Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 11, 2021

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 3: Tín ngưỡng dân gian

Thiên Cấm Sơn vốn được xem là một trong những ngọn núi kỳ bí, ẩn chứa nhiều huyền thoại thu hút du khách. Nơi đây có những điện thờ linh thiêng được hình thành từ dòng chảy của lịch sử và tín ngưỡng tâm linh dân gian.

Tín ngưỡng dân gian

Từ lịch sử…

Nằm cách vồ Thiên Tuế không xa, men theo những lối mòn chạy lẫn khuất dưới bóng râm bạt ngàn của cây rừng, chúng tôi đến điện Gia Long, điểm thờ cúng được khá nhiều người dân lui tới. Dịp đầu năm, rất nhiều du khách đến viếng điện Gia Long với niềm tin sẽ được ban phước lành. Gọi là điện nhưng thực tế đó chỉ là một ngôi miếu nhỏ được cất trên tảng đá lớn, sơn màu đỏ, bên trong đặt chân dung Đức Thế tổ Nguyễn Ánh.

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 2: Trứ danh vồ Thiên Tuế

Ngày trước, các bậc tiền nhân đến vồ Thiên Tuế khai sơn phá thạch và tìm am cốc để tu tiên. Sở dĩ có tên gọi vồ Thiên Tuế vì nơi đây hiện hữu nhiều cây thiên tuế cổ thụ, một địa danh nổi tiếng bậc nhất núi Cấm.

Vồ Thiên Tuế vắng bóng… cây thiên tuế

Từ con đường chính ở lưng chừng núi Cấm, rẽ phải là đến vồ Thiên Tuế. Dưới một tảng đá to, người dân thờ sơn thần lúc nào cũng nghi ngút khói nhang để khách hành hương đến viếng. Nhiều giai thoại cho rằng, xưa kia ở vồ Thiên Tuế có bãi đất trống nên Đức Phật Thầy Tây An đã chọn làm nơi tu hành thành đạo. Theo đó, vồ Thiên Tuế có 3 điểm còn lưu dấu bậc cao nhân, gồm: Nơi thiền của Đức Phật Thầy Tây An, nơi phát nguyện của vua Hàm Nghi và giếng nước của vua Gia Long…

Cây thiên tuế bị bứng gốc.

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 1: Vồ Đầu lưu dấu cao nhân

Từ lâu, núi Cấm (Tịnh Biên) được xem là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách xa gần. Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ và nghe kể về những câu chuyện kỳ bí của các bậc tiền nhân.

Vồ Đầu lưu dấu cao nhân

Sáng sớm, sương giăng bảng lảng trên đỉnh Thiên Cấm sơn, nhiều đoàn khách nối đuôi nhau vượt dốc. Lên đến vồ Đầu, người nào cũng lấm tấm giọt mồ hôi. Chốc chốc, cái se lạnh dễ chịu của núi rừng ùa về xua đi phần nào mệt nhọc.

Như được tái sinh:

Ở độ cao khoảng 600m, hướng Tây Bắc, cách tượng Phật Di Lặc khoảng 3km, vồ Đầu nằm trong 5 non gồm: Vồ Bò Hong, vồ Bà, vồ Ông Bướm và vồ Thiên Tuế. Nếu đi bộ khu vực tượng Phật Di Lặc đến vồ Đầu mất khoảng 1 giờ đồng hồ, còn đi bằng xe gắn máy chỉ mất khoảng 25 phút. Theo dân gian truyền miệng, vồ Đầu được xem là vồ đầu tiên của núi Cấm. Ở vồ Đầu có 2 điểm du lịch tâm linh huyền bí là điện 13, thờ Hoa Sơn Thánh Mẫu và cửu huyền trăm họ. Khách hành hương quan niệm rằng, đến núi Cấm phải chinh phục cho được điện 13 bằng cách đi qua các khe núi, rồi chui vào sâu trong mê cung đá để trải lòng. Có người chui ra khỏi hang và thốt lên, điện 13 y như hang “mẹ sanh mẹ đẻ”. Họ còn quan niệm, nếu chui qua điện 13 thì giống như được sanh ra một lần nữa trong cõi trời đất này. Điện 13 âm u tĩnh mịt chui qua rất khó khăn, do đó phải thắp sáng bằng nến thì mới thấy đường đi. Khi đến những nơi sâu và hẹp phải hít sâu lồng ngực mới lách qua được các “ải” của núi đá. Bên trong hang điện 13 sâu và dài khoảng 50m, khiến nhiều người phải “ngộp” khi lần đầu tiên chui qua.

