16 thg 12, 2013

Cá chạch bùn nướng muối ớt

Cá chạch là đặc sản của vùng nước ngọt. Chạch có nhiều loại: chạch khoan, chạch rằn, chạch bông, chạch lấu… nhưng phổ biến nhất là chạch rằn và chạch bông, con nhỏ, mình dẹp, đầu nhọn. Cá mập mạp, ngon nhất là khoảng từ tháng Mười đến hết năm âm lịch.

Cá chạch bùn nướng muối ớt. 

Đặc biệt, gần đây trên thị trường lại xuất hiện một loài cá chạch mang tên chạch bùn. Đây là một loài cá chạch được nuôi trong ao hồ bằng cám và thức ăn công nghiệp. Loài cá nầy xuất xứ từ Nhật và Đài Loan. Hiện nay có nhiều trại chuyên sản xuất con giống để cung cấp cho các hộ nuôi.


Bình yên Vũng Chùa

Vũng Chùa thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình có địa thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Trước mặt là biển Đông, với Đảo Yến chắn phía trước, sau lưng có dãy núi Hoành Sơn che chắn. Đây là nơi yên nghỉ của vị tướng huyền thoại của dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Vũng Chùa là một trong những thắng cảnh đẹp nằm trong vịnh Hòn La. Theo sách Đại Nam dư địa chí ước biên (thời Nguyễn) của nhà văn hóa Cao Xuân Dục, nơi đây được gọi là vịnh La Sơn. Vùng biển này nổi tiếng với những sản vật dùng để tiến cung triều đình. Đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài “cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư.

Cách Vũng Chùa khoảng 1km là Đảo Yến hay còn gọi là Hòn Nồm, theo hướng gió. Đảo Yến có diện tích khoảng 10ha, là nơi hội tụ nhiều chim Yến nhất Quảng Bình. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát trắng trải dài, những bãi đá hoang sơ, được sóng biển tạo nên nhiều hình thù khác nhau. Từ hàng trăm năm về trước ở lưng chừng núi có một ngôi chùa và một tháp rất linh thiêng, nhưng qua bao bể dâu nay chỉ còn nền móng. Và cái tên Vũng Chùa là để chỉ vùng non nước linh liêng này. 

Từ trên đỉnh Thọ Sơn phóng tầm mắt về hướng biển là khung cảnh non nước hữu tình, mặt hướng ra đại dương, nước biển phẳng lặng, trong xanh, biển nước mây trời bình yên và khoáng đạt.

15 thg 12, 2013

Kỳ lạ ông vua có hàng ngàn ngôi mộ ở Tây Côn Lĩnh

Chưa ai thử đếm dọc sườn Tây Côn Lĩnh có bao nhiêu ngôi mộ như vậy, chỉ ước chừng vài ngàn cái.

Chui ra khỏi lối đi dốc và rậm rạp, dừng lại giữa con đường đất đỏ, ven sườn đồi thoáng rộng, chị Tuyết Nhung, cán bộ văn hóa xã Bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) khoát vòng tay rộng giới thiệu: “Đây là khu mộ cổ bí ẩn của người La Chí”.

Mặc dù đã chuẩn bị hình dung về một khu rừng mộ kỳ lạ, đầy huyền tích, nhưng hồi lâu tôi mới xác định được rằng, những gò đống hình bát úp to lớn kia chính là thứ tôi vượt hàng trăm cây số đến đây để tìm hiểu.

Thoạt nhìn, những gò đống ấy như lẫn vào sự nhấp nhô của những sườn đồi đầy cỏ dại. Nhưng không hiểu sao chúng đều có hình tròn, cao tầm hơn 1,5m và rộng như một gian nhà, nằm cách nhau vài mươi bước chân một cách đều đặn.

Đám trẻ vô tư nô đùa bên những ngôi mộ cổ 

Chợ đêm ở “đảo ngọc” Phú Quốc: “Chỉ con nào, làm con ấy”

Một trong những điểm hút khách ở “đảo ngọc” Phú Quốc (Kiên Giang) về đêm là chợ đêm mũi Dinh Cậu. Tại đây, hải sản tươi sống được trưng bày và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu “ăn con nào làm con ấy” của du khách khiến không khí ở đây nhộn nhịp hẳn.

Đến “đảo ngọc” Phú Quốc một ngày đầu năm, chúng tôi khá bất ngờ vì không khí ban ngày tại đây khá lặng lẽ. Tuy nhiên khi về đêm, trong trung tâm thị trấn Dương Đông cũng khá sôi nổi và một trong những điểm hút khách là chợ đêm mũi Dinh Cậu.

Khu chợ đêm mũi Dinh Cậu chiếm chọn tuyến đường Võ Thị Sáu, dài khoảng 300- 400m ngay sát bờ biển Dương Đông. Tại đây, các tiểu thương bày hàng bán từ khoảng 17h chiều và hoạt động tất bật từ thời điểm 19h tối trở đi. Là điểm du lịch nên cũng như nhiều chợ đêm khác, khu chợ đêm mũi Dinh Cậu bày bán nhiều mặt hàng lưu niệm. 

Cũng như nhiều chợ đêm khác, chợ đêm Dinh Cậu cũng bán nhiều mặt hàng lưu niệm.

Ngôi làng cổ trong lòng thành phố Huế

Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.

Phường Thủy Biều, TP Huế ngày nay là sự hợp nhất của hai làng cổ thời xưa là Nguyệt Biều và Lương Quán. Thủy là nước, Biều là cái bầu nên có thể hiểu nôm na Thủy Biều tức là cái Bầu Nước. Phải chăng tên gọi này xuất phát từ vị trí ba mặt Thủy Biều đều được bao bọc bởi dòng sông Hương thơ mộng? 

Con đường rợp bóng cây xanh, đậm chất thôn quê. Ảnh: doanhnhansaigon 


Đà Lạt có ngôi nhà kỳ dị

“Crazy House” là một trong những quần thể kiến trúc đặc biệt ở Đà Lạt gây tò mò cho du khách và được nhiều báo nước ngoài ca ngợi.

Ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, có một ngôi nhà rất nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo và kỳ dị. Ban đầu ngôi nhà được đặt tên là “biệt thự Hằng Nga” nhưng sau này đổi tên thành “Crazy House” (Ngôi nhà điên). Chủ nhân của nó là nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga.

Lấy cảm hứng từ sự thơ mộng và môi trường tự nhiên quanh TP Đà Lạt cũng như từ các tác phẩm của Gaudi, kiến trúc sư Đặng Việt Nga đã thiết kế nên "Ngôi nhà điên" tọa lạc ở số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng. Ngay từ khi bước vào khuôn viên của ngôi nhà, người ta có cảm tưởng đang vào một khu rừng như trong chuyện cổ tích: những cây leo chằng chịt, xanh rì quanh những cây cổ thụ xù xì 2 người ôm không xuể. Xung quanh nhà là muông thú, những cây nấm khổng lồ - tất cả được đúc bằng bê tông. Ngoài trời, những mảng mạng nhện được kết từ dây thép chăng nhằng nhịt từ trên cao thả xuống trông như thật. Ngôi nhà có các mảng kiến trúc gồ ghề, lồi lõm với các mảng bê tông đen, vàng, nâu với những hình thù kỳ quái tạo nên một cảm giác kì bí.