Hiển thị các bài đăng có nhãn Hưng Yên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hưng Yên. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 12, 2014

Văn miếu Xích Đằng, niềm tự hào của người Hưng Yên

Được xây dựng từ đầu thế kỷ 17, Văn miếu Xích Đằng là nơi tôn vinh nền học vấn của người dân Phố Hiến và vẫn giữ nguyên nét cổ kính sau gần 400 năm.

Tọa lạc tại thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, Văn miếu Xích Đằng là điểm quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Xây dựng từ cuối thời Lê - thế kỷ 17 (khoảng năm 1701) và trải qua đợt trùng tu lớn vào năm 1839 (năm Minh Mạng thứ 20), Văn miếu Xích Đằng nay vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc cổ. 

20 thg 11, 2014

Chùa Chuông Phố Hiến

Chùa Chuông phố Hiến được mệnh danh là “phố Hiến đệ nhất danh lam”. Nơi đây từ lâu đã trở thành một trong những địa điểm du khách không nên bỏ qua khi tới Hưng Yên.

Chùa Chuông còn có tên gọi khác là Kim Chung Tự, nằm ở thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và trải qua cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên ngôi chùa hoàn chỉnh như ngày nay. Du khách đến thăm có thể thấy nét cổ kính và những hoa văn, kiến trúc thời Hậu Lê rõ rệt trên cánh cổng và mái cổng Tam Quan. 

17 thg 8, 2014

Khám phá 'thủ phủ' nhãn lồng ở Hưng Yên

Huyện Khoái Châu là địa phương trồng nhãn nhiều nhất ở tỉnh Hưng Yên. Trong đó, xã Bình Kiều được ví như 'thủ phủ' nhãn lồng nổi tiếng đồng bằng Bắc bộ, bởi người dân trong xã này đều trồng nhãn, rồi đưa nhãn đi tiêu thụ khắp nơi. 

Nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu 

Về thôn Ninh Vũ, xã Bình Kiều trong những ngày này, đi đến đâu cũng nghe mùi thơm của nhãn tới kỳ thu hoạch. Khắp các ngõ đường, trong vườn, ngoài đồng đâu đâu cũng hiện diện nhãn và nhãn. Có nơi nhãn phủ tựa rừng, ngút ngàn tầm mắt.

23 thg 7, 2014

Đền thờ Tình yêu

Đền thờ Tình yêu - ngôi đền thờ mối tình bất diệt của nàng công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo Chữ Đồng Tử nằm trên địa phận xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội hơn 70 km.

Từ Hà Nội, chúng tôi đi tàu thủy đến bãi Tự Nhiên (thuộc địa phận xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Theo truyền thuyết, đây là nơi hàng ngàn năm trước, chàng trai nghèo Chữ Đồng Tử đã vùi thân xuống cát để trốn, cũng là nơi nàng công chúa Tiên Dung quây lều tắm. Khu đất mênh mông, nơi từng có lâu đài nguy nga lộng lẫy của hai vợ chồng, chỉ sau một đêm đã biến thành đầm lầy gọi là đầm Nhất Dạ (đầm hình thành trong một đêm) hay là đầm Dạ Trạch. Ngay sát bến có một ngôi đền nhỏ là đền Ngự Dội, ghi dấu địa điểm Tiên Dung dừng thuyền ghé bến tắm thuở xa xưa. 

Cổng đền thờ Tình yêu 

15 thg 6, 2014

Ngôi chùa có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam

Trải qua nhiều trận lụt trong lịch sử, những bức tượng đất cổ ở chùa Nôm, tỉnh Hưng Yên vẫn còn nguyên vẹn và giữ được tất cả lớp sơn son thiếp vàng.

Cách Hà Nội 30 km về hướng đông, chùa Nôm thuộc quần thể di tích làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, là ngôi đại tự có tiếng của phố Hiến còn lưu giữ được nhiều nét cổ. 

Chùa Nôm nhìn từ gác chuông cổng Tam quan. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn. 

Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Không còn ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó.

29 thg 5, 2014

Cổ kính chùa Chuông phố Hiến

Với bề dày lịch sử cùng hệ thống các pho tượng cổ độc đáo, chùa Chuông, Hưng Yên được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh lam".

Chùa Chuông nằm trên địa phận phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên (xưa thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Chùa được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV), qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ XVII).

Không chỉ nổi tiếng là một địa chỉ tâm linh trong quần thể di tích lịch sử Phố Hiến, chùa Chuông còn là một cảnh quan của Hưng Yên luôn làm nao lòng du khách. Cuốn sách “Hưng Yên tỉnh nhất thống chí” của Trịnh Như Tấu, thời Nguyễn đã khẳng định điều này: “Chùa Chuông – phố Hiến đệ nhất danh lam”. 

