Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Chơi làng Hành Lạc

Đã làng Hành Lạc lại có thôn Trinh Tiết, rồi xóm Gà Luộc, Chắc Cà Đao, khu Tên Lửa, Cự Lại… là những địa danh 'độc' khiến không ít người phải phá lên cười hoặc tò mò. Tại sao lại có những cái tên kỳ lạ này?

Cổng làng Hành Lạc to đẹp và gây… tò mò với khách thập phương - Ảnh: TÂM LÊ

Có người e thẹn nói về tên Hành Lạc vì hiểu theo nghĩa tục. Có người lại tự hào vì cái tên ý nghĩa mà người xưa đã chọn. Hai quan điểm trái ngược đã đem đến nhiều chuyện cười ra nước mắt.

26 thg 2, 2021

Năm Sửu, đến chợ trâu Nghiên Loan - Phiên chợ thật thà

Chị mời chào: "Trâu cái 14 tháng tuổi, của nhà nuôi thả, mông to, làm giống tốt lắm." Ông khách đứng ngắm nghía một lúc rồi cầm thừng trâu kéo hếch mũi nó lên để xem răng có đều không, có bị mòn không, răng đều là trâu ăn tốt, khỏe...

7h chợ bắt đầu đông. Trên bãi đất trống rộng chừng 1.000 m2, người và trâu đứng xen vào nhau, san sát như trận đồ - Ảnh: ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG

25 thg 2, 2021

Yên Bái và giấc mơ Bhutan

Bhutan, xứ sở nhỏ bé bên triền Himalaya, nổi tiếng cả thế giới với mệnh danh "xứ sở hạnh phúc".

Ruộng bậc thang Yên Bái - Ảnh: NGỌC QUANG

Tân Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: “Yên Bái không cố tạo ra sự khác biệt mà mục tiêu rõ ràng là tạo ra triết lý phát triển cho riêng mình”. Đã tìm được mối quan hệ hữu cơ sống còn giữa môi trường và sản phẩm, từ đó tạo nên hiệu quả môi trường cho con người, gìn giữ được rừng, được ruộng, được mây trời. Chừng đó đã đủ để chờ đợi...

Người triển lãm tranh lập thể đầu tiên tại Sài Gòn là ai?

Giới họa sĩ và người yêu hội họa trong nước sẽ trả lời ngay là Tạ Tỵ - họa sĩ mở cuộc triển lãm tranh theo trường phái lập thể (Cubism) đầu tiên của mình tại Sở Thông tin Sài Gòn vào năm 1956.

Chân dung tự họa - sơn dầu của Nguyễn Cao Thương

Nhưng thật bất ngờ, năm 1943 Sài Gòn đã có hội họa lập thể.

24 thg 2, 2021

Hương vị Việt trên những dặm đường lang thang

Ẩm thực không chỉ là ẩm thực. Hương vị của những món ăn Việt đôi khi lại là sợi dây kết nối với quê hương, với nguồn cội, hay đơn giản là nơi lưu giữ ký ức tươi đẹp của gia đình.

Ảnh: GIA TIẾN

Ẩm thực Việt với người xa quê hương đôi khi là một tấm căn cước để gợi nhớ về ký ức và văn hóa. Còn với những người Việt trong nước, đó là một thiên đường thực sự của những món ăn ngon được kết tinh qua bao năm tháng của từng vùng miền khác nhau. Và trong một năm đặc biệt vừa qua, ẩm thực đôi khi còn là sợi dây để kết nối, mang mọi người xích lại gần hơn, như chưa từng đi xa.

22 thg 2, 2021

Bánh chưng đen - món đặc sản để trai xứ Lạng... chọn vợ

Đầu xuân đến với vùng quê xứ Lạng ngoài đặc sản cải ngồng, vịt quay, măng ớt móc mật, bánh cuốn trứng, bánh mì nướng… mà không thưởng thức món bánh chưng đen đậm đà hương vị đặc trưng thì thật đáng tiếc.

