Hiển thị các bài đăng có nhãn Long An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Long An. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 9, 2019

Di tích Óc Eo hơn 1.000 năm tuổi bỏ hoang

Sau 32 năm khai quật, lập quy hoạch, di tích văn hóa Óc Eo trên 1.000 năm tuổi vẫn bị treo, cỏ mọc um tùm.

Di tích Bình Tả (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa) là cụm phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú, được khai quật năm 1987, bao gồm ba khu chính: Gò Đồn, Gò Xoài và Gò Năm Tước. Mỗi khu cách nhau khoảng 500 m.

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã thu thập hàng trăm cổ vật có giá trị gồm tượng thần, vật thờ như yoni, linga cùng một bộ sưu tập 26 hiện vật vàng lá 1.200 tuổi, được công nhận báu vật quốc gia.

Năm 1989, cụm di tích Bình Tả được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

Toàn bộ khu quy hoạch di tích đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Ảnh: Hoàng Nam. 

26 thg 8, 2019

Hương vị đậu phộng Đức Hòa

Nhắc đến huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nhiều người vẫn thường nhớ đến đậu phộng. Giống đậu phộng truyền thống nơi đây hạt nhỏ, có vị béo, thơm nên đã “gây thương nhớ” cho không ít du khách.

Các sản phẩm từ đậu phộng Đức Hòa được bày bán ở nhiều nơi 

Về Đức Hòa hôm nay, dẫu không còn thấy những vùng đất bạt ngàn trồng đậu nhưng vẫn không thiếu những món ăn được chế biến từ đậu phộng. Từ hạt đậu phộng, người dân làm ra nhiều món ăn như đậu phộng luộc, đậu rang cát, đậu chấy tỏi ớt, đậu rang nước mắm, đậu sấy, đậu áo bột, kẹo đậu phộng,… Những món ăn này hiện được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là du khách và trở thành món quà biếu của người dân địa phương dành tặng khách quý phương xa.

24 thg 6, 2019

Quán cà phê được tạo từ 30 cây si ở Long An

Chủ quán trồng các cây si lớn, tỉa thành hình ngôi nhà, không cần mái, tường, không lắp quạt nhưng luôn mát mẻ. 

Quàn cà phê trên Quốc lộ 1A, gần ngã ba Bình Ảnh (huyện Thủ Thừa, Long An) khiến người đi đường chú ý bởi thiết kế lạ mắt. Bên ngoài quán nhìn như căn nhà, được tạo từ hàng chục cây si thay vì làm tường, lợp mái như bình thường. 

29 thg 4, 2019

1/7 ngày trong Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước diện tích khoảng 700.000 ha của đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, trong đó nhiều nhất là ở Long An. Thủ phủ của vùng đất này là Kiến Tường - Mộc Hóa của Long An.

Xưa kia Nguyễn Hiến Lê viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nay để tiết kiệm thời gian ta chỉ đi tới chỗ trung tâm của Đồng Tháp Mười cho gọn, và dĩ nhiên là tới chỗ đã tổ chức thành điểm tham quan du lịch cho đỡ nhọc công thám hiểm. Hành trình vì thế trở thành Một phần bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, tức khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ thôi. Điểm du lịch đáp ứng được điều này là Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, ở Mộc Hóa, Long An.

Rừng tràm Đồng Tháp Mười

25 thg 4, 2019

Về Vĩnh Hưng thăm Chùa Nổi

Về với vùng sông nước Đồng Tháp Mười, có một ngôi chùa với lịch sử hàng trăm năm khuất sau hàng cây cổ thụ soi bóng bên dòng sông hiền hòa, xanh mát. Đó là Chùa Cổ Sơn, tọa lạc ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, hay được người dân địa phương gọi với cái tên quen thuộc là “Chùa Nổi”.

Chùa Nổi tại ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng 

28 thg 2, 2019

Mắm còng - món ăn dân dã ngày tết

Những ngày này, ghé thăm bất cứ gia đình nào ở vùng hạ của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, chúng tôi đều được thưởng thức món mắm còng. Đây là món ăn “đặc sản”, không thể thiếu của người dân nơi đây mỗi khi xuân về, tết đến.

Mắm còng thường được ăn kèm với với cà, dưa leo, đậu rồng, bần,... 

Mắm còng Cần Giuộc có 2 loại là còng nguyên con và còng quết (còng xay nhuyễn), trong đó, loại mắm còng quết trở thành đ​ặc sản của miền hạ từ nhiều năm qua.

