Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức.net. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức.net. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 4, 2020

Giai thoại cung đình kỳ bí ở điện Hòn Chén

Trái với chuyện vua Minh Mạng, giai thoại về vua Đồng Khánh ở điện Hòn Chén lại được các sử gia nhà Nguyễn ghi lại khá rõ...

Nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, điện Hòn Chén không chỉ là một đại danh thắng của Cố đô Huế mà còn là một địa danh gắn với những giai thoại kỳ lạ về hai vị vua nhà Nguyễn là Minh Mạng và Khải Định

Chuyện vua Gia Long xây lăng mộ cho mình

Theo quan niệm phong thủy của người xưa, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu. Do vậy, vua Gia Long đã tìm kiếm nơi an nghỉ cuối cùng của mình từ khi còn ở trên ngai vàng.

Thiên Thọ Lăng (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là tên gọi lăng vua Gia Long (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lịch sử hình thành khu lăng mộ này gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong sử sách

Chuyện tìm đất xây lăng vua Minh Mạng

Vì sự dùng dằng của mình, phải mất hai năm kể từ ngày từ giã cõi đời, vua Minh Mạng mới thực sự được an nghỉ ở một nơi đúng như ước nguyện lúc sinh thời...

Nằm trên núi Cẩm Khê ở cố đô Huế, lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là một công trình gây ấn tượng mạnh với những tòa nhà tráng lệ kết hợp hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Trong chuyện tìm đất và xây cất lăng mộ này, quần thần nhà Nguyễn đã phải lao tâm khổ tứ khá nhiều... 

15 thg 3, 2020

Chuyện về việc tìm đất xây lăng vua Thiệu Trị

Ngày nay, lăng vua Thiệu Trị là một địa điểm khá bình lặng so với lăng của các vị vua tiền nhiệm và kế nhiệm ông. Điều này dường như cũng tương đồng với cuộc đời, cái chết và câu chuyện không quá ồn ào về quá trình xây lăng mộ ông.

Lăng vua Thiệu Trị được gọi là Xương Lăng, nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị vua thứ ba triều Nguyễn

Tấn thảm kịch phía sau vẻ đẹp của lăng Tự Đức

Lăng vua Tự Đức là một địa điểm thu hút khách bậc nhất Cố đô Huế. Ghé thăm nơi này, có ai còn cảm nhận được niềm u uất của vị vua thi sĩ như vẫn còn phảng phất đâu đây?...

Nằm ở phường Thủy Xuân của thành phố Huế, lăng vua Tự Đức được coi là một kiệt tác kiến trúc của Cố đô Huế. Phía sau vẻ đẹp mê đắm lòng người của khu lăng mộ này là một câu chuyện thảm khốc gắn với bi kịch cuộc đời vị vua thứ tư nhà Nguyễn

13 thg 3, 2020

Truyền thuyết về Chùa Cầu, Hội An

Để hạn chế sự tàn phá của con thủy quái khổng lồ, người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm những người giỏi về phong thủy để xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ. Và Chùa Cầu đã được dựng lên trong bối cảnh như vậy.

Không chỉ là di tích lịch sử mang tính biểu tượng của phố cổ Hội An, Chùa Cầu còn gắn với một giai thoại ly kỳ về một loài thủy quái vô cùng đáng sợ

Giai thoại về nơi chôn cất Hải Thượng Lãn Ông

Khi ghé lăng mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, xin chớ quên ôn lại truyền thuyết xưa để cảm nhận tâm hồn phóng khoáng người thầy thuốc vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nước Việt như vẫn còn phảng phất đâu đây...

Nằm dưới chân núi Cánh Diều ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, lăng mộ của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1791) là địa danh gắn với một giai thoại ly kỳ về cái chết của bậc danh y lỗi lạc của nước Việt thế kỷ 18

10 thg 3, 2020

Điều bất ngờ về phong thủy “chuẩn không cần chỉnh” của lăng Khải Định

Phía sau vẻ ngoài kỳ lạ với nhiều yếu tố ngoại lai, lăng vua Khải Định tuân thủ rất nghiêm ngặt các yếu tố phong thủy truyền thống như tiền án, hậu chẫm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ...

Tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), lăng vua Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được coi là lăng mộ có kiến trúc độc đáo nhất trong số các lăng mộ của vua nhà Nguyễn ở Cố đô Huế

Khám phá loạt đền chùa nổi tiếng quanh phố Trúc Bạch

Phố Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) đang là tâm điểm chú ý của cả nước khi một phần khu phố trở thành khu cách ly để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19. Khu vực quanh con phố này là nơi tọa lạc nhiều đền chùa cổ nổi tiếng của Hà Nội...

1. Nằm bên hồ Tây, cách phố Trúc Bạch khoảng 200 mét, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547). Vào các thời Lý và thời Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.

3 thg 3, 2020

Khám phá hình tượng các loài hoa trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn

Các loài hoa là một phần không thể thiếu để tạo nên hương sắc mùa xuân. Cùng điểm qua các loài hoa xuất hiện trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn - 9 chiếc đỉnh chạm khắc những hình ảnh mang tính biểu tượng cho sự giàu đẹp của nước Việt.

Cao đỉnh là chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Trên chiếc đỉnh này có hình tượng "Tử vi hoa", nghĩa là hoa tường vi. Đây là một loài hoa mọc thành chùm màu tím rất đẹp

29 thg 2, 2020

Phố Hàng Chiếu: Con phố xưa chuyên bán súng ống đạn dược

Vào thời thuộc địa, ở đầu phố Hàng Chiếu có các cửa hàng chuyên buôn súng ống đạn dược cho quân đội Pháp nên khu vực này được chính quyền thực dân bảo vệ rất nghiêm ngặt...