Màu đen của bánh được làm từ tro của vỏ cây núc nác. Vỏ cây được phơi khô, đốt thành tro và nghiền mịn - Ảnh: Proguide

Không ngoa chút nào khi có thể nói rằng, bánh là kết tinh của sự khéo léo, công phu, tinh tế hàng đầu trong số các loại bánh ở Việt Nam.

9 thg 2, 2021

Chợ phiên Tây Bắc giữa lòng Tây Nguyên

Nằm cách trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) 4 giờ đồng hồ đi xe máy có một chợ phiên mang đậm bản sắc của người Mông miền Tây Bắc.

Dịp cuối năm thường là những dịp chợ phiên đông người mua sắm - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Chợ phiên Đắk R’Măng (xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong, Đắk Nông) chỉ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Đây là nơi gặp gỡ, giao lưu và buôn bán của hơn 600 hộ người Mông ở Đắk Glong.

Chợ Đắk R’Măng nằm ở ngay trung tâm xã, trước kia đây vốn chỉ là một điểm người Mông đem đồ nông sản ra bán ven đường một cách tự phát, lâu dần được quy hoạch, xây dựng thành khu chợ rộng 1.000m2. Hiện nay không chỉ người Mông ở địa phương, mà người Mông ở các huyện khác cũng tụ về đây mua bán.

Người Mông quan niệm đi chợ không chỉ là đến mua bán mà còn đến để giao lưu, gặp gỡ, kết duyên đôi lứa nên thường thì chợ tuần nào cũng đông. Tuy nhiên, những dịp cuối năm, người thường đông đúc, hàng hóa cũng đầy đủ hơn.

Thú vị chợ trái cây chưng tết ở Long Xuyên

Cứ mỗi dịp giáp tết, người dân TP Long Xuyên và du khách thường rảo quanh chợ tết bán trái cây kiểng ở góc đường Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ B thuộc khu vực phố đi bộ của TP Long Xuyên (An Giang) để tìm mua các loại trái cây kiểng, độc, lạ.

Các loại dưa hấu hồ lô, dừa khắc chữ... được khách chọn mua chưng tết - Ảnh: T.T.D.

Khu vực chợ trái cây kiểng này chuyên bán các loại trái cây độc lạ dành cho nhưng ai thích sưu tầm để thờ và chưng tết như bưởi chữ nổi, dưa hấu hồ lô vàng, dưa hấu vuông, dưa ép thỏi vàng, dưa hoàng kim, dừa khắc chữ phúc lộc thọ...

3 thg 2, 2021

Đi chợ Hàng Lược 500 năm tuổi

Những ngày này, chợ Hàng Lược 500 năm tuổi mỗi năm chỉ họp một lần tại Hà Nội lại đắm chìm trong muôn sắc màu của hoa xuân, vật phẩm trang trí Tết.

Đôi bạn trẻ thích thú trước gian hàng bán đồ Tết - Ảnh: HÀ QUÂN

Đến chợ Hàng Lược những ngày này, du khách có cơ hội trải nghiệm phong vị Hà thành xưa cũ, vừa đi chợ vừa thưởng hoa. Mỗi năm, chợ hoa Hàng Lược chỉ họp đúng một phiên duy nhất từ ngày 20 tháng chạp đến tối 30 Tết, sát lúc Giao thừa chợ mới vãn để bà con vui xuân đón Tết.

16 thg 1, 2021

2 ngày leo đỉnh núi Tà Chì Nhù ngắm hoàng hôn tím lịm

Là ngọn núi cao thứ 7 Việt Nam, Tà Chì Nhù với không gian hùng vĩ thoáng đãng, không những là điểm săn mây lý tưởng, còn là một trong những nơi đón hoàng hôn đẹp nhất, lý tưởng nhất trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. 