Vồ Đầu.

30 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Năm non bảy núi

Xưa kia, khi nghe câu Năm non bảy núi tui cứ nghĩ đó là một câu thành ngữ, tựa như Ba chìm bảy nổi hay Trăm suối ngàn đèo, nghĩa là những con số 5, 7 chẳng phải số lượng gì cụ thể mà chỉ nhằm diễn tả nhiều núi non thôi. Sau này, cùng với Bảy núi đúng là 7 núi, tui mới biết Năm non quả thiệt là 5 non.

Bảy núi chính là Thất Sơn ở An Giang, trong đó núi Cấm là đầu lĩnh. Còn năm non là năm cái chỏm cao của núi Cấm mà dân địa phương gọi là vồ.

Núi Cấm nhìn từ cáp treo. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Vẻ thanh tịnh, bình an của núi Đá Chồng ở xứ "nắng như rang"

Núi Đá chồng là địa danh nổi tiếng ở tỉnh Ninh Thuận. Ngọn núi không chỉ có cảnh quan đặc sắc mà còn "sở hữu" 3 ngôi chùa cổ kính có tuổi đời gần nửa thế kỷ, đã thu hút đông đảo du khách tham quan.

Cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) chưa tới 5km, núi Đá Chồng không cao nhưng du khách có thể thấy từ rất xa vì ngọn núi nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh bao la vây quanh.

Núi Đá Chồng nổi bật giữa cánh đồng bao la với những mái chùa cổ kính kéo dài từ chân núi lên đến đỉnh núi (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa).

25 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Bảy Núi là bảy núi nào?

Trước khi tìm hiểu Bảy Núi là 7 núi nào, ta hãy cùng tìm hiểu tình trạng núi non ở An Giang nghen. Tui đọc dùm các bạn trong Địa chí An Giang (2013) như vầy nè.

Đồi núi ở An Giang

Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

24 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Sao lại là 7 núi?

Nói đến núi ở miền Tây Nam bộ là người ta nghĩ ngay đến núi ở An Giang. Nói đến núi ở An Giang người ta nghĩ ngay đến Thất Sơn, hay Bảy Núi.

Từ đỉnh Núi Cấm nhìn xuống dưới. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên trên Wikipedia

Từ xưa đến nay, vùng Thất Sơn - hay Bảy Núi - được hiểu là vùng đồi núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Thật ra trong lịch sử đã từng có một huyện mang tên Bảy Núi ở An Giang. Chuyện như sau:

23 thg 10, 2021

Núi ở đồng bằng - Thất Sơn mầu nhiệm

Nói đến núi ở An Giang ắt hẳn phải nói đến Thất Sơn. Đó là cụm núi chính, quan trọng nhất của An Giang - hoặc có thể nói: Thất Sơn chính là tên gọi chung tất cả vùng núi của An Giang.

Toàn cảnh Khu Du lịch Núi Cấm. Núi Cấm là ngọn núi cao nhất An Giang và là núi quan trọng nhất trong Thất Sơn.

Quyển biên khảo đầu tiên về Thất Sơn có lẽ là Thất Sơn mầu nhiệm của học giả Nguyễn văn Hầu, xuất bản năm 1955. Trong sách này ông đề cao vai trò của Thất Sơn, đặc biệt là khía cạnh linh thiêng, huyền bí, một vùng đất địa linh sinh nhân kiệt. Đến 3/4 nội dung sách là nói về Các bậc siêu phàm ở Thất Sơn.

19 thg 10, 2021

Núi ở đồng bằng - Kiên Giang

Nói đến du lịch miền Tây Nam bộ là người ta nghĩ đến sông nước, đồng bằng, không ai nghĩ đến núi non. Đúng vậy thiệt, hầu như toàn bộ diện tích 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều là đồng bằng, sông ngòi. Thế nhưng cá biệt có 2 tỉnh ở miền Tây Nam bộ vẫn có núi, đó là An Giang và Kiên Giang.

Núi ở An Giang là cả một câu chuyện phong phú, ly kỳ và huyền bí nữa, ta để dành nói sau. Bữa nay nói chuyện núi ở Kiên Giang nghe.

