30 thg 3, 2014

Kỳ thú Hải Vân Sơn

"Bức trường thành" giữa đất cố đô Huế và thành phố đáng sống nhất nước ta - Đà Nẵng là đèo Hải Vân nổi tiếng.

"Vách ngăn" trời đất cắt ngang dãy Bạch Mã tuy không có gì lạ với lữ khách gần xa nhưng những bí mật kỳ thú của truyền thuyết lẫn với di tích còn lại không phải là điều dễ bóc tách. 

Nếu đơn thuần vượt qua đèo Hải Vân để nhìn xuống hai bờ, một bên biển lặng một bên núi đá và thảng hoặc nhận lãnh cái cảm giác mát lạnh khác biệt của thời tiết thì không lấy gì làm khó. Hải Vân từng chứa đựng biết bao bí mật chính trị lẫn văn hoá đất cố đô và Chămpa tạo nên một huyền tích lạ.

Đệ nhất hùng quan nhìn từ xa. 


Vào “đất thánh” miền Trung, nhìn đâu... cũng máu thịt lính trận

Nhiều người đau đớn gọi đó là nghĩa trang dã chiến nhất, với 140.000m2 đất chứa đựng trên một vạn phần mộ của các chiến binh từ khắp các tỉnh thành đất nước... 

Có lần ngồi hầu chuyện nhà văn Sơn Tùng ở ngõ Văn Chương (Hà Nội), ông có nói về vùng “đất thánh” miền Trung kéo dài từ Hà Tĩnh tới Thành cổ Quảng Trị. Nhà văn Sơn Tùng bảo, hãy bước nhẹ trên vùng “đất thánh” bởi mỗi vạt cỏ đều chứa đựng máu thịt của người lính trận.
Từ ngã ba Đồng Lộc

Và nhà văn Sơn Tùng cũng rất chu đáo dặn dò lớp hậu sinh khi ngang qua “đất thánh”, rằng hãy bước nhẹ để các anh không đau. Các anh ở đây, không chỉ là các chiến sĩ đã hy sinh ngoài mặt trận mà cả những cô gái thanh niên xung phong hay du kích đã mãi mãi nằm xuống với đất. Và tôi biết rằng, mỗi vạt cỏ, nhành cây đều một thời thấm máu những người anh hùng.
Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) giờ đây không chỉ là vùng “đất thánh” mà trở thành huyền thoại trong lòng dân tộc. Những người viết nên huyền thoại ấy chẳng ai khác ngoài 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Chẳng ai ở Đồng Lộc có thể quên hình ảnh của 10 cô gái ấy. Họ rưng rưng khi kể về cái ngày định mệnh 26/7/1968, khi trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống lấy đi sinh mạng của 10 cô gái trẻ đang hăng hái san đường. 

Tượng đài chiến thắng ở ngã ba Đồng Lộc. 

"Trái tim" của trà Thái Nguyên là đây?

Đất chè Thái Nguyên có một loại được gọi là "vô danh trà", âm thầm góp vị xứ trà thêm nổi tiếng. 

"Mật danh" Khe Cốc

Đã từ lâu, giới sành trà nước ta nhắc đến một loại chè không hề nổi tiếng, thậm chí không có tên tuổi trên thị trường và cũng chẳng mấy người biết tới. Đó là loại chè có "mật danh" Khe Cốc. Trên thực tế, đó là chè do người làng Khe Cốc, xã Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên làm ra. 

Làng Khe Cốc chông chênh trên những đồi đất gan gà của xã Tức Tranh. Từ lâu, làng đã trở thành "rốn trà" xứ Thái với sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng cho Khe Cốc thổ nhưỡng tuyệt diệu để trồng thứ cây giúp họ đổi đời. Ở Khe Cốc, người ta rất hiếm tìm ra những thuở ruộng trồng lúa hay ngô, khoai, sắn. Tất cả từ đồi cao đến đồi thấp, đồi xa đồi gần đều một màu xanh mướt của chè. 

Đồi chè Khe Cốc. 

