Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 7, 2022

Bánh khọt '60 phút', muốn ăn phải đặt lịch hẹn và đến đúng giờ!

Thoạt nghe, tưởng quán bánh khọt này sang chảnh, nhưng hóa ra chỉ là hàng bánh bé tí góc ngã ba con hẻm nhỏ quận Phú Nhuận. Thế mà cứ mỗi 2h chiều thứ 5 và chủ nhật hằng tuần, hàng bánh khọt cô Gái (cô Thu) vừa dọn hàng sau 1 tiếng là hết sạch.

Bánh khọt, ăn với rau tươi, đồ chua và nước mắm mặn ngọt - Ảnh: Minh Đức

28 thg 6, 2022

Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập

“Dinh Độc Lập” là cái tên duy nhất được gọi cho cả hai dinh thự lớn lần lượt tồn tại ở Sài Gòn, cùng nằm trên một miếng đất lớn ở trung tâm thành phố. Như vậy, dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây xong năm 1966 được thừa hưởng cái tên do Tổng thống Ngô Đình Diệm của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đặt cho dinh Norodom vào năm 1955 (xây từ năm 1868 đến 1871).

Theo tác giả D.K.L trong bài viết Dinh Độc Lập được 89 tuổi! Mời quý bạn tìm hiểu tiểu sử dinh Độc Lập đăng trên báo Dân Tộc - xuân Đinh Dậu 1957, khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam, dinh Toàn quyền đầu tiên là một nhà tranh vách gỗ.

Cho đến năm 1865, người Pháp mua ở Singapore một sườn nhà bằng gỗ có tháp bù-lon đem về cất dinh Toàn quyền tại phía gần trường Taberd ngày nay.

Tranh vẽ dinh Toàn quyền tạm bằng gỗ, ngôi nhà này sẽ được thay thế bởi dinh Norodom một vài năm sau đó. Tác giả: Henri Amirault (1834 - 1914) là thiếu úy, sĩ quan tùy viên của Tham mưu trưởng cho Thống đốc Nam Kỳ Pierre-Paul de La Grandière, vẽ bằng mực tàu và màu nước (20x37cm) khoảng năm 1865. Nguồn: lưu trữ gia đình của Pierre-Paul de La Grandière (1807-1876), Thống đốc Nam Kỳ 1863 - 1868.

22 thg 6, 2022

Xóm Gà Gia Định xưa lừng lẫy chùa chiền và... văn nghệ sĩ

0h sáng 14-2 (29 tết), chúng tôi từ chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP.HCM) vô đường Lê Quang Định tới khu Xóm Gà, cách chợ không xa - khu xóm sầm uất lừng lẫy đất Gia Định xưa.

Đường xe điện từ Sài Gòn đi Gò Vấp chạy ngang qua Xóm Gà, với các ga nằm trên đường Lê Quang Định ngày nay, trong đó có một ga tên Xóm Gà - Ảnh: tư liệu

Trước khi đến đây, chúng tôi qua cả một khu chợ Việt hoàn hảo, ngôi chợ trung tâm đất Gia Định xưa giờ vẫn còn sống động, tràn ngập tết hai bên đường với đủ hàng hóa tết: hoa, dưa hấu, rau củ, thịt heo... - như hồi xe điện từ ga Gò Vấp chạy dọc con đường này, bọc hông chợ Bà Chiểu qua Đa Kao tới chợ Bến Thành.

14 thg 6, 2022

Cây điệp phèo heo

 Điệp - nghe cái tên là đã thấy nên thơ rồi. Điệp, cũng như phượng, là những cây trong sân trường gắn với mùa hè buồn man mác. Điệp, là cánh bướm trong chuyện tình Lan và Điệp, hay trong khúc ca Uyên ương hồ điệp mộng.