22 thg 5, 2014

Lang thang phố Hiến

Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, thị trấn nhỏ yên tĩnh, phố Hiến vẫn luôn hấp dẫn du khách bởi quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đền chùa cổ kính.

Phố Hiến (thuộc thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ) cách Hà Nội gần 60 km. Ngày xưa, Phố Hiến từng là đô thị cổ, thương cảng lớn, cực thịnh vào thế kỷ 17. 

Hồ Bán nguyệt 

31 thg 10, 2013

Làng Nôm, vẻ đẹp xưa ở Hưng Yên

Nằm cách Hà Nội khoảng 30km về hướng Đông, làng Nôm - ngôi làng cổ thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên đang được nhiều người yêu thích nét đẹp xưa tìm tới. Đường về làng, hai bên là những cánh đồng lúa xanh bát ngát yên bình.

Một cổng xây trăm năm tuổi

Bước qua cánh cổng làng cổ kính có từ hàng trăm năm nay, một không gian làng quê còn khá nguyên vẹn mở ra trước mắt mọi người. Nằm ở vị trí trung tâm làng có một hồ nước rộng và trong xanh.

Hai bên hồ là những cây cau thẳng tắp, những cây nhãn vàng ươm bởi những sợi tơ hồng quấn quýt. Đặc biệt quanh hồ còn có nhiều ngôi nhà cổ, nhiều nhà thờ dòng tộc có niên đại hơn trăm tuổi cũng long lanh in hình dưới hồ nước.

7 thg 10, 2013

Ngôi chùa độc đáo có hơn 100 pho tượng bằng đất

Chùa Nôm (Hưng Yên) hiện đang lưu giữ hơn 100 pho tượng làm bằng đất với nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông, chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) vẫn giữ được gần như nguyên vẹn vẻ cổ kính của kiến trúc chùa cổ đồng bằng Bắc Bộ. Điều đặc biệt nhất là ngôi chùa này đang lưu giữ hơn 100 pho tượng cổ bằng đất.

Bên cạnh đó là kiểu kiến trúc độc đáo – "nội công, ngoại quốc" với hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công, còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu hay như ở chữ Quốc.

Cổng chính chùa Nôm nằm trước chợ làng Nôm với kiến trúc khá độc đáo 

7 thg 4, 2013

Kỳ lạ ngôi chùa có chuông bằng vàng

Kim Chung Tự tức chùa Chuông vàng vốn nổi tiếng là “đệ nhất danh lam” Phố Hiến. Chùa Chuông nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, TP Hưng Yên ẩn chứa bao huyền tích lạ lùng mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Cảnh ngoài Tam quan chùa Chuông - một mẫu mực về kiến trúc thiền tự

Chuông vàng trôi sông

Theo Đại đức Thích Thanh Khuê - Trụ trì chùa Chuông, sở dĩ chùa có tên Kim Chung Tự là bởi liên quan đến huyền tích cổ xưa, khi một trận đại hồng thủy chưa từng có xảy ra tại địa phương. Trận đại hồng thủy hung dữ ấy đã cuốn theo một bè gỗ, và trên đó ngự một quả chuông vàng rất đẹp. Chiếc bè trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại. Một ngày kia, bè gỗ đến địa phận thị xã Hưng Yên ngày nay thì dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục. Các cụ già ở làng bên hô hào trai tráng trong vùng dốc hết sức lấy dây kéo chuông nhưng không được. Thấy thế, sư cụ một ngôi chùa nhỏ trong thôn vội mời 10 người nam trung, nữ trinh. Họ lấy tay nhấc chuông lên một cách nhẹ nhàng, thấy sự lạ, người trong vùng mới góp tiền của xây dựng lại chùa khang trang, rộng rãi hơn.

24 thg 3, 2013

Khai hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung khai hội ngày 21-3 tại khu di tích đền Đa Hòa Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) thu hút hàng ngàn người dân và du khách. 

Lễ dâng hương đức thánh Chử Đồng Tử - Ảnh: Đình Vũ

23 thg 1, 2013

Ếch om Phượng Tường

Nhắc tới Hưng Yên người ta sẽ nghĩ ngay tới những đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng, bún thang, bánh giày làng Gàu, chả gà Tiểu Quan... Nhưng thật thiếu sót nếu không kể đến ếch om Phượng Tường - món ăn mang đủ tinh hoa của ẩm thực phố Hiến.