Núi ở Kiên Giang chủ yếu không phải ở... Kiên Giang đất liền, mà ở đảo Phú Quốc. Thật ra, xét về địa hình thì Phú Quốc không phải đồng bằng, nhưng về hành chánh thì huyện đảo này thuộc tỉnh Kiên Giang, mà Kiên Giang lại thuộc về đồng bằng sông Cửu Long nên ta kể tên Phú Quốc vào đồng bằng vậy. Truyền thuyết nói rằng hòn đảo này có 99 ngọn núi, tuy nhiên chưa có bản liệt kê tên tuổi nào của 99 ngọn núi này hết. Vụ này giống như Thất Sơn ở An Giang, tức 7 núi, mà cho đến giờ vẫn chưa thống nhất được đó là 7 núi nào. Dù không xác định chính xác là bao nhiêu ngọn núi, nhưng chắc chắn là nhiều, hàng trăm ngọn.

Một ngọn núi ở Phú Quốc

16 thg 1, 2021

2 ngày leo đỉnh núi Tà Chì Nhù ngắm hoàng hôn tím lịm

Là ngọn núi cao thứ 7 Việt Nam, Tà Chì Nhù với không gian hùng vĩ thoáng đãng, không những là điểm săn mây lý tưởng, còn là một trong những nơi đón hoàng hôn đẹp nhất, lý tưởng nhất trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. 

Quãng đường leo núi có thể được chia thành 3 chặng. Chặng 1 từ điểm xuất phát chân núi, đi qua một mỏ chì vẫn còn đang khai thác, độ cao 1.200m, đến suối nghỉ ăn trưa. Chặng 2 từ suối đến lán nghỉ đêm 2.400m. Chặng 3 từ lán lên đỉnh núi

31 thg 12, 2020

Núi Cơm huyền thoại

Ngọn núi Cơm theo từ Hán Việt xưa là Phong Phạn (Tặng Cơm), nằm bên bờ Nam sông Lam, điểm khởi đầu và vươn ra của dãy Hồng Lĩnh 99 ngọn, thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Núi Cơm nơi gắn liền với câu chuyện truyền thuyết và là nơi ghi dấu sự kiện ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, mở đầu cho cao trào cách mạng công nông Nghệ Tĩnh. Ảnh Đậu Hà

Núi Cơm gắn liền với huyền thoại ông Đùng - một nhân vật khổng lồ có sức khỏe phi thường, tự mình sắp đặt lại giang sơn, để chống chọi với lũ lụt, bão giông. Chuyện kể rằng: Hằng năm, vùng đất Xứ Nghệ thường xẩy ra nạn hồng thủy, sông Lam hung dữ dâng nước lũ mênh mông, cuốn trôi nhà cửa, hoa màu. Ông Đùng đã ra tay dời núi, chắn sông để cứu dân làng.

23 thg 10, 2020

Chinh phục núi Tà Chì Nhù vào mùa hoa tím

Tháng 10, Tà Chì Nhù không chỉ là điểm săn mây hấp dẫn mà còn thu hút dân leo núi vì loài hoa tím trải khắp các sườn núi.


22 thg 9, 2020

Miền núi Quảng Trị trong sương sớm

Mùa này, tiết trời ở huyện vùng cao Hướng Hóa thường se lạnh và sương mù vào sáng sớm, khiến khung cảnh mờ ảo.


Anh Nguyễn Bôn, sinh ra và lớn lên ở Hướng Hóa, một huyện miền núi, biên giới nằm phía tây tỉnh Quảng Trị. 

Với tình yêu thiên nhiên, con người nơi đây, tay máy 27 tuổi đã ghi lại những khoảnh khắc yên bình của quê hương mình. Bộ ảnh được anh chụp từ năm 2019 - 2020.

Huyện có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đ­ường quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Myanmar. 

10 thg 9, 2020

Núi Châu Thới - Trơ gan cùng tuế nguyệt

 Núi Châu Thới thuộc tỉnh Biên Hòa, nhưng... không thuộc thành phố Biên Hòa mà thuộc Bình Dương. Ấy là ta nói chuyện hồi xưa, dân Biên Hòa ai cũng biết núi Châu Thới thuộc tỉnh mình. Điều này càng hợp lý hơn nữa khi người xưa nói rằng con sông Phước Long (tức sông Đồng Nai) là con rồng mang phước, có cái đầu là núi Bửu Long và cái đuôi là núi Châu Thới. Tất nhiên là đầu và đuôi phải ở cùng nhau chở hổng lẽ đầu thuộc tỉnh này, đuôi thuộc tỉnh khác? Ấy nhưng mà sau 75, người ta đã sắp xếp cho Châu Thới thuộc Bình Dương rồi.