Cháo cua đồng cho ngày xa nhà


Quê tôi nằm nép bên con sông Vàm Cỏ Đông hiền hòa. Gia đình tôi bao đời nay vẫn gắn bó với mảnh vườn, miếng ruộng và chị em tôi lớn lên trong điệu ầu ơ ngọt ngào của ngoại, trong tình thương bao la của cha má. Quê tôi còn có cả những món đặc sản mà có lẽ suốt cuộc đời này, tôi khó tìm đâu ra hương vị như thế bởi từng món ăn được chắt chiu từ giọt mồ hôi của cha, từ tình thương yêu vô bờ của má. Cứ độ ra Giêng, quê tôi vào mùa gặt. Đám ruộng nào vừa được gặt xong, đám trẻ con ùa xuống bắt cá, bắt cua. Cá nhiều, ăn không hết, má xẻ phơi khô. Mùa này, nhà nào cũng có nia khô phơi trước sân với đủ các loại nào khô sặt, khô lóc, khô trê,... Đám trẻ con mê nhất là cua đồng, cứ thảy cua vào bếp than đang cháy hồng, vài phút thôi là có món cua nướng thơm lừng. Thấy tụi nhỏ bắt được nhiều cua, má nói để nấu cháo cua, cả đám xuýt xoa, thế là sắp được thưởng thức món ăn mới!

21 thg 2, 2019

Rừng tràm hoa vàng rực rỡ

Đến với Khu du lịch "Cánh đồng bất tận", du khách sẽ được thư giãn trong không gian yên tĩnh của thiên nhiên rừng tràm nguyên sinh ngút ngàn và tận hưởng không khí trong lành. 

Từ thành phố Hồ Chí Minh đến chạy xe gần 90km, chúng tôi đến Khu du lịch "Cánh đồng bất tận" hay còn gọi là Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Đây chính là nơi quay bộ phim Cánh đồng bất tận, một bộ phim nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Đón chúng tôi là dược sĩ Bùi Đắc Thắng, Tổng giám đốc Công ty CP Nghiên cứu Bảo tồn & Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười và dược sĩ Ngô Kim Dung, Giám đốc chất lượng Nhà máy Dược liệu Mộc Hoa Tràm. Khung cảnh Khu du lịch mở ra trước mắt thật yên tĩnh và thơ mộng như cái tên “Cánh đồng bất tận” đã nổi tiếng trong nước và quốc tế. Rừng tràm hoa vàng rực rỡ cả một góc trời, hút tầm mắt của du khách đến tận chân trời. Những con đường tự tạo vòng quanh khu rừng rộng hơn 1000 ha, bên cạnh là dòng kênh được đào thẳng tắp đem lại sự bình an cho du khách, khi được hít thở không khí trong lành, thu hút từ dòng năng lượng minh triết của vũ trụ, với những rừng cây dược liệu quý như : Cây râu mèo, cây mã đề, cây tràm trà (hay còn gọi tràm Úc), cây hoắc hương có nguồn gốc từ Indonesia, tràm hoa vàng, tràm năm gân, tràm gió...

Du khách đi đò giữa những con kênh ngập tràn hoa súng để tham quan khu rừng tràm gió nguyên sinh.

18 thg 1, 2019

An yên, thích thú ở “rừng thuốc” giữa Đồng Tháp Mười

Đã liên hệ trước nên khi đoàn khách chúng tôi (khoảng 30 người) vừa đến con đường nhựa phía ngoài đã có 2 chiếc tắc ráng chờ sẵn dưới mép kênh. Thế là chúng tôi được đón vào Khu bảo tồn đa dạng sinh học cây dược liệu Đồng Tháp Mười (ĐTM), xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An bằng đường thủy.

Vào khu bảo tồn bằng đường sông 

1. Từ cách thức, phương tiện đi vào như thế, được ngắm nhìn những vạt rừng tràm dài bạt ngàn, thân cây xù xì, dòng kênh tít tắp, hoa sen, hoa súng tỏa sắc, xa xa vang vọng tiếng chim rừng đã tạo cho chúng tôi sự thích thú. Nhất là với những du khách đến từ Bình Dương, Đắk Nông. Chuyến du lịch trải nghiệm hấp dẫn, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng sông nước ĐTM lại càng thêm ấn tượng.

Về Cần Đước thưởng thức khô cá dứa

Những ngày giáp tết, người dân xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An lại tất bật làm khô cá dứa chuẩn bị phục vụ thị trường.

