Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 4, 2022

Những bãi bồi trên sông Trà

Những gò bồi ven sông là một phần hợp nên sinh cảnh của dòng sông Trà Khúc. Hình ảnh đó đã đi vào lòng người Quảng Ngãi với niềm thương nhớ về dòng sông quê thơ mộng.

Sông Trà Khúc phát nguồn từ cao nguyên Đắc Tơ Rôn, có đỉnh núi cao 2.350m, được hợp nước của bốn con sông sông Rhe (Hre), Xà Lò (Đak Xà Lò), Rin (Dak Krin) và sông Tang (Dak Ong). Từ ngã tư Ly Lang, sông có tên là Trà Khúc và chảy xuôi theo hướng tây - đông hơn 130km, rồi đổ ra cửa Đại Cổ Lũy.

Hồn quê trên sông Trà

Do đặc điểm địa hình, dòng sông ngắn, có sự chênh lệch khá lớn về độ cao giữa vùng núi rừng và cửa sông, nên lưu tốc dòng chảy từ thượng nguồn về trung lưu rất mạnh, đặc biệt là về mùa mưa, xảy ra hiện tượng bào mòn lòng sông và xói lở hai bên bờ sông Trà Khúc. Mặt khác, lượng mưa hằng năm tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian chỉ chừng hơn 2 tháng của mùa mưa, do tác động của những cơn mưa lớn và liên tục, nước từ các khe, suối, sông con, mạch ngầm thường xuyên gây ra những vụ sạt lở núi, cuốn đất, đá, cát, mùn, thực vật gãy đổ, trôi theo dòng nước đục ngầu ra dòng chính của con sông, rồi cuốn về phía hạ lưu.

Núi Ấn - sông Trà. Ảnh: H.K

16 thg 4, 2022

Tượng Phật bằng đồng cổ nhất Đông Nam Á của Việt Nam

Di chỉ Đồng Dương - nơi phát hiện ra bức tượng mang đậm nét Ấn Độ này - là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng trong lịch sử.

Vào năm 1911, tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra bức tượng Phật bằng đồng cổ được coi là cổ nhất Đông Nam Á, đó là tượng Phật Đồng Dương.

9 thg 4, 2022

Mũi Nghê - hồ bơi tự nhiên giữa biển

Đây là địa điểm còn hoang sơ và chưa đi vào khai thác du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của tạo hoá.

Mũi Nghê nằm ở phía đông của bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Cách không xa trung tâm thành phố (khoảng 10 km) nhưng nơi đây không quá phổ biến với dân du lịch vì đường đi khá khó khăn. Một số người biết đến địa điểm này do các phượt thủ truyền tai nhau. Phần khác được dân địa phương thông thạo ngóc ngách dẫn đi khám phá.

Hình dáng vách đá giống con nghê - động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể kết hợp từ lân và chó, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền, miếu.

5 thg 4, 2022

Chuyện kể ở miếu Linh Sơn

Ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi cư dân tụ hội từ lâu đời có rất nhiều đền, miếu. Đặc biệt, tại thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) có miếu Linh Sơn, thể hiện văn hóa tín ngưỡng vô cùng phong phú và độc đáo.

Xã Nghĩa Hà thuộc vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi đây có nhiều dấu tích lịch sử, văn hóa, điển hình như phế thành Xuân Quang và nhà thờ Quang chiếu vương Mai Quý thời kỳ đầu chúa Nguyễn, đình làng Hổ Tiếu với nhiều dấu vết cổ xưa. Từ trung tâm TP.Quảng Ngãi xuôi về hướng đông tới xã Nghĩa Phú, men theo con đường hữu ngạn sông Trà Khúc, đoạn qua xã Nghĩa Hà, nhìn về phía tay trái sẽ thấy những tảng đá to giữa xóm làng thuộc thôn Thanh Khiết, đó là núi Giàng, hay núi Đá Đen. Từ đường chính rẽ qua lối nhỏ, chỉ vài chục mét, ta mới nhận ra đó là một gò đồi thấp, nằm ngay trên bờ sông Trà Khúc và những tảng đá to. Chiếc cổng khối trụ vuông, trên có vòm ghi 3 chữ Hán, dịch nghĩa là "Linh Sơn miếu". Ngay bên cạnh một tảng đá lớn có ngôi miếu nhỏ.

Miếu Linh Sơn và tảng đá Chim. Ảnh: Cao Chư

Ốc ruốc - hương vị miền biển

Mùa này ở một số vùng biển của Quảng Ngãi đang vào mùa ốc ruốc. Những con ốc nhỏ xíu, đủ màu sắc được luộc cùng ớt, gừng, sả là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người.

