23 thg 6, 2025

Nhà cổ Ngọc Sơn - tuyệt tác điêu khắc ở làng cổ ven dòng Lam

Tồn tại lâu đời, những ngôi nhà cổ trăm tuổi ở xã Ngọc Sơn, Thanh Chương đang được người dân gìn giữ khá nguyên vẹn. Điều đặc biệt là trên khung gỗ những ngôi nhà này được điêu khắc, chạm trổ khá độc đáo.

Ở làng cổ Ngọc Sơn có một ngôi nhà đã đứng vững 106 năm. Năm thế hệ của một gia đình đã lớn lên, đi về dưới mái nhà này. Thời gian qua, dù nhiều người tìm đến trả giá cao, nhưng chủ nhân của nó vẫn kiên quyết lắc đầu không bán. Ảnh; Huy Thư

Sa Lý có núi Cặm, ao Trời

Xã Sa Lý trong suy nghĩ của nhiều người là vùng đất xa xôi, cách trở nhất của huyện Lục Ngạn, địa hình núi non điệp trùng, lắm dốc, nhiều đèo, ngầm sâu, suối dữ. Đây từng được xem là nơi thâm sơn cùng cốc. Bởi thế, dù từ lâu đã nghe về những địa danh như: Núi Cặm, ao Trời, suối Ngà, đỉnh Cọoc Mò… song nay tôi mới có dịp được khám phá.

Sa Lý giáp ranh với huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) không chỉ có thiên nhiên tuyệt đẹp với thác nước, đồng cỏ bao la và rừng nguyên sinh kỳ thú mà còn là vùng đất của cộng đồng người Tày, Nùng, Sán Chí với sự mộc mạc, chất phác, đậm đà bản sắc.

Ao Trời nằm giữa rừng và hầu như không bao giờ hết nước.

Người Mảng ở bản Nậm Xẻ


Ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) là nơi lưu giữ nền văn hóa độc đáo của dân tộc Mảng. Dù là một trong những dân tộc thiểu số với dân số ít nhất Việt Nam, người Mảng vẫn âm thầm duy trì những giá trị truyền thống đặc sắc, góp phần tạo nên bức tranh đa dạng và sinh động về văn hóa Việt Nam.

22 thg 6, 2025

Vẻ đẹp hùng vĩ của con đèo dài nhất miền Tây Nghệ An

Nằm gần Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, đèo Noọng Dẻ trên Quốc lộ 7 là con đèo dài nhất ở khu vực miền Tây Nghệ An. Nhìn từ trên cao, con đèo này rất hùng vĩ, không kém gì so với những "đại đèo" trên khắp đất nước Việt Nam.

Đèo Noọng Dẻ (còn gọi là Noòng Dẻ), thuộc địa phận xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, nằm trên Quốc lộ 7. Đỉnh đèo cách Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn khoảng 8 km. Ảnh: Tiến Đông

Đặc sản 'dưới bùn' ở Quảng Ninh nhìn kỳ dị, xào su hào ăn ngọt, ngon

Mặc dù có vẻ ngoài kỳ dị, kém hấp dẫn nhưng sản vật này lại được nhiều du khách ưa chuộng, tìm mua và thưởng thức khi du lịch Quảng Ninh.

Ở Quảng Ninh, ngoài sá sùng, hàu, ngán… còn có 1 đặc sản “trời ban” tên lạ, hình thù kỳ dị nhưng ăn ngon, được nhiều du khách tìm mua. Đó là con bông thùa (hay còn gọi là sâu đất, giun biển, giun biển đen).

Chúng phân bố ở nhiều địa phương như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Quảng Yên.

Bông thùa là đặc sản ngon có tiếng ở Quảng Ninh. Ảnh: Đinh Huy Hoàng

Ngôi chùa ở An Giang như 'lơ lửng trên cao', khách leo 240 bậc đến chiêm bái

Nhờ những chiếc cột khổng lồ được thiết kế chắc chắn làm nhiệm vụ nâng đỡ, ngôi chùa đẹp lạ ở Tri Tôn (An Giang) nhìn từ xa trông như đang lơ lửng trên cao, nổi bật giữa khung cảnh rừng núi hoang sơ, xanh mát.