Cá được bỏ vào buồng phơi 

Ngoài các loại bánh, mứt, Cần Đước còn nổi tiếng với món khô cá dứa một nắng. Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quý Phước (ấp Rạch Cát, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) - Lê Văn Nên chia sẻ về nghề làm khô cá dứa một nắng: “Lúc trước, vợ chồng tôi thu mua hải sản. 5 năm gần đây, nguồn hải sản giảm, lợi nhuận không cao nên tôi chuyển sang nghề làm khô cá dứa một nắng. Ban đầu cũng khó khăn lắm, nguồn cá tươi nhập về giá khá cao, công ty lại chưa tìm được thị trường ổn định nhưng tôi không chùn bước. Bây giờ ổn định rồi, khô do công ty làm ra được nhiều người biết đến, chúng tôi cũng ký được hợp đồng với các địa phương khác. Mới đây, sản phẩm của công ty được Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Sài Gòn Co.op) ký hợp đồng đưa sản phẩm vào siêu thị”.

18 thg 12, 2018

Đánh thức tiềm năng du lịch Cần Đước

Cần Đước là vùng đất văn hóa, giàu truyền thống cách mạng, được công nhận Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh Long An. Đây cũng là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Nếu được quan tâm đầu tư, Cần Đước hứa hẹn sẽ là điểm đến thú vị đối với du khách.

Du khách tìm hiểu về lịch sử di tích Nhà Trăm Cột qua lời giới thiệu của chủ nhà 

13 thg 11, 2018

Vang tiếng gà xứ Tân Lân

Về vùng đất Long An thường nghe người dân truyền miệng câu “Gà Tân Lân, rau Phước Hậu”, ngụ ý nói về nghề truyền thống nổi tiếng ở xã Tân Lân, huyện Cần Đước là nuôi gà và xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc với nghề trồng rau. Đặc biệt, việc phát triển thành Hợp tác xã (HTX) nuôi gà cho trứng thương phẩm như hiện nay đang trở thành mô hình kinh tế hiệu quả nhất ở Tân Lân. 

Nếu như trước đây việc nuôi gà theo hộ gia đình cho thu nhập không cao thì trong nhiều năm trở lại đây, người chăn nuôi đã biết liên kết lại với nhau tạo thành những tổ hợp tác, HTX, nhằm giúp đỡ nhau về kỹ thuật, giống, kinh nghiệm và sản phẩm đầu ra.

Chúng tôi đến thăm trang trại gà của ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Ao Gòn ở xã Tân Lân đúng lúc công nhân của trang trại đang thu gom trứng gà. Trang trại gà của ông Lai có diện tích 10.000m2 với 10 khu trại nuôi khoảng 20.000 con gà đang cho trứng thương phẩm.

24 thg 10, 2018

Khám phá Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Vùng Đồng Tháp Mười là nơi lý tưởng cho những ai muốn “trốn” khỏi thành phố ồn ào, về với thôn quê, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những phút giây yên ả. Nhất là vào mùa nước nổi, đến với Đồng Tháp Mười, du khách có thể hiểu sâu hơn về con người, bản sắc văn hóa, khung cảnh thiên nhiên cũng như thưởng thức những sản vật tự nhiên, đặc trưng.

Long An - miền đất hiền hòa, con người chân chất, nơi có nhiều điểm du lịch thơ mộng, níu chân du khách mỗi lần ghé qua. Đến với Long An vào mùa nước nổi, tầm khoảng tháng 7 đến tháng 10 (âm lịch) hàng năm, du khách không thể bỏ qua vùng Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng, đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, những sản vật tự nhiên góp phần tăng thêm sự hấp dẫn cho chuyến đi của mình. 

Đến với Làng nổi Tân Lập, du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên nhiều thú vị 

14 thg 10, 2018

Làng nổi Tân Lập “khoác” áo mới

Số lượng khách đến tham quan Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) tăng lên hàng năm, đặc biệt là dịp cuối tuần, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh Long An, thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.

Khách sạn 8 tầng với 32 phòng phục vụ chỗ lưu trú cho du khách 

Làng nổi Tân Lập được tỉnh đầu tư xây dựng năm 2003 với diện tích hơn 135ha, vùng đệm rộng 500ha. Giai đoạn đầu khai thác, lượng khách đến đây trung bình mỗi năm khoảng 10.000 lượt người. 

10 thg 10, 2018

Tìm về tuổi thơ với hương vị chuối luộc chấm kho quẹt

Ngày trước, ở quê tôi, hầu như gia đình nào cũng khó khăn. Vì thế, có nhiều món ăn quá đỗi bình dân, gần gũi thay cho món cơm. Nhà nghèo, cha mẹ chạy gạo từng bữa nên gia đình tôi cũng như bao gia đình khác phải ăn cơm độn, tức cho vào nồi cơm là khoai lang, khoai mì, bo bo hoặc chuối,... Chuối ăn kèm với cơm là sự lựa chọn thường trực của gia đình tôi bởi sau nhà có cả vườn chuối già.