Cào ốc ruốc không chỉ mang lại thu nhập cho nhiều gia đình, mà còn là niềm vui của trẻ con vùng biển. Lúc học cấp một, cuối tuần ba mẹ thường chở chị em tôi về thăm ông bà. Ông dẫn chúng tôi ra bãi biển gần nhà vừa tắm, vừa tranh thủ cào ốc. Chị em tôi chạy trên những triền cát vàng óng ánh, thả vào chiều tiếng cười giòn tan. Tối đến, ăn cơm xong mấy chị em trong xóm đến nhà tôi luộc ốc.

Ốc ruốc là món khoái khẩu của nhiều người. Ảnh: T.ÂN

Mực phủ luộc chấm mắm gừng

Mực phủ luộc chấm mắm gừng là món ăn mà cả người lớn và trẻ con đều thích. Đây là món ăn phảng phất vị mặn mòi của biển lẫn hương thơm của rau xanh trong vườn nhà.

Mực phủ luộc chấm mắm gừng. Ảnh: Trang Thy

Bánh xèo tôm đất

Bánh xèo tôm là món đặc sản ở các làng quê xứ Quảng, dân dã mà ngon. Nhà có khách thân thiết, làm bánh xèo tôm đãi khách. Trời nắng bỗng chuyển mưa lành lạnh cũng đúc bánh xèo tôm đất. Lúc rảnh rỗi, thì làm bánh xèo tôm ăn cho vui. Mà tôm ở đây phải là tôm đất.

Bột đúc bánh xèo phải là bột gạo. Ngày nay, bột gạo khô bán sẵn ngoài chợ, rất tiện lợi. Chỉ cần chạy xe ra chợ chưa tới mươi phút là có ngay bột đúc bánh xèo. Nhưng nhanh là một chuyện, ngon là chuyện khác. Bột gạo ngoài chợ đúc bánh chỉ bời rời chứ không dẻo, không dai. Đã bời rời thì bánh đi đằng bánh, tôm đi đằng tôm. Bánh và tôm đã mất “kết nối” thì không thể tạo ra hương vị đặc trưng của bánh xèo tôm đất được.

Bánh xèo tôm đất. Ảnh: Trần Cao Duyên

Mặn mòi vị gỏi Phù Sa

Theo người dân vùng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu), quán Phù Sa (đường Ngô Xuân Thu) nằm bên bờ sông Cu Đê là một trong số ít địa chỉ giữ được hương vị đặc trưng món gỏi cá trích. Tại đây, ngoài những cá trích thấm gia vị mặn mòi, ngọt, thơm, cay xé lưỡi, thì đĩa rau rừng ăn kèm làm món ăn thêm phần hấp dẫn.

Món gỏi cá trích tại Phù Sa được nhiều người yêu thích. Ảnh: H.L

Vườn cúc họa mi trái mùa tại Đà Nẵng

Những ngày này, hoa cúc họa mi trái mùa nở rộ trong khuôn viên Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), thu hút khách tham quan, chụp ảnh.

Trong vụ cúc họa mi năm nay, Trung tâm Công nghệ sinh học trồng được 6.000 cây hoa với diện tích trồng 500 m².

3 thg 4, 2022

Mưa trên phố Hội

Hội An ngày mưa, khung cảnh buồn man mác nhưng vẫn có những nét đẹp truyền thống và lãng mạn.

Nếu Hội An ngày nắng là những mảng tường vàng rực rỡ, mái ngói thâm nâu xếp lớp lớp và vô số khách du lịch lang thang dạo phố thì ngày mưa phố Hội lại mang vẻ đẹp khác.

Băng rừng leo đá khám phá suối Ba Hồ

Muốn ngắm trọn cảnh quan, du khách đi bộ đường dài, leo vách đá dựng đứng để đến ba hồ nước sâu trong xanh.

Suối Ba Hồ thuộc địa phận thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 25 km về hướng bắc. Đây là nơi có không gian yên tĩnh, hoang sơ, bao quanh là cây cối mát mẻ, nhưng để khám phá cũng lắm gian nan. Suối bắt nguồn từ đỉnh Hòn Sơn cao 660 m, dài hơn 10 km, chảy qua hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

1 thg 4, 2022

Check-in Phú Yên với nhà hàng tre lớn nhất Việt Nam

Thuộc khu nghỉ dưỡng Stelia Beach Resort Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nhà hàng Gozo Brew House đang nắm giữ kỷ lục "Nhà hàng tre có diện tích lớn nhất Việt Nam". Đây là công trình độc đáo, thân thiện và tạo điểm nhấn mới cho du lịch Phú Yên.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – Vietkings vừa công bố kỷ lục "Nhà hàng tre có diện tích lớn nhất tại Việt Nam" cho nhà hàng Gozo Brew House (thuộc khu nghỉ dưỡng Stelia Beach Resort Tuy Hòa).