Chùa Tà Pạ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở huyện Tri Tôn bởi tọa lạc ở nơi “bồng lai tiên cảnh”, nằm giữa lưng chừng trời. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt

Nằm cách trung tâm TP Châu Đốc khoảng 44 km, chùa Tà Pạ (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là địa điểm du lịch tâm linh có tiếng ở địa phương, thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm nhờ kiến trúc “độc nhất vô nhị”.

Chùa Tà Pạ được xây dựng từ năm 1999 với tổng diện tích gần 4.000 m². Ban đầu, chùa làm bằng cây, lợp tranh, sau đó trải qua 4 lần trùng tu, sửa chữa. Cuối năm 2019, chùa có diện mạo khang trang hơn, được nhiều du khách biết đến.




Chùa Tà Pạ mang đầy đủ đặc trưng của kiến trúc tôn giáo Khmer, kết hợp hài hòa với màu sắc hiện đại. Ảnh: Yến Thi

Chùa Tà Pạ có kiến trúc đậm nét văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer với phần mái lợp ngói có long vân ngư, mũi cong, đỉnh tam giác bao quanh ngọn tháp cao đồ sộ.

Không gian trong chùa được đắp nối nhiều tranh tượng, phù điêu có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mang tính nghệ thuật cao.

Chùa được xây dựng trên những trụ bê tông cao. Ảnh: Hoàng Dũng

Một trong những điểm nhấn nổi bật của chùa Tà Pạ là chính điện được xây dựng bên sườn núi, nâng đỡ bởi 120 cột xi măng kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18 m.

Nhờ những chiếc cột khổng lồ này mà ngôi chùa nhìn từ xa trông như đang lơ lửng trên cao, nổi bật giữa khung cảnh rừng núi hoang sơ, xanh mát.

Tại khu vực chính điện, những hình ảnh liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, đời sống sinh hoạt mang dấu ấn văn hóa của cộng đồng Khmer cũng được khắc họa một cách chân thật, sống động.

Để lên được chùa Tà Pạ, du khách phải leo 240 bậc thang. Ảnh: Hoàng Dũng

Không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo, chùa Tà Pạ còn gây ấn tượng với du khách bởi cầu thang bộ dài khoảng 70 m, rộng 15 m, tương ứng với 240 bậc thang dẫn từ chân núi đến chính điện.

Nhờ thiết kế thú vị này mà việc chinh phục ngọn núi Tà Pạ và ngôi chùa cùng tên của du khách khi ghé thăm nơi đây trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.

Vì tọa lạc ở vị trí trên cao nên chùa Tà Pạ cũng có tầm nhìn mở rộng ra khung cảnh thiên nhiên đặc sắc phía trước. Đứng từ chính điện, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn phong cảnh vùng đất Tri Tôn trù phú.

Nhất là vào mùa lúa, du khách tới đây không khỏi mê mẩn trước vẻ đẹp của những đồng lúa xanh bạt ngàn rồi chuyển sang màu vàng ươm, trĩu hạt. Khắp không gian thoang thoảng mùi lúa thơm, hòa vào hương đồng gió nội.

Nếu ghé thăm chùa Tà Pạ vào mùa nước nổi, du khách như chìm đắm vào vẻ đẹp của đồng nước mênh mông, xa xa là những vườn thốt nốt xanh mướt tươi tốt. Ảnh: Nguyễn Phú Vinh

Anh Nguyễn Quốc Đạt (nhiếp ảnh gia địa phương) cho biết, chùa Tà Pạ mở cửa vào các khung giờ hàng ngày và đón khách quanh năm.

Mỗi mùa, nơi đây lại mang nét đẹp riêng. Mùa mưa, cây cối xanh tốt, không gian mát mẻ. Còn mùa lúa chín, khung cảnh quanh chùa tràn ngập sắc vàng tươi.