17 thg 9, 2018

Rừng tràm Tân Lập, Đồng Tháp Mười

Rừng tràm – làng nổi Tân Lập là một trong 10 khu du lịch sinh thái nhiều người đến nhất Việt Nam.

Nằm cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía nam, rừng tràm Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách trung tâm TP.HCM 120 km. Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, nơi đây được quy hoạch để xây dựng khu du lịch sinh thái đặc trưng của Long An nói riêng và vùng ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung

31 thg 8, 2018

Long An - Hướng đi nào cho nhà cổ?

Toàn tỉnh Long An có 69 nhà cổ, 2 trong số đó được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Mỗi công trình đều có giá trị to lớn về kiến trúc, nghệ thuật và là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy tối đa giá trị của các nhà cổ là điều không hề dễ! 

Tìm về thời vàng son

Nét uy nghiêm, bề thế một thời của các căn nhà cổ dường như chỉ còn trong ký ức! 

Nhà Trăm cột và cụm nhà cổ Thanh Phú Long là 2 khu nhà cổ được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Hai công trình này mang nhiều giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử và đang được gìn giữ từng ngày.

22 thg 8, 2018

Đong đưa lạp xưởng tươi miền sông nước

Dòng lạp xưởng tươi ở hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông lao xao sóng vỗ, hương vị khác hẳn so với sản phẩm cùng loại của nhóm người Hoa Chợ Lớn hoặc những cây xúc xích Đức “chà bá” (lớn quá khổ), tràn ngập khắp các siêu thị, cửa hàng tiện lợi... tại các thành phố lớn, thị tứ hiện nay.

Thú vị hơn, đất Nam bộ có khá nhiều bà giáo nổi danh với nghề tay trái. Châu Đốc có bà Giáo Khỏe, chuyên làm/bán các loại mắm cá nước ngọt. Bình Dương có bà giáo Toàn, nổi tiếng với quán bún bò. Gần phà Mỹ Lợi cũ, phía Gò Công Đông (Tiền Giang) còn có bà giáo Cúc, mát tay làm lạp xưởng tươi.

Xúc xích của “dân xứ mình”


“Mặt mũi” chúng đỏ hồng, da căng bóng chứ không nhăn nheo, “hốc hác” như đám “đàn anh” lạp xưởng khô. Và “vóc dáng” cũng mảnh mai hơn mấy “bác” xúc xích Đức, trung bình: dài cỡ nửa gang tay, to hơn ngón chân cái người lớn một chút.

Hay nói cách khác, đó là những nấc thang sáng tạo đáng nể của người miền hạ!

Đưa cơm hay đưa cay đều bén mồi!

6 thg 8, 2018

Trải nghiệm Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập

Nghe nói Tân Lập “hồi sinh”, chúng tôi tìm đến điểm du lịch này để được trải nghiệm cảnh sông nước bình yên, thú vị.

Cổng khu du lịch 

Từ TP.Tân An, tỉnh Long An theo Quốc lộ 62, chỉ hơn 1 giờ di chuyển bằng xe ôtô, chúng tôi đã đến Khu du lịch (KDL) sinh thái Làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa. Được nhân viên phòng lễ tân nhiệt tình hướng dẫn, chúng tôi chọn mua vé trọn gói, giá 350.000 đồng (còn vé tham quan 180.000 đồng/người). Chiếc xe điện đưa chúng tôi đến một chiếc cầu làm bằng gỗ tràm, bắc qua dòng kênh xanh. Đi bộ qua cầu đến bến đi xuồng. Nhân viên phát cho mỗi người một chiếc áo phao, nón lá, hướng dẫn du khách xuống xuồng ba lá bằng composite. Ngồi trên xuồng, nhìn những cánh rừng tràm mênh mông, chúng tôi cảm thấy thật thoải mái.

19 thg 7, 2018

Về thăm chùa Nổi

Giữa vùng bồn trũng, Gò Chùa Nổi, ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An nổi lên, có đường kính tối đa 100m, mặt gò cao hơn mặt ruộng xung quanh 3-4m, được bao phủ bởi những đám cây dầu cổ thụ cao vút và một số cây trôm cổ thụ lâu đời. Thời chiến tranh, hầu hết quần thể cây cổ thụ này bị hủy diệt, ngày nay, còn lại 5 cây dầu và cây trôm mõ sống cùng thời gian như một “chứng nhân” lịch sử.

Toàn cảnh Gò Chùa Nổi (nhìn từ cầu treo trên sông Vàm Cỏ Tây) 

Gò Chùa Nổi là di tích khảo cổ học thời tiền sử. Vì nằm trên gò đất cao giữa vùng bồn trũng nên mỗi mùa lũ, kể cả trận lũ lịch sử năm 2000, chùa Nổi vẫn không bị ngập.