“Vua” tính tẩu 12 dây

"Để kiếm một cây đàn tính tẩu thì không hề khó, nhưng đi khắp Việt Nam thì không thể tìm đâu ra cây đàn tính tẩu 12 dây như ở vùng núi trùng điệp này được" 

Đó là khẳng định của ông Hoàng Văn Tạ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn nói về chiếc đàn tính "độc nhất vô nhị" của nghệ nhân Dương Thục.
Kỳ nhân phố núi

Theo lời giới thiệu của ông Hoàng Văn Tạ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi men theo con đường dẫn lên hồ Ba Bể và dừng lại ở thị trấn Chợ Rã, nơi được coi là cái nôi văn hoá cổ xưa nhất của người Tày nước ta. Không khó lắm để tìm đến nhà nghệ nhân Dương Thục, vì ở đất Chợ Rã này ai cũng biết đến ông như một vị "vua" của nhạc cụ hát then truyền thống nổi tiếng Tây Bắc. 

Ngôi nhà sàn mà nghệ nhân Dương Thục đang ở khá cổ kính, khác biệt với những ngôi nhà sàn cách tân hiện thời. Từ trong ngôi nhà ấy, tiếng hát lúc trầm lúc bổng hoà cùng tiếng đàn tính làm vương vít lòng người. Hôm ấy, nghệ nhân Dương Thục đang dạy nhạc miễn phí cho hơn chục thanh niên Tày bản địa. 

Sa mạc trên vùng đất nắng Ninh Thuận

Quanh năm khô hạn, thừa nắng, thiếu mưa đã mang đến cho vùng đất Ninh Thuận một sa mạc cát thú vị và ấn tượng - đồi cát Nam Cương.

Đồi cát Nam Cương từ lâu được du khách biết đến và trở thành điểm dừng chân không thể thiếu trong hành trình khám phá miền đất nắng Phan Rang – Ninh Thuận. Cách thành phố Phan Rang khoảng 7 km về hướng đông nam, men theo con đường An Thạnh du khách sẽ đến với thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước. Một vùng sa mạc cát trắng trải dài hiện ra trước mặt không khỏi khiến du khách ngỡ ngàng. 

Dải lụa cát gợn thành từng sóng theo làn gió 

Không phô trương, nổi bật như đồi cát Mũi Né, không nhiều lời ca ngợi ví von, so sánh như “đồi cát di động” ở Quảng Bình, Nam Cương khuất sâu sau con đường mòn được bao quanh bởi những ngôi làng.

29 thg 3, 2014

Cam sành Tam Bình

Cam sành Tam Bình (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đang trở thành thương hiệu độc quyền với những đặc trưng như vỏ sần, da xanh, bóng đẹp, màu sắc thịt quả vàng tươi, ngọt, phục vụ ăn tươi hoặc được chế biến thành nước hoa quả rất thơm ngon, bổ dưỡng. Hiện tại, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tam Bình kết hợp với Viện Cây ăn quả Miền Nam và Trung tâm Giống cây trồng Đồng bằng Sông Cửu Long nghiên cứu, sản xuất những giống cam sành tốt hơn với mục tiêu đưa loại cam đặc sản này ra thị trường nước ngoài.

Đất Tam Bình được thiên nhiên ưu đãi, có nước ngọt quanh năm, có dòng sông Măng bồi đắp phù sa, cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây trồng trong mùa khô. Mặt khác, nguồn tài nguyên đất của huyện Tam Bình phong phú, với 5.986 ha đất phù sa và 7.488 ha đất phèn, thuận lợi để phát triển cây ăn trái đặc sản, đặc biệt là cam sành. Vì vậy, nơi đây sớm hình thành vùng chuyên canh cam sành với tổng diện tích khoảng 3.000 ha. Hàng năm, cam sành Tam Bình cung cấp cho thị trường khoảng 20.000 - 30.000 tấn sản phẩm.

Mô hình dự án Jica (Nhật Bản) áp dụng cho cây cam sành được thực hiện thí điểm từ năm 2009 với diện tích 20,2 ha tại 2 xã Bình Ninh và Ngãi Tứ. Toàn bộ chi phí đầu tư gồm: san mặt bằng, cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng và chăm sóc…đều được tài trợ từ nguồn vốn ODA. 

Nông dân huyện Tam Bình chăm sóc vườn cam của gia đình được trồng theo mô hình và kỹ thuật của dự án Jica (Nhật Bản).