Thế nhưng dân gian vốn thiệt thà, nghĩ sao nói vậy. Tỷ như cây lá mơ lá có mùi thúi hoắc thì kêu là cây thúi địt, cây diệp hạ châu chó mẹ thường tìm ăn sau khi sanh nên kêu là cây chó đẻ, cây lan hoàng hậu có lá hình móng bò nên kêu là cây móng bò...

Tương tự như vậy, có một giống cây điệp thường được trồng làm cảnh trên đường phố, thay vì đặt tên đẹp đẹp nên thơ thì tỉnh bơ kêu bằng tên điệp phèo heo.

Một cây điệp phèo heo khoảng 3 năm tuổi. Ảnh: Wikipedia

8 thg 6, 2022

Hàng Xanh trăm năm đi qua

Hồi xưa, khu Hàng Xanh nằm trên đường thiên lý từ Sài Gòn ra Bắc ở thế kỷ 18. Thời đó, muốn đi Biên Hòa hay phía Bắc, khách phải đi đò chạy dọc theo bờ sông, còn đường bộ thì lầy lội toàn là ruộng với ao.

Hàng Xanh không phải là một khu vực cuốn hút với những ai thích đời sống đô thị. Ở đó không có những ngôi nhà mái ngói thấp thoáng dưới bóng cây như ở Bà Chiểu, khu ngã tư Bình Hòa, cũng không có những con hẻm vắng vẻ như vài nơi ở Phú Nhuận. Hàng Xanh ồn ào, hay có xe lớn qua lại, trời mưa hay ngập nước. Đi ngang Hàng Xanh mùa nắng thì nắng chói, bụi mù, xe tải chạy ầm ầm giữa ngã tư rộng lớn, cái cầu sừng sững.

Hàng Xanh cũng có lúc êm đềm. Nhưng đó là một thời đã xa hàng trăm năm trước. Trong truyện “Chị Đào chị Lý” của nhà văn Hồ Biểu Chánh xuất bản năm 1957, ông kể cách ba mươi năm về trước, tức khoảng cuối thập niên 1920, “những người giàu có với những khách tầm hoa, chiều chiều hay mướn xe cyclo đi hóng gió. Hễ đi vòng chợ Bà Chiểu mà qua khỏi chợ Thị Nghè, thì từ mũi tàu, là chỗ sở Trường Tiền dượt thi đặng phát giấy phép lái xe hơi, vòng qua tới Cầu Mới, là ranh châu thành Bà Chiểu, hai bên đường đều là ruộng rẫy sình lầy, quang cảnh vắng vẻ im lìm, giống như quang cảnh thôn quê đồng bái.

Tranh minh họa: Kha Liêm

5 thg 6, 2022

Cổ thụ “bạch tuộc khổng lồ” giữa Sài Gòn

Với bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ, cây điệp phèo heo cổ thụ ở Dinh Độc Lập khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng Sài Gòn, Dinh Độc Lập còn là nơi sở hữu nhiều cây cổ thụ độc đáo trong khu vườn rộng có lịch sử lâu đời của mình. Nổi bật trong số đó là một cây điệp phèo heo có hình dáng rất cổ quái

19 thg 5, 2022

Nơi đây rất phong phú Phong Phú

 Đình Phong Phú, đường đình Phong Phú ở quận 9

Ở quận 9, TPHCM (nói theo trước đây cho dễ hình dung, còn bây giờ thì nơi đây thuộc thành phố Thủ Đức) có một con đường mang tên Đình Phong Phú. Trên đường Đình Phong Phú có một ngôi đình, đó là đình Phong Phú (dĩ nhiên!). Trước kia, nơi này thuộc ấp Phong Phú, xã Tăng Nhơn Phú, còn bây giờ là khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B. Trước nữa, từ cuối thế kỷ 19, nơi đây thuộc thôn Phong Phú, tổng An Thủy, hạt Sài Gòn (phải vậy rồi, vì tên đình phải lấy theo tên thôn mà!).