Ếch om Phượng Tường, nét tinh hoa của nền ẩm thực phố Hiến

Ếch om Phượng Tường - cái tên nghe sang trọng và đầy hấp dẫn ấy có xuất xứ từ một vùng nông thôn thuần nông của tỉnh Hưng Yên: làng Phượng Tường (xã Nhật Tân, huyện Tiên Lữ).


Tương Bần xứ Đông


Không biết từ bao giờ tương Bần (Hưng Yên) lại nổi tiếng và được lưu truyền như một nghề truyền thống. Tương thì nhiều nơi làm nhưng duy chỉ có tương Bần là ngon nhất.


Tương Bần sóng sánh màu vàng cánh gián - Ảnh: P.Thảo

Các cụ già làng tâm sự vào đầu thế kỷ 20 làng Bần thuần nông và rất nghèo, nhà nào cũng làm một vài chum tương dùng làm nước chấm trong sinh hoạt ăn uống và sau phát triển thành nghề. Khách thập phương qua lại mua tương về ăn thấy ngon và lời đồn tiếng thơm vang xa, thương hiệu tương Bần từ đó mà có. Kế thừa truyền thống nghề tương của cha ông, người làng Bần luôn bảo nhau giữ gìn chữ tín. Và họ không làm phụ lòng du khách thập phương mến mộ tới mua tương.


Chả gà Tiểu Quan - dân dã ẩm thực Phố Hiến


Hưng Yên không chỉ nổi tiếng với nhãn lồng mà còn được biết đến với chả gà Tiểu Quan - món ăn dân dã ngay từ tên gọi, nguyên liệu đến cách chế biến và phong thái thưởng thức.


Chả gà Tiểu Quan là món ăn nổi tiếng, có xuất xứ từ thôn Tiểu Quan, thuộc xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.

Người già trong thôn kể lại rằng ngày xưa vào mỗi dịp lễ tết, dân ở đây không có thức gì ngon ngoài mấy con gà vườn nhà. Để chế biến ra nhiều món lạ miệng, những người phụ nữ đã sáng tạo và truyền nhau cách làm món chả gà. Vì có hương vị thơm ngon, lạ miệng nên không lâu sau món ăn này đã được người khắp vùng biết đến.

Bánh răng bừa Phụng Công



Bánh răng bừa được ưa chuộng ở Hưng Yên và vùng lân cận. Ảnh: Thoa Nguyễn

Xã Phụng Công ở thị trấn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với cây hoa trà đã trở thành một trong những cái nôi trồng cây bonsai của miền Bắc. Chẳng những vậy, nhiều người còn biết đến Phụng Công bởi món bánh răng bừa nổi tiếng của nơi đây.

Bánh răng bừa là tên do người dân ở thôn Bến, xã Phụng Công thường gọi bởi hình dáng thon dài trông giống những chiếc răng bừa của nhà nông. Bánh này còn gọi là bánh tẻ vì được làm từ gạo tám xoan Hải Hậu.


Văn miếu Xích Đằng: Tự hào đất học Phố Hiến

Nằm giáp con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, thuộc TP Hưng Yên, văn miếu Xích Đằng là một di tích quan trọng trong quần thể cụm di tích Phố Hiến. Với gần 400 năm tồn tại và ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam thượng, nó đã trở thành một biểu tượng về truyền thống hiếu học của người dân mảnh đất “Nhất kinh kì, nhì Phố Hiến”.




Cổng tam quan (Nghi môn) đồ sộ mà cổ kính

Dù nằm trong khu dân cư, nhưng đi ngay trên cầu Yên Lệnh, thuộc quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng Yên có thể quan sát được văn miếu Xích Đằng từ hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi được trồng trước cổng. Nằm trên đường dẫn vào còn có tượng hai con nghê đá lớn được tạc từ thế kỷ 18.


25 thg 7, 2012

Thăm làng mộc An Thành


Chúng tôi về làng An Thành (xã Minh Đức, Mỹ Hào, Hưng Yên) trong một ngày đầu hạ. Khác với mường tượng ban đầu, một làng quê bình dị hiện lên trong tiếng chạm trổ lách cách, tiếng nói cười từ những xưởng mộc.


Chạm trổ hoa văn trên gỗ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người thợ

Vùng đất Bắc nổi danh với những ngôi làng mộc hàng trăm năm tuổi. Nhiều cái tên làng quê đã đi vào công nghiệp hóa và được coi là thương hiệu lớn như làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), hay Đông Giao (Hải Dương). Ít ai biết vùng đông bắc Hưng Yên cũng có làng An Thành - nơi được xem như một xưởng mộc tập thể, mỗi hộ gia đình là một khâu, một “nhịp” trước khi cho ra đời những sản phẩm đầy thần sắc.