11 thg 1, 2014

Bánh tằm Cà Mau, món ăn dễ ghiền

Cà Mau không chỉ nức tiếng với nghề dệt chiếu đã đi vào câu vọng cổ, mà còn thu hút bởi món bánh tằm xíu mại hay cà ri, vừa lạ vừa ngon.

Nếu có dịp ghé vào Cà Mau, bạn đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Chỉ cần một lần thử món bánh tầm xíu mại thơm cay hay đĩa bánh hấp điểm tâm buổi sáng cũng để bạn nhung nhớ khôn nguôi về mảnh đất này.

Bánh tằm hay còn gọi bánh tầm, cầu kỳ từ khâu làm bột đến chế biến nước sốt và xíu mại. Sợi bánh tằm nhìn giống sợi bún bò hay bánh canh nhưng lớn hơn một chút và khác về chất liệu. Để làm nên sợi bánh thơm ngon người Cà Mau lấy gạo xay thành bột, rồi hòa với nước mà đem hồ trên lửa liu riu. Khi hồ đã nguội thì rắc bột khô trên cái mâm lớn và se thành từng sợi. Những sợi bánh trắng mập mạp trên mâm như những chú tằm nằm ngủ sẽ được đem vào xửng hấp chín. 

Bánh tằm, món ngon dân dã ở Cà Mau. 


Rủ nhau ăn năn!

Thứ cỏ, một thời gây ám ảnh về những vụ mùa thất bát của nhà nông, miệt tây sông Hậu, nay đã lên hàng đặc sản. Hỏi anh Cao Trung Kiên, thổ địa ở đây, có thường ăn năn không. Anh nói tỉnh bơ: “Ít tui không ăn. Nhiều tui mới ăn!”

Ngon quằn đũa, gỏi gà ta trộn rau năn. 

Ngon chân phương

Cây cỏ năn (Eleocharis) thuộc họ cói, thường mọc ở những vùng đất phèn trũng. Khu vực tây Nam bộ, nó có mặt nhiều ở Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Phổ biến, có hai loại năn: kim (thân nhỏ) và bộp hay tượng, lớn bằng đầu đũa. Loại sau, có thể ăn tươi hoặc làm dưa chua đều ngon lạ.

Món trước tiên là trộn gỏi với gà ta thả rong. Thịt gà ngọt thơm, còn rau năn ngọt thuần phác, càng ăn càng ghiền. Kế nữa là món lẩu mắm thập cẩm, nhúng nhiều rau dại đồng bưng như bông súng, đọt choại... Tất nhiên, không thể thiếu đọt năn.


10 thg 1, 2014

Bắp chuối rừng lam cá suối

Tây Bắc – miền đất có nhiều món ăn hấp dẫn và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn này do chính những người bản địa chế biến và đãi khách. Do vậy, trong cuộc hành trình du lịch Tây Bắc vào tiết trời chớm lạnh, một trong những món để lại ấn tượng nhất là bắp chuối rừng lam ống nứa.

Bắp chuối rừng được lèn chặt với tôm, cá suối trong ống nứa và lam (nướng quay) trên bếp. 

Chuối mọc nhiều nơi trong rừng và núi cao của Tây Bắc, chúng thường sinh sôi nảy nở ở những nơi có nguồn nước suối. Là cây hoang dại nhưng lại có nhiều tác dụng đối với đồng bào các dân tộc vùng cao. Họ lấy cây chuối về làm thức ăn gia súc, hạt chuối rừng làm thuốc và đặc biệt, hoa chuối rừng mà người Tày vùng Tây Bắc vẫn gọi bắp bi là nguyên liệu chính để chế biến món ăn ngon và lạ: bắp bi lam với cá suối trong ống nứa.


Những món ăn truyền thống của người Cơ Tu

Đồng bào Cơ Tu là bộ tộc sống lâu đời trên dãy Trường Sơn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, người Cơ Tu vẫn giữ được bản sắc riêng cho bộ tộc mình qua các lễ hội, trang phục, âm nhạc... Cả ẩm thực truyền thống của họ cũng rất đa dạng, phong phú không kém.

Một số món truyền thống của người Cơ Tu. 

Thịt heo rừng không già không non, xắt miếng lớn, ướp với muối ớt, tiêu rừng cho thấm sau đó xiên vào que nướng trên than hồng. Món này khi nướng, bốc mùi thơm thật hấp dẫn, có thể cầm que hoặc lấy ra từng miếng để ăn, vừa thổi vừa ăn mới khoái khẩu. Ngoài ra, bà con còn làm món thịt muối lạ, thịt heo rừng bóp với muối và cơm sau đó cho vào ché bịt lại. Để càng lâu càng ngon. Món này nấu với các loại rau rừng thật đậm đà hương vị hoang dã.


Về đâu tiếng vó ngựa đua

Vùng Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn (H.Hóc Môn, TP.HCM) từng nổi tiếng với nghề nuôi ngựa đua khi trường đua Phú Thọ còn hoạt động. Bây giờ, sau nhiều năm trường đua đóng cửa, nhiều người bỏ nghề, số ngựa cũng chẳng còn là bao, nhưng nơi đây vẫn có những người bám trụ với nghề nuôi ngựa đua. 

Ông Ba Trí ngồi lau lại chiếc cúp vô địch một thời đã qua - Ảnh: Công Nguyên 

Đôi giếng không bao giờ cạn nước

Dưới chân núi Ái Nàng (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có một đôi giếng chỉ sâu 1,5 m lúc nào cũng đầy ăm ắp nước. Liên quan tới giếng là truyền thuyết về con rắn thần có tình có nghĩa.