17 thg 5, 2022

Quán bún bò Giáo Toàn

Hơn 40 năm qua, quán bún bò Giáo Toàn của gia đình ông Nguyễn Đức Thịnh (42 tuổi) là điểm đến quen thuộc của nhiều người dân ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều người truyền tai nhau quán rộng như cái chợ, mỗi ngày chủ quán bán gần 1 tấn bò vì lúc nào khách cũng đông nghìn nghịt. Có thật là như vậy?

Mối quen khắp 3 tỉnh, thành

Hơn 16 giờ một ngày giữa tuần, tôi ghé quán bún bò Giáo Toàn của ông Thịnh tại số 218 Quốc lộ 1K (P.Linh Xuân, TP.Thủ Đức). Trước quán, là hàng dài xe ô tô của khách đang đỗ còn bên trong, dù không phải giờ cao điểm nhưng cũng đã có gần trăm khách ngồi ăn. Tiếng cười nói rôm rả khắp quán.

Quán rộng rãi tới mức nhiều khách ví như một cái chợ. Ảnh: Cao An Biên

4 thg 5, 2022

Xe bánh bò dừa 40 năm ở TP HCM

Không đợi được đến 10h mở bán, nhiều người trực tiếp đến nhà của ông chủ Trang Vĩnh Phát từ sáng sớm để mua bánh bò dừa.

Kế nghiệp từ anh rể, ông Trang Vĩnh Phát (60 tuổi, người Hoa) miệt mài nướng bánh bò dừa để bán suốt 40 năm nay. Nguyên liệu làm bánh bò dừa, hay được gọi tắt là bánh dừa, khá đơn giản, gồm có bột mì, trứng gà, đường cát và các loại nhân bánh.

Sau khi pha bột xong, ông Phát phải đánh bột đều tay trong vòng 15-20 phút để bột nhuyễn mịn và sánh lại. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng bánh.

Công đoạn quan trọng thứ hai là nướng. Bánh phải được nướng trên lò than với mức nhiệt phù hợp. Người nướng phải sờ bằng tay để kiểm tra độ nóng của khuôn rồi mới đổ bột vào. Các đầu ngón tay của ông Phát vì thế mà cũng chai sạn đi. Mỗi bánh sẽ được nướng trong khoảng 1-2 phút.

28 thg 4, 2022

Vang danh Nhơn Nghĩa Đường

Màn múa mai hoa thung đặc sắc tạo ấn tượng mạnh với người xem. Ảnh: Thông Hải/VNP

Ngay từ thập niên 30 và 50 của thế kỷ XX, nhiều đội lân sư rồng đã được thành lập tại khu vực Chợ Lớn của Tp.HCM như như: Nhơn Nghĩa Đường, Liên Nghĩa, Thanh Liên, Liên Hữu .... Tuy nhiên, Đoàn lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường là đoàn lâu đời nhất và đã truyền dạy cho bao thế hệ đam mê với bộ môn múa lân sư rồng ở Sài Gòn.

Sự ra đời của Nhơn Nghĩa Đường Việt Nam gắn liền với võ sư Lưu Hạo Lương. Năm 1936, võ sư Lưu Hạo Lương thành lập Đoàn lân sư Nhơn Nghĩa Đường để truyền dạy võ thuật Chu Gia Quyền. Võ sư Lưu Hạo Lương là đệ tử đầu tiên của võ sư Chu Bưu, một trong "Ngũ hổ nhà Chu" ở Tân Hội Trung Quốc. Vì vậy, ông lấy “Chu Quán” hai chữ đi đầu đặt tên là "Đoàn lân Chu Quán Nhơn Nghĩa Đường".

26 thg 4, 2022

Đôi guốc Sài Gòn

Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội.

Theo ông Hoàng Đạo Thúy trong cuốn “Hà Nội thanh lịch”, lúc đó kiểu guốc Sài Gòn được ưa chuộng cùng với áo cánh cổ thìa. Đôi guốc Sài Gòn “thấp gọn và xinh” khiến các cô Hà Nội rất thích: “Các cô khua rất to. Buổi tối mà nghe ngoài hè “lóc cóc, rào rào”, đích thị là rạp hát Thông Sáng tan rồi”.

