thức dậy sớm khoảng 5 giờ và đến bến Ninh Kiều thuê một chiếc xuồng máy. Tận hưởng không khí trong lành, gió thổi lành lạnh giữa bốn bề sông nước khoảng 30 phút, khi nghe tiếng máy ghe nổ giòn giã, vang dội một bến sông là bạn đã đến chợ nổi Cái Răng. 

Nơi sinh ra 'chiếc áo' cuốn nem

Đến với làng nghề làm bánh đa nem nổi tiếng Thổ Hà tại Bắc Giang, du khách sẽ được hòa mình vào không gian thanh bình và hiểu hơn về cái nôi sản sinh ra chiếc lá cuốn nem truyền thống. 

Làng nghề làm bánh đa nem Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nằm ở ven sông Cầu, xưa kia nơi đây là làng gốm nổi tiếng đất Kinh Bắc. Khác với các làng ở đồng bằng Bắc Bộ, dân Thổ Hà hoàn toàn không có ruộng, thu nhập chủ yếu từ nghề thủ công và buôn bán nhỏ. 

Nhà cổ Tấn Ký, điểm dừng chân thú vị ở Hội An

Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký nằm trên phố Nguyễn Thái Học vẫn giữ được nguyên vẹn kết cấu và kiến trúc như ngày đầu mới xây dựng. Đây là điểm dừng chân thú vị trên hành trình khám phá nét cổ kính của Hội An xưa. 

Vốn là nơi gia đình họ Lê sinh sống 7 đời, chủ hiệu buôn Tấn Ký xây dựng ngôi nhà từ cuối thế kỷ XVIII. Mặt trước ngôi nhà thông ra phố Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn, mặt sau thông ra phía bờ sông, trên phố Bạch Đằng để thuận tiện cho việc nhập hàng hóa. 

4 thg 1, 2015

Khám phá đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo

Theo những người dân trong vùng, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn có từ đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà người Pháp khám phá và biến Tam Đảo trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng.

Đền thờ nằm cao chót vót như lơ lửng trên không trung 

Đoạn đường đèo dốc từ thị trấn lên đền thờ quả là quãng đường tuyệt vời mà chúng tôi không ngớt trầm trồ, kinh ngạc... Trong sương mù bảng lảng của buổi sớm mai, những con đường dốc quanh co dẫn chúng tôi đi, rồi những bậc thang lót đá cao chót vót nhưng uốn lượn rất đỗi dịu dàng khiến không có cảm giác mệt mỏi khi leo.

Đón bình minh trên đảo Ó

Không có nhiều thời gian thỏa đam mê “phượt” (du lịch bụi) trên các cung đường đèo tuyệt đẹp ở Tây Bắc, nhóm bạn trẻ chúng tôi đã chọn lựa những cung đường ngắn ở các tỉnh miền Ðông trong hai ngày cuối tuần.

Đảo Ó 

Dù không có cảnh núi non trùng điệp, đèo cao cheo leo, hiểm trở như những cung đường núi rừng các tỉnh phía Bắc, nhưng cung đường miền Ðông vẫn có vẻ đẹp quyến rũ riêng đối với những người trẻ.