25 thg 1, 2013

Bún ốc nguội Khương Thượng

Khương Thượng, một làng ở phía Tây nam thành Thăng Long xưa, nơi đã diễn ra chiến thắng lịch sử Đống Đa ngày mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu - 1789, đã đóng góp 3 món đặc sản bình dân vào kho tàng ẩm thực của đất ngàn năm văn vật: chả nhái, bún ốc nguội và chim sẻ rán.


Bún riêu ốc - Ảnh: internet


Bún thang Hà Nội

Quán bún thang ở phố cổ. Ảnh: T.Hương

Ngoài món phở đã nức tiếng khắp nơi, các món ăn sáng khác như bánh cuốn, bún riêu, bún mọc... mang đặc trưng hương vị ẩm thực của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ cũng đã trở nên quen thuộc với khẩu vị người miền Trung, miền Nam. Nhưng thật đáng tiếc nếu du khách phương xa đến Hà Nội mà bỏ qua dịp thưởng thức bún thang, một món ăn thể hiện sự tinh tế, nhẹ nhàng và lịch lãm của người Tràng An.


Thực khách sẽ dễ dàng nhận biết quán phở qua hương vị nồng nàn có thể lan tỏa khắp khu phố, nhưng món bún thang thì phải tận mắt nhìn thấy và thưởng thức mới cảm nhận được hương vị nhẹ nhàng, sự khéo léo pha trộn các nguyên liệu thực phẩm, gia vị một cách tinh tế, hấp dẫn.

Bún Phú Đô, tinh hoa ẩm thực đất kinh kỳ

Thử hỏi "Có bún nào như bún ấy không?/Sợi tròn, thơm dẻo, vị trắng trong"... Quả thật, trong kho báu ẩm thực đất Thăng Long, nếu không kể đến bún Phú Đô thì xem như ta đã bỏ quên một viên ngọc quý.

Thử nhẩm đếm các ngõ ngách của Hà Nội bây giờ, dễ phải có đến cả trăm món ăn kèm với bún. Bún riêu, bún ốc, bún thang, bún mọc, bún ngan, bún vịt…, và ngon nhất có lẽ không thể thiếu bún đậu chấm mắm tôm, bún xáo chó... Mỗi món ăn một vị riêng, nhưng chắc rằng với những người sành ăn bún thì không thể nào quên được những sợi bún mềm, trắng trong và mát mịn của bún Phú Đô - món quà đại diện cho tinh hoa ẩm thực của đất kinh kỳ.



Bún đã ra lò


Mộc mạc làng cổ Đường Lâm


Ai bước chân vào làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cũng chắc hẳn dậy lên cảm xúc khó tả về một làng quê truyền thống Việt Nam.

Từ xa, làng cổ Đường Lâm xuất hiện trước mắt du khách với vẻ cổ kính. Cổng làng với cây đa cổ thụ hơn 300 năm tuổi, nằm ngay bên cạnh ao sen đã khiến bao du khách tưởng tượng nhiều điều kỳ thú về ngôi làng này. Đi sâu vào trong làng, khung cảnh cây đa giếng nước ấy cứ dần hiện ra, làm du khách phải ngỡ ngàng. Khó có một ngôi làng nào ở Việt Nam thời nay còn lưu giữ những nét đặc thù ấy. Dường như tất cả những nét cổ của văn hóa làng xã nông thôn Việt đều hội tụ ở Đường Lâm.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, làng cổ Đường Lâm vẫn cứ lặng lẽ nép mình bên cuộc sống hiện đại. Dĩ nhiên, điều làm nên đặc thù của ngôi làng này là đường làng, giếng nước cổ, mái ngói, tường đá ong, cổng đá ong già nua với cửa gỗ ở từng nhà dân, rồi đến đình chùa… đều mang đậm bản sắc nông thôn Việt Nam. Nhà nào cũng làm bằng đá ong, tường rào nào cũng lấy đá ong làm vật liệu chính, và leo trên những bức tường đá ong kỳ lạ đó là những cây dây leo huyền bí, làm tô điểm thêm cái không khí vắng lặng và thanh bình ở Đường Lâm.


Cây đa, cổng làng gợi nhớ nhiều kỷ niệm về làng quê Việt - Ảnh: Lê Hân


Viếng động Người Xưa



Cửa động Người Xưa. Ảnh: Thoa Nguyễn

Nằm cuối thung lũng nhỏ giữa những quả núi trong khu thắng cảnh Hương Sơn, động Người Xưa hay còn gọi là động Ngày Xưa như càng thêm hấp dẫn qua lời kể của ông Phạm Văn Tọa, người đã hai mươi năm nay làm việc trông coi và giới thiệu di tích với du khách thập phương.

Khi nhắc đến Động Người xưa, nhiều người chỉ biết đến khu hang động nổi tiếng trong Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) mà ít ai biết đến, tại thắng cảnh Hương Sơn nổi tiếng (thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) cũng có động Người Xưa với nhiều nét xưa cổ. Về mặt vị trí địa lý, động Người Xưa nằm ở vị trí điểm cuối phía tây nam của thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ qua một quả núi sẽ sang đất Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. 



Đến Thanh Oai thăm chùa cổ Bối Khê

Được xây dựng từ thời Trần (khoảng năm 1338), chùa Bối Khê là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nhất còn sót lại ở miền đất Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Không những vậy, đây còn là ngôi chùa có hệ thống địa đạo từ thời kháng chiến chống Pháp còn tồn tại đến nay.

Toàn cảnh mặt tiền chùa nhìn từ trên tam quan chùa

Cuối tuần, trên chiếc xe đạp cũ, tôi rong ruổi về miền đất Thanh Oai để tìm đến chùa Bối Khê (còn gọi là chùa Đại Bi).