Hiển thị các bài đăng có nhãn Lai Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lai Châu. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 4, 2021

Ai qua bến Đà giang

 Ai qua bến Đà giang?

Tui... chưa qua bến Đà giang, cũng chưa từng có dịp đi dọc đoạn sông Đà nào. Thế nhưng trong đầu tui vẫn có những nét khái quát về sông Đà, bởi vì hồi nhỏ tui... có học Địa lý! Chi tiết ấn tượng nhất mà tui nhớ về sông Đà là có một đoạn sông chảy ngay dưới chân Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao nhất Việt Nam. Chi tiết này gợi lên một hình ảnh hùng vĩ và hoang dã về sông Đà.


26 thg 11, 2020

Nhộn nhịp mùa "vàng" trên rẻo cao Tả Lèn

Trong tiết trời thu tháng 8 âm lịch, khắp các triền núi, những thửa ruộng bậc thang phủ kín sắc vàng, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch. 

Cánh đồng Tả Lèng nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 5km, có diện tích rộng hàng trăm ha và nơi đây từng là vựa cây thuốc phiện ở Tây Bắc

23 thg 6, 2020

Một ngày khám phá bản người Mông

Nằm ở độ cao 1.500 m, bản Sin Suối Hồ là chốn mát mẻ, yên bình dành cho những ai muốn tạm xa phố thị ồn ào.

Đến với Sin Suối Hồ, du khách được đắm mình trong đời sống văn hóa bản địa của người Mông. Bản nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách TP Lai Châu khoảng 30 km. Trong tiếng địa phương, Sin Suối Hồ có nghĩa là "suối có vàng". Không khí tại đây trong lành, mát mẻ quanh năm.

Sáng: Chợ phiên - Tham quan đời sống dân bản

Bước chân vào bản, du khách được người dân đón tiếp nồng nhiệt và mời uống một cốc nước thảo quả đựng trong ống tre. Sở dĩ họ dùng nước thảo quả vì có tính mát, tốt cho cổ họng. Người Mông lo rằng du khách từ dưới xuôi lên, khi thay đổi độ cao đột ngột dễ bị khan họng. Ngoài ra, thảo quả cũng là loại cây rừng phổ biến tại vùng này, là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Nó cũng được sử dụng trong việc chế biến nhiều món ăn hàng ngày. 

Giống như các bản vùng cao khác, chợ phiên Sin Suối Hồ họp vào sáng sớm thứ 7 hàng tuần. Chợ được thiết kế theo vòng tròn, chân các gian hàng xếp đá tảng và những viên sỏi lớn. Sản phẩm được bày bán chủ yếu là các nông sản do bà con nuôi, trồng hoặc thu hoạch từ rừng. Ngoài ra còn có những trang phục truyền thống do phụ nữ thêu thùa, may dệt. Tại chợ phiên, du khách sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian của người dân tộc, xem văn nghệ, thưởng thức thắng cố, trải nghiệm xay ngô...


17 thg 1, 2020

Hát Then – Giai điệu của “thần tiên”

Hát Then đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của các tộc người Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, được ví là điệu hát của “thần tiên”. Các chuyên gia của UNESCO đã tìm thấy trong Then những giá trị nhân sinh quan, đã vượt ra ngoài phạm vi của một vùng, một tỉnh hay một quốc gia mà đã trở thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Theo quan niệm của tộc người Tày, Then có nghĩa là “Trời”. Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành. Vì thế, hát Then của người Tày vừa phản ánh chuyện đời sống, bản mường, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi… Hát Then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực. Vì thế, khi nghiên cứu sâu các lễ Then cổ truyền, các nhà nghiên cứu thấy rõ nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày. 

“Thầy Then trong đời sống các tộc người Tày, Nùng, Thái còn là trí thức dân tộc, vì họ biết rất nhiều thứ, đưa ra lời khuyên về mùa màng, đời sống...”.
GS. TSKH Tô Ngọc Thanh,
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về nghệ thuật hát Then, chúng tôi đã lên huyện miền cao Chiêm Hoá (Tuyên Quang), vùng đất được coi là cái nôi hình thành nên những làn điệu hát Then quyến rũ của người Tày.