Phố Hàng Dép, đầu Hàng Bồ là hàng bày nhiều guốc nhất: “chiến thắng trên phản bày hàng là “guốc Sài Gòn”. Nhẹ, gọn, xinh xắn, rẻ tiền, gót sen đi lách cách“không guốc nào sánh kịp”.

Ở Hà Nội cùng lúc có hiệu Phúc Mỹ ở Quán Thánh ném ra loại guốc Phi Mã gót cao lênh khênh đẽo bằng máy, được giới thiệu: “đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm” nhưng loại này “không mở rộng được mấy” “có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân”.

Tiệm bán giày guốc dép ở chợ Tân Định thập niên 1960. Ảnh báo Thế Giới Tự Do tập XIII số 10

25 thg 4, 2022

Nhà chụp hình Mỹ Lai đợi cuộc trăm năm

Có một tiệm ảnh tồn tại từ năm 1936 đến tận ngày nay, trải qua bao biến động vẫn mở cửa, chỉ làm một nghề là chụp và rửa ảnh trong suốt 86 năm. Đó là tiệm chụp hình Mỹ Lai.

Trên đất Sài Gòn, không nhiều cơ sở làm ăn tồn tại trên 70 năm. Nguyên do là từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975, thành phố đã trải qua nhiều lần thay đổi chế độ xã hội. Chiến tranh đã có những lần lan đến Sài Gòn và đời sống kinh tế có những đợt khủng hoảng kéo dài.

Tuy vậy, bất chấp những điều đó, có một tiệm ảnh tồn tại từ năm 1936 đến tận ngày nay, chỉ làm một nghề là chụp và rửa ảnh trong suốt 86 năm. Tiệm vẫn giữ thương hiệu suốt bấy nhiêu năm dù có vài lần phải chuyển vị trí. Đó là tiệm chụp hình Mỹ Lai, đáng được xem là biểu tượng sống của dịch vụ ngành ảnh đất Sài Gòn - Gia Định.

25 thg 3, 2022

Đền thờ Trần Hưng Đạo 90 năm tuổi ở Sài Gòn

Đền thờ Đức Thánh Trần, quận 1, được xây dựng năm 1932, là một trong những điểm tín ngưỡng linh thiêng của thành phố.


Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn của chùa Vạn An cũ. Đến năm 1957 đền được xây dựng quy mô hơn, sau đó còn được tu bổ nhiều lần.

Lối vào đền trên đường Võ Thị Sáu (quận 1), gồm cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên. Cổng chính được thiết kế với mái ngói uốn cong, có trang trí hình rồng, phụng. Trên trán cổng nổi bật 4 chữ Hán cỡ lớn, phiên âm: "Hưng Đạo Đại Vương".

20 thg 3, 2022

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.

3 thg 3, 2022

Khu chợ 200.000 đồng đủ ăn từ đầu đến cuối đường

Quận 4 có khu chợ được người dân gọi là 'Chợ 200' với các món ăn bình dân nhưng chất lượng như chè, bún cháo hoặc phá lấu, gỏi khô bò...


Chợ 200 là điểm đến ăn vặt nổi tiếng của người TP HCM. Chợ nằm trên con phố cắt ngang đường Xóm Chiếu, quận 4, kéo dài từ nhà thờ Xóm Chiếu đến quán phá lấu số nhà 200/48, đường Xóm Chiếu, dài gần 300 m với hơn 50 hàng ăn uống đủ loại.