Không gian tĩnh lặng, trang nghiêm ở chùa Tà Pạ khiến du khách có cảm giác thư thái, "chữa lành" tâm hồn. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt

Anh Đạt gợi ý, nếu có dịp ghé thăm nơi đây, ngoài chiêm bái, vãn cảnh chùa, du khách có thể kết hợp check-in hồ Tà Pạ nằm ngay cạnh chùa – nơi được ví như “tuyệt tình cốc”, “hồ trên núi” ở An Giang.

Quanh hồ cũng có một số quán ăn uống và cơ sở cung cấp dịch vụ cho thuê trang phục, chụp ảnh lấy ngay…, đáp ứng nhu cầu vui chơi, trải nghiệm.


Du khách có thể thuê trang phục và chụp ảnh kỷ niệm ở chùa Tà Pạ. Ảnh: Yến Yến

Trên địa bàn huyện Tri Tôn cũng có vài địa điểm du lịch, phù hợp để du khách tới tham quan, check-in như: hồ Soài Chek, hồ Ô Tà Sóc, hồ Cô Tô, cổng trời…

Tới đây, du khách cũng đừng quên thưởng thức một số món ngon, đặc sản địa phương như gà đốt Ô Thum, bò leo núi, đu đủ đâm, ếch nướng...

Thảo Trinh

Bãi biển trong xanh cách Hà Nội 4 giờ lái xe, hấp dẫn du khách thích sự mộc mạc

Không nổi tiếng như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), biển Quỳnh (Nghệ An) còn hoang sơ, hấp dẫn những du khách thích sự yên bình, mộc mạc, không khí trong lành.

Theo Cổng Thông tin điện tử huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, biển Quỳnh là danh từ chung để chỉ 7 bãi biển kề nhau chạy dài từ xã Quỳnh Lập (nay thuộc thị xã Hoàng Mai) đến xã Tiến Thủy (thuộc huyện Quỳnh Lưu).

7 bãi biển đó gồm Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy.

Nhiều bãi tắm có bờ cát trắng mịn, nước trong xanh, phía trên là hàng phi lao rì rào trong gió, phía dưới là hoa muống biển khoe sắc tím. Khung cảnh càng nên thơ vào sớm bình minh hay chiều hoàng hôn.

Vẻ đẹp hoang sơ của biển Quỳnh. Ảnh: Nhật Thành/Biển Quỳnh - Nghệ An

21 thg 6, 2025

Bản cổ tích Lô Lô Chải

Được hình thành cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, bản Lô Lô Chải nằm ở chân núi Rồng, phía Bắc cột cờ quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn – Hà Giang). Nơi đây được du khách trong và ngoài nước ví như “bản cổ tích" bởi phong cảnh và văn hóa đặc sắc của tộc người Lô Lô.

Cột cờ Lũng Cú nhìn từ bản Lô Lô Chải. Ảnh: Thông Thiện/Báo ảnh Việt Nam

Mùa hè vi vu Bích Đầm - đảo ngọc xa bờ nhất phố biển Nha Trang

Dù còn thiếu thốn về điện, nước, đảo Bích Đầm, Nha Trang vẫn hấp dẫn khách du lịch nhờ khung cảnh hoang sơ, người dân hiếu khách.

Đảo Bích Đầm thuộc cụm đảo Hòn Tre ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tên gọi Bích Đầm bắt nguồn từ việc hòn đảo nằm giữa vùng nước quanh năm xanh như ngọc bích. Là hòn đảo xa bờ nhất của TP Nha Trang, nơi đây nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ, vắng vẻ, chưa khai thác du lịch quá nhiều. Ảnh: NVCC

Cầu ngói 250 năm tuổi có kiến trúc thượng gia, hạ kiều hiếm có ở Huế

Là di tích gần 250 năm tuổi, cầu ngói Thanh Toàn không chỉ mang giá trị kiến trúc, văn hóa đặc sắc mà còn là điểm đến hút khách giữa lòng xứ Huế.

Nằm yên bình ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy (TP Huế), cầu ngói Thanh Toàn là một trong những cây cầu cổ nổi bật về kiến trúc và giá trị văn hóa, được xem như công trình làng quê đẹp bậc nhất xứ Huế.