Người Lự cúng vía trâu

“Mo khoăn khoai” là một nghi lễ tâm linh của đồng bào Lự ở tỉnh Lai Châu, nhằm tỏ lòng biết ơn tới những "ông trâu" - loài vật gần gũi với bà con nông dân. 

Lễ cúng vía trâu của người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường được tổ chức sau khi kết thúc mùa màng, nhằm tạ ơn loài vật này đã nỗ lực đồng hành, cùng người dân lao động sản xuất để mang lại vụ mùa bội thu cho bản làng. Lễ này thường được tổ chức tại một khu bãi ruộng rộng, với sự tham gia của tất cả các hộ dân trong bản.

Để thực hiện lễ “Mo khoăn khoai”, đồng bào Lự mời 5 thầy cúng (1 thầy cúng chính và 4 thầy cúng phụ). Các thầy cúng được chọn là những người có uy tín trong cộng đồng, có cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Cộng đồng người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường chọn thửa ruộng bậc thang bằng phẳng, có diện tích lớn để tiến hành nghi lễ cúng vía trâu.

16 thg 12, 2019

Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu


Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu. 

10 thg 10, 2019

Động Tiên Sơn giữa núi rừng Tây Bắc

Động còn nguyên nét hoang sơ với nhiều nhũ đá đẹp, con sông nhỏ chảy quanh suốt 4 mùa không cạn nước. 

Hang động Tiên Sơn thuộc xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cách thị trấn Sa Pa hơn 40 km. Đây là một trong những hang đá đẹp của vùng Tây Bắc còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ.

Trước cửa động có nhiều cây xanh mọc ra từ vách đá khô cằn trông lạ mắt. 

Trước đây, người dân địa phương thường gọi là động Đán đòn hoặc Đá trắng. Năm 1996, động Tiên Sơn được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích thắng cảnh cấp Quốc gia. Đến năm 2008, nơi đây được quy hoạch thành khu du lịch.

1 thg 9, 2019

Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu
Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu. 

19 thg 8, 2019

Rộn ràng lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La

Lễ mừng cơm mới (ồ ứng khẹ ê) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Si La (xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), được cộng đồng người Si La trân trọng gìn giữ từ đời này sang đời khác, với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, sung túc.

Nét đẹp văn hóa


Theo truyền thống của người Si La, lễ mừng cơm mới được tổ chức đầu vụ thu hoạch vào ngày Hợi, Ngọ, Tỵ, Thân hoặc Thìn tháng 8 âm lịch hàng năm và diễn ra trong một ngày tại gia đình trưởng mỗi dòng họ. Gia đình trưởng dòng họ có bàn thờ và trưởng họ thường là người thay mặt cho cả dòng họ làm các thủ tục trong các nghi lễ cúng. Tuy nhiên, vì lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc trưng tiêu biểu của đồng bào Si La nên không chỉ tổ chức tại mỗi gia đình trưởng dòng họ riêng, mà tại tất cả các dòng họ khác trong bản cũng đều tổ chức lễ mừng cơm mới và sau các nghi lễ cúng mời tổ tiên, các gia đình trong họ sẽ đến dự bữa cơm mừng cơm mới tại nhà trưởng dòng họ. 

Các điệu múa mô phỏng sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Si La như giã gao, sàng gạo.... 

18 thg 8, 2019

Cuộc bình định vùng Tây Bắc của vua Lê

Sau khi bình định vùng Tây Bắc, trên đường quay trở về, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn bia để ghi nhớ sự kiện này, đồng thời răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên giới. Ngày nay bia Lê Lợi đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Nằm trong khuôn viên đền thờ vua Lê Thái Tổ thuộc xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu, bia Lê Lợi là một hiện vật lịch sử đặc biệt về một sự kiện lớn của nước Đại Việt đầu thời Hậu Lê.

