Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu Phật học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu Phật học. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 10, 2022

Chùa Hồng Phúc và pho tượng độc đáo

Qua những thực thể còn lưu lại, cảm nhận được dòng chảy lịch sử, hơi thở của di tích trong không gian văn hóa, tín ngưỡng vẫn trường tồn.

Bài viết “Chùa Hồng Phúc ở Hà Nội và pho tượng độc đáo lấy thân làm tòa” như một cơ hội tìm hiểu lịch sử một ngôi cổ tự bằng bằng phương pháp khảo cứu và tham khảo, nghiên cứu liên ngành, như sử học, thực tế, logic, phỏng vấn…

I. LỊCH SỬ CHÙA HỒNG PHÚC Ở HÀ NỘI

1.1. Khái quát chùa ở quận Ba Đình

Trước khi tìm hiểu về chùa Hồng Phúc, trong một hệ thống quần thể mang tính liên hệ thì phải lược qua về vị trí địa lý quận Ba Đình và những ngôi chùa lớn.

Nhìn về lịch sử, từ thời Lý – Trần – Lê, quận Ba Đình luôn nằm trong khu vực Hoàng Thành. Quận Ba Đình hiện nay là đất khu được thành lập 1961, trước đó thuộc đất khu Ba Đình và khu Trúc Bạch.

10 thg 10, 2022

Chùa Thiên Chơn ở Bình Dương

Bình Dương thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Bình Dương là vùng đất cùng với Mô Xoài tiếp đón dòng người di cư từ Thuận Quảng vào khai phá, tạo dựng cuộc sống mới.

Là vùng đất miền Đông màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và khai thác lâm sản,… nên Bình Dương nhanh chóng thu hút người di cư. Sự có mặt của các nhà sư, vừa chung tay khai phá vùng đất mới, vừa quảng bá tinh thần đạo pháp trong đời sống dân sinh, vừa đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển Phật giáo trên vùng đất mới Bình Dương.

Từ những am tranh đơn sơ, tạm bợ, rồi những ngôi chùa cũng được dựng lên ngày càng khang trang, đông đúc. Bình Dương là nơi có nhiều ngôi chùa cổ có mặt sớm ở vùng đất Nam Bộ, chẳng hạn chùa Hội Sơn (nay là chùa Núi Châu Thới ở Dĩ An) được khai sơn từ đầu thế kỷ XVII, chùa Hưng Long (huyện Tân Uyên) cuối thế kỷ XVII, chùa Hội Khánh ở Thủ Dầu Một vào thập niên 40 của thế kỷ XVIII,… Tất cả đã góp phần tạo nên bức tranh Phật giáo đầy màu sắc.

Chùa Quỳnh Lâm – trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta


Đông Triều, Quảng Ninh là địa danh có nhiều di tích lịch sử văn hoá, nổi tiếng như: chùa Hồ Thiên, chùa am Ngoạ Vân, chùa Trung Tiết, đền An Sinh và lăng mộ các vua Trần thuộc quần thể di tích Yên Tử. Đặc biệt là chùa Quỳnh Lâm di tích lịch sử và nghệ thuật:

7 thg 10, 2022

Tượng thờ chùa Bửu Phong ở Đồng Nai

MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đầu du nhập vào xứ Đàng Trong, Phật giáo đã truyền vào theo hai hướng: từ sự di dân vùng Thuận Quảng đi vào và từ Trung Quốc sang, hình thành nên nhiều ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông tập trung tại vùng đất Nông Nại Đại Phố, nay là Biên Hòa – Đồng Nai. Từ đây, Phật giáo đã truyền bá khắp nơi trong cả vùng Đông Nam Bộ. Ngôi chùa ghi nhận có mặt sớm ở Biên Hòa từ thế kỷ XVII trong đó có chùa Bửu Phong. Ban đầu, Phật giáo đã gắn bó với những người đi khai hoang, mở đất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho dân chúng nơi đây. Những vị tu sĩ đã “nhập thế” thực hiện vai trò cầu an cho người sống và cầu siêu cho người chết, mang lại cuộc sống tâm linh bình yên trên vùng đất mới. Sự du nhập của Phật giáo vào vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai là ‘bàn đạp’ để phát triển và truyền bá sang các vùng lân cận. Vì vậy, Phật giáo Đồng Nai có ảnh hưởng đến Phật giáo Bình Dương và miền Tây Nam Bộ.

Chùa Nam Sơn – Giridakkhina Sattharama

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Giridakkhina Sattharama còn có tên là Nam Sơn Tự, tọa lạc tại số 33/18 đường Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đây được xem là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở vị trí cao nhất tại khu vực Nam Bộ, vì nó tọa lạc trên đỉnh núi Tương Kỳ của thành phố Vũng Tàu. Khi lên đến ngôi chùa này, có thể nhìn được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu.

Chùa Giridakkhina Satthamara. Ảnh: Ngọc Thu – năm 2020

Chùa Giridakkhina Satthara do Thượng tọa Quách Thành Sattha xây dựng nên từ năm 1996, nhưng trước đó nó là một am nhỏ do bà Nguyễn Thị Xi (sinh năm 1916) cất lên để làm nơi tu hành theo Phật giáo Bắc tông.

6 thg 10, 2022

Tổ đình Hội Tôn tỉnh Bến Tre

Mặt tiền Tổ đình Hội Tôn hiện nay.

Tổ đình Hội Tôn hiện tọa lạc tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tổ đình do Hòa thượng Long Thiền (người Quảng Ngãi) khai sơn tạo tự năm 1740 (Canh Thìn) với tên gọi là Hội Tông Tự. Đến đời vua Thiệu Trị do kỵ húy vua nên Tổ đình đổi tên thành Hội Tôn Tự.

Đây là ngôi chùa xưa nhất tỉnh Bến Tre thành lập vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, ngôi chùa có giá trị lịch sử – văn hóa đối với Phật giáo tỉnh Bến Tre và ở khu vực Tây Nam bộ.

Nghệ thuật trang trí văn bia Thiệu Trị ở chùa Diệu Đế

Thiệu Trị là vị Hoàng đế thứ ba của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, ông lên ngôi khi tình hình đất đất nước đã đi vào ổn định, được thừa hưởng nền chính trị ổn định, vững chãi do vua Gia Long và Minh Mạng đã dày công vun đắp, cải cách, xây dựng và phát triển.

Trong thời gian 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông cũng không có cải cách gì mang tính đột phá mà chỉ là người tiếp nối đường lối trị nước của hai vị tiên vương. Thời gian trị vì của vua Thiệu Trị có đóng góp về mặt kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá đã đạt đến trình độ đỉnh cao so với các đời vua trước.

Trong phạm vi của bài viết với đề tài Nghệ thuật trang trí trên văn bia vua Thiệu Trị chùa Diệu Đế, chúng tôi mong muốn người đọc có một góc nhìn mới về nghệ thuật trang trí trên đá, một loại hình nghệ thuật đương thời vang bóng của vương triều Nguyễn.