Đôi giếng nằm trong khu dân cư thuộc làng Chiềng, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy. Bao quanh có 3 cây si cổ thụ với nhiều rễ lớn, nhỏ ăn xuống mặt đất, tán lá ôm trọn quần thể giếng. Nước giếng chỉ sâu ngang vai người và luôn tràn ra ngoài. Ngay cả khi người dân múc nước cả ngày, nước vơi rồi lại tràn trề, kể cả trong những mùa khô hạn nhất.

Sáng sớm mùa đông ở miền núi buốt lạnh thấu xương, trái lại ở cạnh giếng hơi ấm lan tỏa. Người dân đến giếng lấy nước rửa mặt, vốc một chút nước cũng đem lại cảm giác ấm áp, thanh khiết. 
Bao quanh quần thể giếng là những cây cổ thụ khổng lồ. Ở đây có bia mộ thờ ông Cao Huy Thuật, ông Tổ của vùng đất này. Ảnh: Phan Dương. 

9 thg 1, 2014

Chinh phục cung đường Chế Tạo - Mường La

Bầu trời âm u kéo những đám mây đen phủ kín tầm nhìn khi chúng tôi bắt đầu hành trình chinh phục cung đường Chế Tạo - Mường La, nơi được giới du lịch bụi mệnh danh là "tứ đại tử địa" của vùng đất Tây Yên Bái... 

Phút dừng chân bên một con suối băng ngang đường - Ảnh: Đá Tảng

Trước khi chinh phục cung đường này, chúng tôi đã biết đây là 1 trong 4 con đường hiểm trở bậc nhất ở vùng đất Tây Yên Bái. Cung đường dài 70km nối từ Mù Cang Chải (Yên Bái) đến Mường La (Sơn La) chỉ có 4 bản trên toàn tuyến, 2 bản người Mông nằm phía Yên Bái và 2 bản người Thái nằm bên mạn Sơn La với vỏn vẹn chiều rộng đường khoảng 1m.

Cá lăng, đặc sản rừng Madagui

Cá lăng nướng, canh chua cá lăng hay cá lăng nấu lẩu... là những món ngon du khách có thể thưởng thức khi đến khu du lịch rừng Madagui.

Nằm cách Đà Lạt khoảng 150 km, khu du lịch rừng Madagui là một phần của rừng Quốc gia nam Cát Tiên. Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên với hệ thống sông suối và hang động liên hoàn đã tạo cho khu du lịch sinh thái này một sức hút rất riêng đối với du khách. Đến với Madagui, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá và trải nghiệm những trò chơi mạo hiểm ở đây như chèo thuyền vượt thác, đi thuyền độc mộc trên sông, cưỡi ngựa...

Sau khi đã mệt nhoài với các trò chơi, những món ăn được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong rừng khiến thực khách phải mê mẩn như: măng rừng xào tỏi; khổ qua rừng xào trứng; ếch rừng xào lăng; cá trèn chiên giòn... Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức đủ món ăn ngon từ cá lăng, một loại cá đặc sản sống ở các con sông, con suối của khu rừng này. 

Cá lăng nướng muối ớt ăn kèm với bánh tráng và các loại rau rừng luôn được du khách ưa thích khi đến Madagui. Ảnh: Tiêu Phong. 


Ngọt bùi với cây bắp

Chẳng biết từ bao giờ, cây bắp bén rễ trên đồng đất Việt Nam và gắn bó bao đời nay với người nông dân. Giống cây trồng này chỉ ba tháng một vụ đã mang lại cho nhà nông một nguồn sống và những ngọt bùi của bắp đọng mãi suốt cả năm.

Vào mùa, đồng quê mênh mang là bắp. 

Mỗi vụ lúa qua đi, nông dân tấp nập làm đất để gieo hạt bắp xuống. Thường thì người ta ươm sẵn bắp bầu rồi chờ gặt lúa xong buổi sáng, chiều có thể đặt bầu bắp. Chỉ vài hôm sau, bắp quen đất, quen tay người chăm sóc bén rễ và lên nhanh chóng. Cả cánh đồng bạt ngàn với bắp là bắp, xanh ngắt một trời.

Ở quê, người dân thường trồng nhiều giống bắp nhưng phải là giống tốt, cho hạt nhiều, vừa nuôi con người vừa cung cấp lương thực cho chăn nuôi. Còn nếu là bắp để thưởng thức thì chọn giống bắp nếp, cùi ngắn và nhỏ nhưng ăn thơm, dẻo.

Hành trình trên đất bazan

Những cơn mưa và cả cái nắng gay gắt của miền cao nguyên hùng vĩ ẩn chứa biết bao điều kỳ thú và cả những huyền thoại. Trong mịt mùng ấy, người đi bất chấp lạnh lùng, ướt át là để tìm đến một nơi chốn hết sức đặc biệt của nước non này, có vậy mới thấy được giá trị thực sự của cảm xúc, của tình yêu và lòng tự hào về quê hương xứ sở.

Những bản làng trên đèo Violac

Trên đất bazan

Chuyến đi của chúng tôi qua 3 tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Quảng Ngãi với gần 700km đường bằng xe máy. Vốn là người đã quen dịch chuyển bởi cái nghề cầu đường rày đây mai đó trước kia, nên bao giờ trong ba lô, túi xách của tôi cũng tương đối đầy đủ đồ nghề cho những chuyến đi xa: bản đồ toàn tỉnh và bản đồ chi tiết thành phố Kon Tum, giấy bút để ghi chép lại những gì tai nghe mắt thấy nơi miền đất nắng gió huyền thoại của sử thi.