22 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những con đường tên 'Tây' còn mãi với Sài Gòn

Bao người Việt đi dưới bóng xanh các đường xưa này như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., vẫn ắp đầy thân thương với những cái tên "Tây" mà lại gần gũi, đáng kính đến vô cùng…

Đường Pasteur đầu thế kỷ 20 khởi từ dốc cầu Mống bắc qua rạch Bến Nghé - Ảnh tư liệu: AAVH

Có bao giờ đi dưới tán xanh những con đường xưa đầy hoài niệm của Sài Gòn như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., ai đó tự hỏi nhiều tên đường đã treo lên lại bị hạ xuống sau bao cơn dâu bể lịch sử, nhưng có những con đường mang tên "Tây" vẫn còn mãi với thời gian?

21 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những tên đường gọi yêu thương

Gấp cuốn Leonardo de Vinci hơn 700 trang lại, bà Vũ Phong Thu mỉm cười mãn nguyện: "Đến tuổi này tôi mới có được thời gian cho mình, cho niềm yêu thích nghệ thuật ngày xưa, những tưởng đã bị cuộc đời lấy mất từ lâu".

Tên đường mang giá trị văn minh phổ quát của cả nhân loại - Ảnh TỰ TRUNG

Suốt mùa Tết này, bà Thu đã dành phần lớn thời gian để đọc những cuốn sách về hội họa, âm nhạc bà mới sưu tầm được, tìm trên YouTube những trích đoạn cải lương, vọng cổ của Thanh Nga, Út Trà Ôn vốn còn xa lạ vì gần hết cuộc đời công chức ở Hà Nội, bà chỉ say mê với báo Văn Nghệ và tạp chí Văn nghệ Quân Đội.

24 thg 1, 2022

Loạt tượng Phật gỗ 2 thiên niên kỷ vô giá của Việt Nam

Trong các Bảo vật quốc gia Việt Nam, có nhiều tượng Phật gỗ tuổi đời gần 2.000 năm thuộc nền văn hóa Óc Eo. Có thể ngắm ba trong số đó tại BT Lịch sử TP.HCM.

1. Bảo vật quốc gia - tượng Phật Lợi Mỹ được tìm thấy ở ấp Lợi Mỹ, làng Phong Mỹ, tỉnh Sa Đéc cũ (nay là tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1937. Tượng có niên đại từ thế kỷ 4-6 SCN. Tượng được tạc từ một thân cây gỗ trai nguyên khối, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên tòa sen.

3 thg 1, 2022

Nơi lưu giữ hàng chục Bảo vật quốc gia ở Sài Gòn

Tính đến thời điểm hiện tại, BT Lịch sử TP.HCM đang lưu giữ tới 12 Bảo vật quốc gia. Phần lớn các Bảo vật này được trưng bày thường xuyên để phục vụ công chúng.

1. Tượng Phật Đồng Dương và hiện vật đầu tiên của BT Lịch sử TP HCM được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bức tượng bằng đồng này có niên đại vào khoảng thế kỷ 8-9, gắn với thời kỳ Phật giáo huy hoàng nhất của vương quốc Chăm Pa cổ.

27 thg 11, 2021

Ngôi chùa có chánh điện cao vời vợi

Tui không thích kiểu nói "Ngôi chùa lập kỷ lục xyz", vì tui nghĩ đã là chùa thì không có tham sân si, không quan tâm hơn người, đạt kỷ lục này nọ. Rào trước đón sau như vậy để nói rằng khi đến viếng chùa Vạn Đức (Thủ Đức) tui không quan tâm đến chuyện nó xác lập kỷ lục gì mà chỉ nói đến những ấn tượng ngôi chùa tạo ra thôi.

Sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận chùa Vạn Đức là ngôi chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam, với chiều cao là 43,5 met. Đây là chiều cao được xác định từ nóc chánh điện xuống. Xuống đâu thì tài liệu không nói rõ, nhưng theo tui - sau khi đã tới viếng chùa - thì là xuống tới nền tầng trệt. Thôi, giờ lướt qua những thông tin mào đầu đó, hãy cùng tui đi thăm chùa nhé.

Chùa Vạn Đức tọa lạc tại số 502 đường Tô Ngọc Vân, TP Thủ Đức, nhìn từ xa đã thấy ngôi chùa cao nổi bật.