27 thg 3, 2014

Khám phá làng nghề cổ H’Rê

Cách TP Quảng Ngãi khoảng 30km, từ ngã tư Thạch Trụ (huyện Mộ Đức) theo hướng tây quốc lộ 24 khoảng 29km, chúng tôi đặt chân đến trung tâm huyện Ba Tơ.

Hồ Tôn Dung có mặt nước trong xanh hiền hòa giữa rừng núi trùng điệp - Ảnh: Đăng Khoa

Trước đó tại km19, tấm bảng hiệu “Di tích quốc gia Trường Lũy, Quảng Ngãi...” đã níu chân chúng tôi dừng lại để khám phá di tích này.

Vạch rừng xem trường thành

Chỉ cần rẽ trái vào đường đất khoảng 400m, đập vào mắt chúng tôi là một đoạn trường thành cao khoảng 2m, dày 2m, phủ đầy cây rừng. Chúng tôi phải vừa vạch cây rừng vừa đi bộ khoảng 300m bên dưới trường thành, trong lòng khâm phục sự kỳ công và cảm nhận được nỗi khổ cực của người xưa.

Nét hoang sơ quyến rũ của dòng suối Lạnh

Nước suối trong xanh, hàng cọ bên đường xòe ô che nắng, tiếng chim rừng líu lo là những khung cảnh đặc sắc mà suối Lạnh ở Ninh Thuận mang đến vào mùa xuân.

Có hai con đường dẫn du khách đến với suối Lạnh. Một là theo con đường quốc lộ 27B thuộc xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, chạy vào khoảng 25 km. Con đường thứ hai bắt đầu từ ngã ba Ninh Bình, huyện Ninh Sơn chạy vào khoảng 20 km theo hướng bắc, du khách sẽ đến được suối Lạnh, thuộc địa phận xã Phước Thành, huyện Bác Ái. 

Cảnh đẹp như tranh vẽ dọc con đường đến suối Lạnh. 

Tưng bừng lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Là ngày hội dân gian truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đậm chất tín ngưỡng của ngư dân vùng biển, năm nay lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc diễn ra trong 4 ngày - 13, 14, 15 và 16 tháng 2 âm lịch (13 đến 16-3).

Lăng Ông Nam Hải tại thị trấn Sông Đốc - Ảnh: Hoài Vũ

Trong ngày lễ chính (rằm tháng 2), hàng mấy trăm tàu đánh cá, tàu vận tải, tàu buôn cùng ghe thuyền bắt đầu kéo đến neo đậu, chen kín cả một khúc sông. Trên bờ, khắp các nẻo đường đều đông nghẹt người đi dự lễ khiến không khí ngày hội trở nên náo nức.

26 thg 3, 2014

Bình yên như... Thái Bình

Thái Bình một trong những vựa lúa lớn nhất miền Bắc, thuộc đồng bằng sông Hồng. Một vùng đất địa linh, nhân kiệt, khung cảnh yên bình và trù phú đúng như tên gọi của mình.

Thái Bình không có rừng hay núi, bốn phía là sông và biển bao quanh (một mặt là biển, ba mặt là sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa). Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Hải Dương và Hải Phòng, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nam và Hưng Yên, phía Nam giáp Nam Định.

Với diện tích 1.546,5 km² bao gồm các huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình. Là một trong những tỉnh đông dân nhất Việt Nam, chỉ đứng sau hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thiên nhiên ban tặng cho Thái Bình đất đai bằng phẳng, mầu mỡ, phì nhiêu và nguồn tài nguyên phong phú. Toàn tỉnh có bờ biển dài 53km, cảng biển Diêm Điền, 5 cửa sông lớn và trên 16 nghìn ha bãi triều với trên 200 loài thuỷ sản, gần 2.500 đầu chim quý hiếm và những khoáng sản trầm tích tiến xa ra biển.

Mốc 79: Nóc nhà biên cương

Chúng tôi chạm tay vào mốc giới 79 cao nhất trên toàn tuyến biên giới Việt Nam vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc. Gió rít cuồn cuộn chào đón những người con từ miền Nam xa xôi mơ ước được một lần đứng ở nơi đây... 


Sau một quãng đường dài, chúng tôi đến được điểm dừng chân đầu tiên là lán trại của người Mông để thu hoạch thảo quả. Do đợt rét hại và băng tuyết của tháng trước nên toàn bộ hàng chục hecta thảo quả đều úa vàng khiến rất nhiều bà con người Mông lâm vào cảnh khốn đốn.

Không còn gì để thu hoạch, căn lán bỏ trống, hoang vắng giữa rừng. Trời lúc này vẫn mù mịt, chúng tôi tính nghỉ chân nhưng Thiếu tá Hoàng Đăng Mạnh hối cả đoàn lên đường và nói: "Cẩn thận đấy, bắt đầu từ đây là rất khó đi!". Lại tiếp tục những con dốc, chúng tôi băng qua những khu rừng vô cùng ẩm ướt cùng những con dốc cao.

Độc đáo lễ Tả Tài Phán ở Đồng Nai

Là lễ hội độc đáo của cộng đồng người Hoa tại Định Quán, Đồng Nai, Tả Tài Phán thường diễn ra vào dịp ba tháng cuối hoặc ba tháng đầu năm.

Mục đích chính của lễ hội này để cầu an, cầu siêu và tấn phong cấp bậc lên Đại Pháp Sư cho vị thầy cúng chủ trì buổi lễ. Không có quỹ riêng để tổ chức lễ hội nên ban tổ chức thường phải đứng ra kêu gọi sự đóng góp từ nhiều nguồn như thầy cúng muốn thăng cấp bậc trong lễ, người dân trong cộng đồng và các mạnh thường quân.

Trước đây, lễ được tổ chức trong các dịp thiên tai, bệnh dịch, mất mùa nhưng hiện nay, ngày tổ chức không cố định, và tùy thuộc vào số tiền quyên góp được, mong muốn cầu an, cầu siêu của người dân hoặc vị thầy cúng muốn thăng cấp bậc đứng ra tổ chức lễ. 

Một nghi thức trong buổi lễ.