Văn bia này ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc của đất nước. Đó là sự kiện năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với Kha Đốn - một kẻ phản nghịch ở Ai Lao (nước Lào) quấy nhiễu nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (Thuận Châu, Sơn La ngày nay)

23 thg 7, 2019

Khoen On - Huội Quảng níu chân người

Từ TP Sơn La sang phố núi Sa Pa theo quốc lộ 279, đoạn ngang bờ hồ thủy điện Huội Quảng, du khách khó cưỡng lòng mình trước cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và các bản làng đặc sắc thuộc xã Khoen On, huyện Than Uyên, Lai Châu.

Bản On êm đềm soi bóng xuống lòng hồ thủy điện Huội Quảng - Ảnh: THÁI LỘC

Khi đặt chân đến Khoen On, chúng tôi đã không rời được cái thung lũng giữa hai dãy núi đá sừng sững cao hàng mấy trăm mét, kéo dài tít tắp soi bóng xuống mặt nước hồ thủy điện rất rộng, phẳng lặng và xanh trong này.

2 thg 7, 2019

Tết mùa mưa người Hà Nhì ở Tây Bắc

Bốn ngày Tết diễn ra là những ngày người Hà Nhì kiêng kỵ làm việc. 

Tết Mùa mưa (Dế khù chà) được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và lúa đã đến thì con gái. Dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng, thường được chọn là ngày hợi (con lợn) hoặc ngày thìn (con rồng). 
Trước ngày diễn ra lễ cúng sẽ có lễ dựng cây đu, đây là phong tục cổ truyền lâu đời của người Hà Nhì ở vùng cao Tây Bắc (chủ yếu tập trung ở Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên). 

23 thg 6, 2019

Phố Mông tuyệt đẹp trên núi Khun Há

Đường bêtông quanh co qua từng ngõ nhà, hai bên đường là những chậu địa lan đắt tiền đang trổ hoa lẫn trong các cành hồng, hoa bướm, dâm bụt. Cổng ngõ sạch đẹp khiến bản Mông trên độ cao hơn 2.000m như một hoa viên.

Một góc bản làng tuyệt đẹp - Ảnh: NGỌC QUANG

Nhìn quang cảnh phố Mông trên núi Khun Há, chúng tôi ngẩn ngơ, ước được ngồi trước các bậc cửa nhà đồng bào trong se lạnh của chiều núi cao, nhấp ly rượu ngô thơm nồng cùng hương vị bùi ngậy của nồi thắng cố và ngắm mây vờn trên đỉnh Hoàng Liên Sơn...

29 thg 5, 2019

Tắm lá thuốc của người Dao - điểm nhấn du lịch Sìn Hồ

Đến cao nguyên Sìn Hồ, du khách được trải nghiệm cuộc sống của bà con vùng cao, tham quan nhiều thắng cảnh đẹp và chưa thỏa khi bỏ qua trải nghiệm tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Sìn Hồ.

Cách thành phố Lai Châu khoảng 60km, dọc theo tỉnh lộ 129 cung đường quanh co, uốn khúc dần đưa du khách đến điểm dừng chân cuối - thị trấn Sìn Hồ có khí hậu quanh năm mát mẻ. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch Homestay đang phát triển tại địa phương. Theo đó, du khách được trải nghiệm phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc và điểm nhấn là tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao. Đó là lí do nhiều người ví von lên Sìn Hồ mà chưa tắm lá thuốc thì coi là chưa đến. Vì vậy, rất nhiều du khách đều cố gắng một lần được ngâm mình trong thùng gỗ pơ mu với đầy ắp nước thuốc được đồng bào dân tộc Dao ở đây chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.

Từ trước đến nay, đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn Sìn Hồ coi tắm lá thuốc là phương pháp chữa bệnh bằng đông y, cách thu thập các loại lá cây rừng - nguyên liệu cho nồi nước thuốc được truyền loại qua nhiều đời. Được biết, nguyên liệu có từ 15 - 20 loại lá rừng, có thể kể đến cù anh đéng, cù tẩy hây, hoàng đìu nheo, lùng ngải… Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn còn rất ít người biết các loại lá này. Do vậy, lấy đủ nguyên liệu bà con phải vào rừng sâu, đi mất cả ngày đường.