Có nhiều bài viết về núi Châu Thới, nhưng tui thích trích lại đây nguyên văn bài viết của cụ Lương văn Lựu trong Biên Hòa sử lược toàn biênquyển 2, Biên Hùng oai dũngxuất bản năm 1972Trong phần 1 của quyển sách này với tiêu đề Địa khí sơn linh, cụ Lương văn Lựu đã trang trọng đưa Núi Châu Thới lên đầu tiên. Tất nhiên là hồi đó cụ không mảy may nghi ngờ gì là... Châu Thới không phải ở Biên Hòa! (Lời văn trong bài được giữ nguyên xi lời cụ Lương văn Lựu, tất cả hình ảnh là của tui thêm vô cho nó sinh động).


NÚI CHÂU THỚI 
TRƠ GAN CÙNG TUẾ-NGUYỆT 

"Non Châu-Thới tháng ngày cằn cỗi, 
Đứng sững chống trời, trơ gan cùng tuế nguyệt. 
Sông Đồng Nai bao độ vơi đầy, 
uốn mình xoi đất, phơi ruột với thời gian”.

Đường lên núi Châu Thới

5 thg 9, 2020

Bảo tồn di tích núi Bân

Trong không gian trùng điệp rừng thông Tây Nam thành phố Huế, núi Bân và tượng đài Quang Trung mỗi ngày đón bình minh rực rỡ và hàng trăm lượt du khách chiêm bái; đây là một di tích khơi gợi quá khứ hào hùng của triều đại Tây Sơn những năm 1788 - 1802.

Một thời bị lãng quên


Núi Bân (Bân Sơn) cao 43,92m, tổng diện tích 80.956m²; ở cồn Mồ, xóm Hành (thôn Tứ Tây, xã Thủy An nay đổi tên là phường An Tây) - thành phố Huế. Tại đây, ngày 25/11 năm Mậu Thân (tức 22 - 12 năm 1788), Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cho lập đàn, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế và xuất quân ra Bắc đánh quân Thanh. Từ sự tích ấy, người Huế gọi tên núi là Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên. Trong sách Hoàng Lê nhất thống chí (bản của Ngô Thì Chí) chép nhầm chữ Bân thành chữ Sam và khi phiên âm, ghi nhầm chữ Bân thành chữ Bàn. Quân sĩ Tây Sơn khi làm Đàn tế trời, xẻ núi Bân thành ba khối hình nón cụt chồng lên nhau; hiện còn lại dấu tích của một tầng thấp nhất, cao khoảng 1m. 

Núi Bân và tượng đài Hoàng đế Quang Trung ngày nay. 

12 thg 8, 2020

Trên đỉnh Ba Thê…

Bạn ngại leo núi nhưng lại thích khám phá những bí ẩn của thiên nhiên, những truyền thuyết dân gian và muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng, hãy đưa ngay núi Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) vào lịch trình. Không cao như núi Cấm, không có nhiều công trình được đầu tư quy mô nhưng núi Ba Thê sẽ khiến những “tín đồ” xê dịch thích thú với vẻ hoang sơ hùng vĩ với những câu chuyện huyền bí, đôi khi vẫn còn là ẩn số với người dân nơi đây!

Cách trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 40km, núi Ba Thê hiện ra xanh ngút ngàn, nằm vững chãi, chứng kiến biết bao thăng trầm của thời gian. Đây là một trái núi trong cụm núi Ba Thê gồm 5 núi cũng thuộc huyện Thoại Sơn, đó là: Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc.

Núi Ba Thê lớn nhất với độ cao 221m, chu vi khoảng 4.220 m, nằm lẻ loi giữa cánh đồng Tứ giác Long Xuyên, thuộc thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn). Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được tu sửa để phục vụ du lịch. Đường dài chừng 2km, tráng xi-măng phục vụ nhu cầu du lịch và đi lại của người dân địa phương.