Phố Hàng Chiếu là một con phố dài 280 mét, kéo dài từ cửa ô Quan Chưởng đến ngã tư phố Đồng Xuân - Hàng Mã - Hàng Đường ở phố cổ Hà Nội. Lịch sử con phố này có nhiều điều đặc biệt mà không phải ai cũng tường tận

Phố Hàng Thùng: Nơi ngày xưa bán thùng gánh nước

Tên gọi phố Hàng Thùng ở Hà Nội gắn với một nghề độc đáo, liên quan mật thiết đến đời sống của hàng vạn người dân thủ đô vào thời buổi nước máy còn chưa thịnh hành...

Phố Hàng Thùng là con phố dài khoảng 220 mét, kéo dài từ đường Trần Quang Khải đến phố Cầu Gỗ ở mạn Đông Nam khu phố cổ Hà Nội. Xưa kia đây là đất các thôn Sơ Trang và Đông Yên, thuộc tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phía đông kinh thành Thăng Long cũ

28 thg 2, 2020

Chợ hoa Hàng Lược – chợ hoa lâu đời nhất thủ đô

Hằng năm, chợ hoa Hàng Lược họp tử khoảng Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) cho tới tận chiều tối ngày 30 Tết. Trong hàng trăm năm tồn tại, chỉ có duy nhất một năm chợ hoa Hàng Lược không họp...

Nói về ngày Tết ở Hà Nội, sẽ là thiếu sót nều không nhắc đến chợ hoa Hàng Lược – chợ hoa lâu đời nhất thủ đô

26 thg 2, 2020

Phố Hàng Nón: Thiên đường mũ nón Hà Nội xưa

Vào đầu thế kỷ 20 trở về trước, người Hà Nội hầu như ai cũng đội nón khi ra đường. Đó là thời hoàng kim của phố Hàng Nón...

Phố Hàng Nón là con phố dài khoảng 220 mét, kéo dài từ phố Hàng Quạt đến phố Đường Thành ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ

Thành An Thổ - nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Nguyên quán của cố Tổng Bí thư Trần Phú là làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy vậy, nơi sinh của ông lại là thành An Thổ, một tòa thành cổ nằm ở mảnh đất Phú Yên.

Nằm khu vực hạ lưu Sông Cái thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ là một di tích lịch sử quan trọng của triều Nguyễn. Tòa thành này cũng chính là nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Sông Cái ở địa phận thôn An Thổ.

Những chuyện huyền bí ở chùa Bà Đanh

Theo thời gian, những câu chuyện huyền bí tiếp tục xuất hiện ở chùa Bà Đanh. Người dân trong vùng thường bảo nhau rằng, khi đi ngang qua chùa thì chớ có cười cợt hoặc nói những điều bất kính...

Chùa Bà Đanh (làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã đi vào tâm thức của người Việt Nam qua câu nói cửa miệng "Vắng như chùa Bà Đanh". Lịch sử của ngôi chùa này gắn với một câu chuyện huyền bí được lưu truyền qua nhiều thế hệ

16 thg 2, 2020

Phố Hàng Đậu: Những câu chuyện lịch sử

Xưa kia, ở đầu phố Hàng Đậu giáp bến sông Hồng (bến Chùa Bà Móc) từng có một cửa ô, tên là cửa ô Phúc Lâm, dân gian gọi là cửa ô Hàng Đậu, dáng dấp tương tự như cửa ô Quan Chưởng...

Phố Hàng Đậu là con phố dài khoảng 270 mét, kéo dài từ đường Trần Nhật Duật đến phố Phan Đình Phùng, phía Bắc khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Phúc Lâm thuộc tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm) và thôn Nghĩa Lập thuộc tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ

Chùa Liên Phái, ngôi chùa nổi tiếng với chuyện trùng tang ở Hà Nội

Khi có người thân mất, một số gia đình Hà Nội sẽ đến ngôi chùa nổi tiếng này để xem ngày giờ mất có trùng tang không và xin ngày giờ liệm, ngày giờ hạ huyệt cùng bùa hóa giải trùng tang...

Hình thành từ đầu thế kỷ 18, chùa Liên Phái (ngõ Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) không chỉ nổi tiếng vì những giá trị lịch sử và kiến trúc mà còn được xa gần biết đến nhờ việc hóa giải trùng tang. Điều này liên quan đến một truyền thuyết có từ thời chùa mới được lập

12 thg 2, 2020

Bí ẩn truyền đời về phép lạ của thiền sư Minh Không

Lịch sử chùa Cổ Lễ ở Nam Định gắn liền với những truyền thuyết có từ xa xưa về phép thần thông của thiền sư Minh Không - người sáng lập chùa.

Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Chùa được xây dựng từ thời Lý Thần Tông (thế kỷ 12).

Những giai thoại huyền bí về chùa Mía xứ Đoài

Trong tâm thức của người dân xứ Đoài, chùa Mía là một ngôi chùa đặc biệt linh thiêng. Xung quanh ngôi chùa này, có những giai thoại thẩm đẫm màu sắc huyền bí được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Nằm ở làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội), chùa Mía hình thành từ thế kỷ 17, là ngôi chùa danh tiếng bậc nhất xứ Đoài – vùng đất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.