Quãng đường leo núi có thể được chia thành 3 chặng. Chặng 1 từ điểm xuất phát chân núi, đi qua một mỏ chì vẫn còn đang khai thác, độ cao 1.200m, đến suối nghỉ ăn trưa. Chặng 2 từ suối đến lán nghỉ đêm 2.400m. Chặng 3 từ lán lên đỉnh núi

25 thg 11, 2020

Rối nước 300 năm ở làng Đào Thục

Múa rối nước Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) có từ 300 năm nay. Ông tổ của nghề là cụ Nguyễn Đăng Vinh (tự Phúc Khiêm - Đào tướng công) đỗ tiến sĩ và làm quan Tổng nội giám. 

Nghệ nhân Ngô Minh Phong tận tâm truyền nghề cho thế hệ trẻ nhất của làng rối nước Đào Thục

5 thg 11, 2020

Giữ cổ thụ 100 năm cho bến Người tình

'Cây da cổ thụ thân thương đã trở thành một phần ký ức của người Sa Đéc rồi. Chúng tôi quyết bảo tồn dù có người muốn đốn bỏ' - ông Võ Thanh Tùng, nguyên chủ tịch UBND TP Sa Đéc (Đồng Tháp), chia sẻ. 

Cây da trước khi chưa bị nghiêng - Ảnh: THANH NGHĨA

Về Sa Đéc, du khách hỏi thăm cây da trăm tuổi hay quán cơm Cây Da tại phường 1, chắc hẳn dân địa phương nào cũng có thể hướng dẫn chính xác. 

Cùng với đình thần Vĩnh Phước gần đó và rạch Cái Sơn, hình ảnh "cây đa, bến nước, sân đình" thân thuộc của làng quê Việt Nam tái hiện ngay tại mảnh đất bên dòng sông Tiền.

24 thg 9, 2020

Đề xuất điều chỉnh 38 tên đường không chính xác ở TP.HCM

Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP xem xét điều chỉnh 38 tên đường đặt không chính xác trên địa bàn. 

Đường Kha Vạn Cân ở Q.Thủ Đức được đề xuất đổi thành Kha Vạng Cân. 
Ảnh: Nguyên Vũ. Báo Thanh niên

Sở Văn hóa - thể thao TP cho biết đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020 vừa được báo cáo UBND TP.

Cụ thể, 38 tên đường không chính xác được chia làm 3 nhóm: 

Nhóm thứ nhất (gồm 5 đường) là nhân vật trên bảng tên đường bị sai so với quyết định của UBND TP.HCM, như đường Bùi Hữu Diên (tên trong quyết định) - Bùi Hữu Diện (tên ghi trên bảng tên đường); đường Đỗ Cơ Quang - Đỗ Quang Cơ; đường Nguyện Trọng Trì - Nguyễn Trọng Trí; đường Đoàn Triết Minh - Đoàn Minh Triết...

21 thg 9, 2020

Mùa thu hoạch bòn bon 'ăn hoài mệt nghỉ' ở xứ Quảng

Mỗi năm, bòn bon ra trái từ tháng 4 âm lịch. Đến tháng 8 âm lịch thì trái chín, bà con Cơ Tu bắt đầu thu hoạch trước khi mùa mưa đến. Cây bòn bon khó trồng, chịu mát nên chỉ nằm gần các khe suối và năng suất phụ thuộc nhiều vào thời tiết. 

Người dân Cơ Tu leo lên cây để hái bòn bon

Mùa thu tháng 9 ở huyện Đông Giang (một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam) thấp thoáng những chiếc gùi đi khắp các cánh rừng già trên rẻo cao. Đó là mùa thu hoạch bòn bon của người Cơ Tu ở đây.

26 thg 8, 2020

Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên

Sáng 20-8, lãnh đạo quận 8 (TP.HCM) và người dân đã đến viếng và dâng hương, hoa trước tượng Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (bên trong khuôn viên Đình Bình Đông) nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Tôn.

