10 thg 10, 2013

Mắm và mắm cá lóc chiên đặc sản của huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Không biết từ bao giờ, mắm đã trở thành món ăn không thể thiếu của người dân vùng đồng bằng châu thổ. Cũng có thể nói đã là dân miền Tây thì hầu như đều biết dùng mắm và thích các món ăn được chế biến từ mắm.

Có dịp đến với huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, du khách sẽ có dịp thưởng thức món ăn khá dân dã - mắm cá lóc chiên, một trong những món đặc sản của địa phương. 

Mắm cá lóc chiên Ngã Năm 

Món mắm cá lóc chiên Ngã Năm được chế biến từ loại cá lóc đồng, còn sống, được tự tay người dân nơi đây ủ thành mắm với quy trình khá công phu và tỉ mỉ. Cá lóc được làm sạch, để nguyên con cho ráo nước, rồi đem cá ướp với muối hột theo bí quyết riêng. Sau đó, cá được ủ bằng cách cho vào cái hủ vừa phải, dùng vật nặng để nén chặt lớp cá bên dưới. Sau khoảng 02 tháng, muối đã thấm vào cá thì thực hiện việc trao mắm; Khâu này khá quan trọng bởi nó sẽ tạo cho mắm có mùi thơm đặc trưng và có tác dụng làm cho vị mặn và ngọt của mắm được hài hoà. Người trao mắm lấy cá trong hủ ra để ráo, dùng thính (gạo được rang vàng), dã nhuyễn, rải lên cá và trộn đều. Sau đó, tiếp tục cho những con mắm này vào hủ, để thêm một thời gian nữa là đã có thành phẩm mắm cá lóc.


Cầu ngói Thanh Toàn lặng lẽ trong chiều Huế

Đây là một trong ba cây cầu mái ngói ở Việt Nam được làm bằng gỗ theo lối “thượng gia, hạ kiều”.

Cầu ngói Thanh Toàn (thuộc làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) cùng với cầu ngói Kim Sơn (Ninh Bình) và cầu ngói Hải Hậu (Nam Định) đã từng được Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chọn để phát hành bộ tem đặc biệt “Cầu mái ngói” nhân dịp Festival Huế 2012. 



Tiễn một cây cầu

Cầu cổ Đông Ba được phá dỡ để thay bằng một dự án cầu mới với thiết kế hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông của thành phố Huế.

Cầu Đông Ba là một trong ba cây cầu bắc qua sông Đông Ba (còn gọi là sông Hộ Thành hay Hộ Thành Hà) ở phía đông Kinh thành Phú Xuân (Thành Huế). Cầu được xây dựng đầu thế kỷ 19 cùng thời kỳ xây dựng Kinh thành, dưới thời vua Gia Long. Cầu Đông Ba nằm gần cửa Đông Ba (tên chính thức là “Chính Đông Môn”) và được coi là cây cầu cổ nhất ở Huế, còn lưu những dấu ấn của thời gian và lịch sử. 

Tháng 4/2013, cầu cổ Đông Ba đã chính thức được phá dỡ, để thay bằng một dự án cầu Đông Ba mới với thiết kế hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông của thành phố Huế. Đó là một điều bình thường, tất yếu.

Song đối với nhiều người dân xứ Huế, và cả những khách du lịch, những người yêu Huế, thì vẫn không khỏi luyến tiếc ngậm ngùi khi tiễn một hình ảnh quen thuộc suốt bao năm tháng, như là một nhân chứng lịch sử gắn liền với sự phát triển đô thị của thành phố Huế.

Cầu Đông Ba nối từ phía cửa Đông Ba, tại đường Đào Duy Từ bên ngoài Kinh thành, sang đường Nguyễn Chí Thanh, ở khu vực các phường Phú Hiệp, Phú Cát. Ở phía này, cầu Đông Ba đi cắt trên đường Bạch Đằng dọc bờ sông Đông Ba 

Hoang phế Vực Quành

“Bảo tàng chiến tranh Vực Quành” nằm ở xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình. 

Đây từng được coi là “bảo tàng sống”, là không gian tái hiện ký ức của Quảng Bình những năm 60, tới đầu những năm 70 thế kỷ 20, trong cuộc chiến tranh chống không lực Hoa Kỳ đánh phá miền Bắc.

Người đưa ra ý tưởng và triển khai thực hiện một công trình - dự án rất có ý nghĩa này là ông Nguyễn Xuân Liên, người Hà Nội, cựu binh ở Quảng Bình, Trường Sơn trong những năm tháng chiến tranh.

“Bảo tàng chiến tranh Vực Quành” được khởi dựng từ năm 2004, có diện tích hơn 10 ha; tái hiện một cách chân thực và sinh động không gian thời chiến, với những ngôi nhà ở, trạm xá, trường học, nhà trẻ dã chiến..., những hầm chữ A, hào giao thông, kho bãi... Nơi đây cũng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật lịch sử - chiến tranh có giá trị.

Vực Quành từng là điểm du lịch nổi tiếng của Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình, là phim trường của những đoàn làm phim, là nơi tham quan giáo dục cho học sinh – sinh viên về lịch sử những năm tháng chiến tranh khốc liệt...

9 thg 10, 2013

Thăm Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm

Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm (xã Diên Xuân, huyện Diên Khánh, cách Nha Trang khỏang 30 km), rộng hơn 15 ha, chia làm 3 khu vực riêng biệt.

Theo con đường bê tông nằm giữa những vườn cây trái xum xuê (xoài, cam, bưởi, sầu riêng, chôm chôm, quýt, mít tố nữ, vú sữa, hồng xiêm…) chúng ta sẽ đến khu trung tâm. Tại đây, các nhà hàng, quầy tiếp tân, quầy hoa quả ( gồm các lọai trái “cây nhà lá vườn” ), được thiết kế theo lối dân dã với những căn nhà gỗ, mái ngói hoặc tranh, bàn ghế gỗ, những chum nước, bồn hoa, lối đi nhỏ… 



Ngắm ruộng bậc thang thượng du mùa lúa chín

Suốt hơn 20 ngày rong ruổi từ Tây Bắc sang Đông Bắc, chúng tôi đã được tận hưởng cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín.

Phụ nữ Mông Trắng chăm chỉ gặt lúa - Ảnh: Trần Thế Dũng

Đều đặn mỗi năm, từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch, những cánh đồng lúa bậc thang trên vùng Đông và Tây Bắc Việt Nam hầu hết “đỏ đuôi”, rặt một màu vàng óng. Một số nơi do yếu tố khí hậu, thời tiết, thời điểm gieo sạ nên lúa chín không đều, song những thửa ruộng xanh mơn mởn sót lại như nét chấm phá cho cảnh sắc sinh động.