3 thg 8, 2014

3 món lươn ngon ở Thanh Hóa

Cháo lươn, lươn om và miến lươn là những biến tấu hấp dẫn, độc đáo làm từ lươn ở xứ Thanh. Nhiều khách du lịch khi đến đây có cảm giác ngậm ngùi tiếc nuối vì chỉ được thưởng thức “tại trận” mà không thể mang về.

Vào mùa mưa tháng 8, khi những cơn mưa rào mùa hạ rơi xuống cánh đồng lúa xanh đang thì con gái cũng là lúc lươn vào mùa phát triển mạnh. Những con lươn đồng nhờ nước cả tìm mồi nên béo vàng óng mượt, thường to bằng ngón chân cái, lẩn mình trong hang. Thật khó để phân biệt đâu là hốc lươn, đâu là hốc rắn và đâu là lỗ cua, nhưng nếu là những “thợ” săn lươn chuyên nghiệp thì chỉ loáng nhìn sẽ nhận ra ngay.

Chỉ những chú lươn đồng với hai màu vàng đen săn chắc mới có thể làm nên sức hút kỳ lạ cho các biến tấu hấp dẫn được chế biến từ lươn như gỏi, nướng, chiên, xào, làm chả, hấp, nấu canh… Nhưng xếp vào hàng thương hiệu, đặc sản thì phải kể đến 3 món lươn sau:

Cháo lươn

Nhiều thực khách không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy bát cháo lươn của người Thanh Hóa, bởi nó giống như bát canh nấu loãng, nước cháo trong leo lẻo, gạo còn nguyên hạt, và thường rất nhiều lươn. 
 
Cháo lươn bổ dưỡng, ăn nóng mới ngon, người mới ốm dậy ăn cùng ớt tươi cho toát mồ hôi sẽ nhanh lại người. 

2 thg 8, 2014

Ngó lục bình - món ngon dân dã

Không chỉ là loại "cây" đa dụng, là người bạn thân thiết của nông dân, có dịp về miện Tây mời bạn hãy khám phá món ăn dân dã từ lục bình. 

Gỏi ngó lục bình trộn ốc gạo - Ảnh: Thanh Tâm

Lục bình là loài thủy sinh hoang dại mọc khắp nơi trên các ao hồ, sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long, thân cây chỉ dùng làm thức ăn gia súc hay làm phân bón. Những năm gần đây ở miền Tây, cây lục bình được xem là cây “xóa đói giảm nghèo”, mang lại giá trị kinh tế cao.

Chuột đồng thơm lá mãng cầu xiêm

Nói đến thịt chuột mà nhà văn Vũ Bằng từng cho là món ăn chơi “lẫm liệt”, dân thích "lai rai" miền Tây hầu như người nào cũng thích. Thậm chí có người còn cho rằng giá trị dinh dưỡng của nó còn cao hơn cả thịt gia súc, gia cầm. 

Chuột đồng xào lá mãng cầu xiêm - Ảnh: Hoài Vũ

Trong cuốn Món lạ miền Nam, nhà văn Vũ Bằng đã ca ngợi thịt chuột hết lời: “Ôi chao, đến cái thịt chuột thì huyền diệu lắm…Thịt nó mềm mà lại ngọt, mà lại thơm một cách rùng rợn, mê ly thế nhỉ! ”. Với ông, thịt chuột có thể chế biến thành 12 món mà món nào cũng hấp dẫn, cũng lạ và hương vị đều khác nhau.

Rêu phong thành cổ Sơn Tây

Những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc trên tường và cổng tạo nét rêu phong, cổ kính cho thành cổ Sơn Tây ở ngoại thành Hà Nội.

Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) với nghệ thuật kiến trúc độc đáo của các hạng mục như tường thành, cổng thành, kỳ đài, đoan môn, vọng cung,... . Đây được đánh giá là một trong những tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu và đẹp nhất miền Bắc. 

1 thg 8, 2014

Bông nho

Hồi đó ngoài hàng rào cổng nhà ở Long Khánh ba tui trồng một loại dây leo gọi là bông nho. Không phải bông hoa của dây nho, chỉ là một loại bông (hoa) có tên là nho thôi. Cũng có thể dây leo và lá của nó giống dây nho, nhưng hòi đó tui có bao giờ thấy được dây nho đâu mà biết.

Dây này dễ trồng, nó mọc như là cỏ vậy đó. Chẳng bao lâu mà nó leo xanh hết cả hàng rào và nở bông. Bông nó nhỏ, nở thành chùm, mỏng mảnh, búp búp như búp sen, màu hồng lợt lợt. Khi già màu hồng chuyển dần sang trắng rồi héo. Chẳng những hàng rào nhà tui mà ở hàng rào đối diện nó cũng mọc đầy. Ngó đám lá xanh có mấy vệt hồng hồng cũng vui mắt.

Măng Đen, thị trấn trên cao

Thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plong, cách thành phố Kon Tum khoảng 60km, trên Quốc lộ 24 xuôi đến Quảng Ngãi (cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 130km) về phía Đông (phiá Tây là đường 40 qua Lào, hai phiá Nam – Bắc là đường Hồ Chí Minh xuyên ngang).

Thị trấn Măng Đen 

Vẻ đẹp Cửa Hội

Cửa Hội (còn gọi là cửa sông Lam), ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh khoảng 15km, có chung một con đường bờ biển (đường Bình Minh) chạy dài từ Cửa Lò đến điểm cuối cùng là Cửa Hội.