Đình Bình Đông nằm ngay nhánh rẽ của Kênh Đôi, trên cù lao Bà Tàng, thuộc Q.8, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Trước đó, trong ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, người dân, du khách các vùng lân cận cũng đã đến viếng, thắp hương cúng bái tại nơi này.

6 thg 8, 2020

Đến Quảng Bình tắm mát suối Chày, Nước Moọc

Quảng Bình có núi, có sông, có biển, hang động. Nước suối Chày, suối Nước Moọc xanh màu ngọc bích, tựa như tạo hóa đã đổ cả bảng màu lên dòng sông. 

Thành phố Đồng Hới thanh bình cùng dòng sông Nhật Lệ êm ả nhìn từ trên cao 

Những ngày đầu tháng 6-2020, đoàn du lịch tới Quảng Bình của công ty chúng tôi gồm 137 người đã khởi hành lúc 20h tại ga Hà Nội. Trên chuyến tàu ấy, có người lần đầu tiên trải nghiệm tàu đêm, có người phải uống mấy viên chống say xe, có người mang đàn, micro, loa để chuẩn bị cho một đêm không ngủ. Ai nấy đều không giấu nổi sự háo hức của một chuyến đi sau thời gian dài nghỉ COVID-19. 

Mời em về Pù Mát thăm thác Kèm ngang trời

Dòng nước mát lạnh từ núi đá cao chảy xuống, bụi nước bay trắng xóa một vùng khiến nhiệt độ chỉ còn khoảng hơn 20 độ C. "Chiếc điều hòa" ấy chính là điểm nhấn, thu hút hàng chục nghìn lượt khách du lịch mỗi tháng.

Thác Kèm nhìn từ xa 

Không phải ngẫu nhiên mỗi khi nhắc tới du lịch Nghệ An, du khách thường nhớ tới hai địa điểm tắm mát là bãi biển Cửa Lò (thị xã Cửa Lò) và thác Kèm (huyện Con Cuông).

5 thg 8, 2020

Sài Gòn bao nhớ

Một buổi sáng cuối tuần đẹp trời, máy ảnh sạc đầy pin, đi giầy thể thao, tôi bắt đầu khám phá một Sài Gòn dễ thương, bình dị, một Sài Gòn bao nhớ.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn 

Sống ở Sài Gòn đã mười năm, dường như tôi chưa bao giờ khám phá thành phố một cách tỉ mỉ. Cuộc sống hối hả, guồng quay công việc bận rộn khiến tôi chỉ biết loáng thoáng quận 5 là nơi nhiều người Hoa sinh sống, khu sân bay có đông người Bắc tập trung, quận Tân Bình có chợ Bà Hoa với món lòng xào nghệ, hay ở Sài Gòn người ta đi ăn ốc buổi trưa... 

20 thg 7, 2020

Món biển Nha Trang hút du khách

Với Nha Trang, nhiều người nhắc tới thành phố xinh đẹp này như một “thánh đường” của đồ hải sản, và các món ăn vặt khác cũng độc đáo, ngon hết biết.

Du khách và người dân địa phương ăn bánh canh chả cá, đặc sản Nha Trang - Ảnh: M.VINH

Nghe tới hải sản, người ta thường hỏi có mắc (đắt) hay không? Xin thưa, lòng Nha Trang rộng rãi tựa Sài Gòn, trung lưu, giàu có đều có thể có những ngày no nê, thong dong mà không phải xót xa cho cái màng túi tiền.

Có gì lạ ở đất Tháp?

Nói đến Phan Rang, người ta thường đùa: gió như Phan, nắng như Rang. Nơi cuối dải đất miền Trung này, không chỉ nắng gió là đặc trưng mà miền đất Tháp còn tiềm ẩn nhiều sắc màu cho bạn khám phá.

Biển Ninh Chữ, Ninh Thuận - Ảnh: GIA TIẾN