Bà Sánh chuẩn bị nguyên liệu nước tắm.

9 thg 5, 2019

Putaleng – đỉnh cao hiểm trở bậc nhất Việt Nam

Ngọn núi Putaleng cao 3.049 m nằm trong xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được coi là “nóc nhà thứ hai” của Việt Nam. 

Vào giữa tháng 4, khi tiết trời chưa chuyển nóng, chúng tôi gồm 6 người đã quyết định thử sức với Putaleng. So với đỉnh Fansipan, Bạch Mộc và nhiều cung khác chúng tôi từng leo, ngọn núi này được đánh giá đứng hàng đầu về độ khó chinh phục, cung leo dài và địa hình núi dốc dựng đứng.

Chọn cung leo hai ngày một đêm, chúng tôi xuất phát từ bản Phô, xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường) và về bằng đường Tả Lèng để ngắm được hết cảnh đẹp của núi rừng, cũng như có các trải nghiệm leo khác nhau. Cung này ngắn hơn so với các đoàn thường đi ba ngày hai đêm, nên chúng tôi buộc phải khẩn trương.

Đoàn gồm 6 khách và 5 porter. 

23 thg 4, 2019

Hai ngày leo núi Tả Liên ngắm hoa đỗ quyên

Tả Liên là ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam nằm giữa Lai Châu và Lào Cai, có hoa đỗ quyên nở tháng 4, cây phong chuyển màu tháng 10. 

Đỉnh núi Tả Liên cao 2.996 m. Hiện nay, cung đường trekking được nhiều người lựa chọn xuất phát từ xã Tả Lèng, Tam Đường, Lai Châu. Du khách có thể bắt xe lên Sa Pa thuê xe máy, rồi di chuyển vào chân núi, hoặc đi tuyến Hà Nội – Lai Châu, dừng ở xã Tả Lèng, thuê xe ôm chở vào điểm trekking. Hành trình chinh phục đỉnh Tả Liên thường mất hai ngày một đêm. 

30 thg 12, 2018

Bảo vật quốc gia được khoan cắt từ vách núi ở Lai Châu

Khối đá nặng 15 tấn in bút tích của vua Lê Lợi đã tồn tại gần 600 năm.

Đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa phận huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Đền được xây dựng vào năm 2012 để tưởng nhớ công lao của nhà vua trong lần dẹp loạn vùng Tây Bắc. 

13 thg 12, 2018

Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở Lai Châu

Tết cổ truyền "Hồ sự chà" của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào ngày con rồng cuối tháng 10 âm lịch hàng năm...

Người Hà Nhì cả nước có khoảng 22.000 người và ở tỉnh Lai Châu hiện nay có khoảng 19.000 người, sinh sống chủ yếu ở các xã Thu Lũm, Tá Pạ, Ka Lăng, Mù Cả của huyện đầu nguồn sông Đà - Mường Tè

31 thg 10, 2018

Người Mông ở Lai Châu hồ hởi làm du lịch

Từ những bàn tay chỉ quen với cày cuốc, người Mông ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã làm quen với cách tiếp đón, mời chào khách.

Từ cánh rừng thông rộng hàng chục ha cách đây hơn 10 năm, người dân ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã khai thác để phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa dân tộc Mông

19 thg 9, 2018

Rộn rã mùa vàng dưới thung lũng Hoàng Liên Sơn

Hòa cùng bức tranh mùa vàng quyến rũ tại những thửa ruộng bậc thang là người nông dân vùng cao bận rộn với ngày mùa, khiến lòng người say đắm.

Hoàng Liên Sơn - dãy núi hùng vĩ nơi đất trời Tây Bắc không chỉ được biết đến là nóc nhà Đông Dương, mà còn nổi danh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của các triền ruộng bậc thang hút hồn du khách