Chúng tôi có dịp đến Cửa Lò hai lần vào mùa du lịch và mùa đông vắng khách. Đã hai lần thuê xe điện đi hết con đường Bình Minh về hướng Cửa Hội. Thích nhất bãi biển hoang sơ, vẫn còn những rừng dương um tùm. Cuối cùng tiếc nuối quay về lại khách sạn ở Cửa Lò, cho đến lần này, quyết định chọn nơi nghỉ ở Cửa Hội, để có dịp khám phá một vùng biển hoang sơ khác của Nghệ An.

Cũng giống như Cửa Lò, Cửa Hội chỉ có một mùa du lịch hàng năm nhưng không nhộn nhịp, đông đúc, ồn ào khách du lịch như Cửa Lò. Đặc biệt, nơi này là một trong những địa chỉ ẩm thực hấp dẫn đặc biệt, là nơi khách chọn các dịch vụ ăn uống nhiều hơn. Ở Cửa Hội không có nhiều khách sạn. Và chỉ có một khu bãi tắm cùng các hàng quán ăn uống. Tại đây, đặc sản tươi ngon với cách chế biến lạ miệng.

Săn sâu măng ở miền tây xứ Thanh

Thời gian gần đây, ngược lên các huyện phía tây Thanh Hóa như: Quan Hóa, Bá Thước, Ngọc Lặc, Lang Chánh… du khách có thể được thưởng thức món ngon chế biến từ sâu măng, đặc sản của nơi này.

Nghe nói đến sâu đã ... lạnh người, huống hồ lại…ăn. Song, khi ăn một …miếng sâu đã được chế biến thì cảm nhận ban đầu đúng như người dân nơi đây nói, món đặc sản rất thơm, ngon và béo ngậy. Trong chuyến công tác vừa qua đến xứ Thanh, chúng tôi đã được đãi món ăn độc đáo này.

Ăn xong bữa cơm với các món "đặc sản sâu", chúng tôi được tham gia một chuyến đi “săn sâu". Anh Lương Văn Khương (xã Yên Khương) bạn tôi nói, mùa này sâu măng nhiều, chỗ nào có luồng là chỗ đó có sâu. Sâu càng nhiều thì luồng càng mất mùa. 

Theo dân địa phương đi bắt sâu măng 

31 thg 7, 2014

Một ngày ở hồ Đại Lải

Từ thủ đô, chúng tôi đi xe máy, theo con đường cao tốc Thăng Long Nội Bài, qua những cánh đồng lúa bát ngát, những bãi ngô trải dài dọc con sông Hồng ngầu đỏ phù sa… đến Hồ Đại Lải. 

Đại Lải là hồ nhân tạo, nằm dưới chân núi Tam Đảo. Xưa kia, vùng này là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa các gò đồi hình bát úp nối tiếp nhau: Phía Bắc là dãy Tam Đảo, phía Nam là núi Thằn Lằn, đèo Nhe, núi Mỏ Quạ…Để có nước phục vụ tưới tiêu trong vùng, hồ Đại Lải được khởi công đào. Nhờ bàn tay con người, từ vùng đồi núi trọc hoang vu, Đại Lải trở thành một khu du lịch nổi tiếng...

Cả không gian bao la một màu xanh với các triền đồi mướt mát cây cối: bạch đàn, thông, nhãn rừng, keo lá tràm và hàng trăm lòai thực vật khác. Con đường nhỏ bê tông bao bọc quanh hồ luôn mát mẻ bởi những hàng cọ, thiên tuế, những bụi trúc rậm rạp. Giữa chập chùng đồi núi và rừng cây là hồ Đại Lải mênh mông, như giải lụa bạc lấp lánh, uốn lượn mềm mại giữa các quả đồi. Hàng lọat biệt thự được xây cất với lối kiến trúc độc đáo và thơ mộng, nằm rải rác ven các sườn đồi, bao bọc quanh hồ. 

Một góc hồ Đại Lải 

Huế xưa trong Ngự Lãm Viên

Trong một góc nhỏ ở quận 9, có một khuôn viên độc đáo với sông Hương thơ mộng, Hoàng thành, chùa Thiên Mụ cổ kính, hay Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng... được tái tạo theo đúng kiến trúc của cố đô Huế theo tỉ lệ 1/700. Đó là Ngự Lãm Viên, công trình tâm huyết của anh Nguyễn Thanh Tùng, một người con xứ Huế xa quê.

Chỉ sống ở Huế trong 5 năm tuổi thơ nhưng vẻ đẹp của cố đô Huế đã in sâu trong tâm hồn anh Nguyễn Thanh Tùng. Ý tưởng phục dựng một cố đô Huế cổ kính mà thanh tịnh, mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất từng là kinh thành của nhà Nguyễn suốt gần 4 thế kỷ đã được anh ấp ủ từ những ký ức đẹp này.

Với nguyên liệu xây dựng Ngự Lãm Viên là đá xay nhuyễn, trộn thêm xi măng để kết dính, sau 5 năm xây dựng Ngự Lãm Viên hoàn thiện vào năm 2007. Từ đó đến nay, đã có hàng trăm nghìn lượt khách trong nước và quốc tế tham quan đều không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi có chung cảm giác cố đô Huế cổ kính như đang hiện ra trước mắt. Đó là những đường nét chạm trổ tinh tế, những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng thanh thoát ở Ngự Lãm Viên qua việc tái hiện Hoàng thành Huế, cung Thái Hòa, Ngọ Môn, cung Trường Sanh, Lăng Tự Đức... 

Ấn tượng lớn nhất của Ngự Lãm Viên là sự tái hiện chân thực, tỉ mỉ, tinh tế các công trình trọng yếu của cố đô Huế.