23 thg 7, 2020

Chinh phục Ma Thiên Lãnh – Đỉnh núi cao nhất Hòn Sơn

Hòn Sơn hay còn gọi là Hòn Sơn Rái nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60km thuộc địa phận huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Với vẻ đẹp hoang sơ, biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng màu xanh bạt ngàn của núi rừng, Hòn Sơn trở thành một địa điểm du lịch và nghỉ dưỡng lí tưởng. 

Hòn Sơn 

Hòn Sơn có 7 đỉnh núi dính liền vào nhau, các đỉnh núi đều có truyền thuyết gắn liền với tên gọi của riêng mình, trong đó Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi nổi tiếng hơn cả. Không chỉ cao nhất đảo với độ cao 450m so với mặt nước biển, mà nơi đây còn gắn liền những câu chuyện thần tiên đầy màu sắc liêu trai. 

2 thg 7, 2020

Huyền thoại dũng sĩ núi Bà Đen

Nhìn từ xa núi Bà Đen tựa một chiếc nón úp nên thơ bên dòng sông Vàm Cỏ Đông ở Tây Ninh. Khi đến gần mới thấy núi Bà Đen hùng vĩ với độ cao 986 mét và được coi là “nóc nhà miền Đông Nam Bộ”. 

Núi trải rộng 24 cây số vuông, rừng cây rậm rạp và hệ thống hang đá hiểm trở trên núi đã ghi dấu bao kỳ tích của đội quân giải phóng anh hùng. Họ đã minh chứng: “Người cộng sản chúng ta về ở đó/ Để núi hừng lên làm núi mặt trời” (Huyền Kiêu).

Đội quân báo anh hùng 


Dãy núi Bà Đen liên tiếp những đỉnh cao nhấp nhô trải rộng mênh mông trên cánh rừng của thung lũng Ma Thiên Lãnh. Đặc biệt vị trí của Núi Bà Đen án ngữ ngã ba đường đi lên chiến khu cách mạng sát biên giới nước bạn Campuchia. Quốc lộ 22B và đường số 793 nối khép kín căn cứ địa “Trung ương Cục miền Nam” tại hai khu rừng Rừm Đuôn và Chàng Riệc.

22 thg 6, 2020

Núi Thiên Mã và dòng sông Kinh

Trong những cảnh vật kỳ thú ở bờ tả sông Trà Khúc, cửa Cổ Lũy, không thể không kể đến núi Thiên Mã và dòng sông Kinh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Mã nay đang xây dựng khu văn hóa Phật giáo, đứng bên bờ cây cầu đang xây dựng sát bên cửa biển, còn dòng sông Kinh lại gắn với nhiều cảnh quan mà khách đến Khu du lịch Mỹ Khê không thể bỏ qua.

Thiên Mã có nghĩa là ngựa trời. Lệ thường khi có ngọn núi thiêng liêng thì người ta có gắn với chữ Thiên, có nghĩa là trời, như Thiên Ấn, Thiên Bút. Dân gian thường gọi núi này là núi Ngựa. Ca dao xưa có câu: "Bao giờ Thiên Mã sang sông/ Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu". 

Buổi sáng trên sông Kinh (TP. Quảng Ngãi). Ảnh: Tấn Cư 

23 thg 5, 2020

Khám phá danh thắng núi Hồng

Núi Hồng - Hồng Lĩnh từ xưa được coi là biểu tượng của xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Núi Hồng Lĩnh với vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa đã sắp đặt cho vùng đất này, luôn là mạch nguồn vô tận cho sáng tạo thi ca nghệ thuật của biết bao bậc tao nhân mạc khách từ xưa đến nay. Ai chưa từng đến Núi Hồng một lần thì chưa biết hết xứ Nghệ.

Một dãy núi Hồng - Ảnh: Quang Vinh

Núi Hồng - Hồng Lĩnh có nghĩa là núi lớn, có diện tích khoảng 30km2 nằm trên địa bàn ba huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh. Tương truyền núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh, ngọn cao nhất 678m, tùy theo hình dáng mà con người đặt tên cho các đỉnh núi như: Thiên Tượng, Ngũ Mã, Sư tử, Hàm rồng, Lập phong, lại có nhiều đỉnh được đặt tên theo truyền thuyết, cổ tích như: Rú Cơm, Rú Cà, Tháp Son, Hương Tích, Lão quân, Trần Soa, Liệt Sơn…