29 thg 3, 2022

Cây hoa bún đẹp lạ trên tháp Chăm cổ

Ngày cây hoa bún nở hoa rực rỡ cũng là thời điểm "chạm ngõ" mùa xuân theo lịch Chăm. Cộng đồng người Chăm lại tụ hội về đây vui Tết dưới gốc cây hoa bún, bên cạnh tòa tháp cổ hơn 700 tuổi.

Tháp Poklong GaRai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 - đầu thế kỷ 14. Hiện di tích này tọa lạc trên đồi Trầu (phường Đô Vinh, TP Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Đây không chỉ là kiến trúc được công nhận di tích quốc gia đặc biệt mà còn là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận.

Bên cạnh tòa tháp chính của di tích này có một cây hoa bún (người địa phương gọi là hoa bướm) rất đẹp. Giữa nền sân đất, bao quanh là những tòa tháp Chăm cổ kính, cây hoa bún nở rực rỡ rất được du khách yêu thích. 

Tháp Poklong GaRai là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa).

Núi Chúa – Khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới


Sự đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển 3 trong 1

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa, có tổng diện tích hơn 106.646 ha (vùng lõi khoảng hơn 16.400 ha), nằm trên địa bàn hai huyện Ninh Hải và Thuận Bắc, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận khoảng 30km về hướng Đông Bắc.

26 thg 3, 2022

Thơm ngon món cá đù một nắng

Vào miền Nam sinh sống đã hơn 20 năm, mỗi lần nhớ quê, nhớ nghề chài lưới trên sông nước ở xã Bình Dương (Bình Sơn), mẹ chồng tôi lại làm món cá đù một nắng. Bởi lẽ, món cá này đã gắn bó với ông bà một thuở nghèo khó.

Mẹ tôi thường kể, ngày trước cá đù rẻ như cho chứ đâu có giá cả trăm nghìn đồng mỗi ký như bây giờ. Vậy nên, mỗi lần thâu lưới mà thấy cá đù là ba mẹ xác định bán đổ bán tháo được bao nhiêu thì được, còn lại mang về phơi rồi cất ăn dần.

Những con cá đù còn tươi, óng ánh sắc bạc mà các cậu, các dì ở quê gửi vào Nam cho mẹ, được mẹ tỉ mỉ cạo sạch vảy, làm sạch ruột, lọc bỏ xương rồi rửa sạch, để ráo. Sau khi sơ chế, mẹ giã sẵn một chén muối ớt rồi tẩm ướp thật đều lên hai mặt của con cá đù. Cá tẩm ướp xong gia vị, được mẹ xếp đều lên những chiếc mâm rồi mang đi phơi nắng. Dưới cái nắng chói chang ở vùng đất phương Nam, mẹ chỉ cần trở 1 - 2 lần trong khoảng 7 - 8 giờ đồng hồ là cá đã se đều hai mặt.

Món cá đù một nắng chiên vàng. Ảnh: Ý Thu

Dân dã rau chuối chát non

Rau chuối chát non thường được ăn kèm với các món ăn đặc trưng của xứ Quảng như mì Quảng, gỏi cá trích... Chẳng phải loại rau đắt tiền, ấy vậy mà chuối chát non lại hấp dẫn nhiều người bởi hương vị đặc trưng.

Bạn tôi ở miền Nam ghé nhà tôi thăm chơi và thưởng thức các món ăn đặc trưng của xứ Quảng. Cô bạn trầm trồ bảo, Quảng Ngãi có nhiều món ăn ngon từ những loại rau mà ít ai để ý. Chẳng hạn như món gỏi lạ miệng làm từ cây xương rồng xứ cát, món rau xào tỏi từ lá mì non, rồi đến mớ rau sống "cây nhà lá vườn", mà loại rau chủ đạo là thân cây chuối chát non...

Rau chuối chát non thường được ăn kèm với các món ăn đặc trưng của xứ Quảng. Ảnh: Ý THU

Bún xào lòng heo

Bún xào lòng heo là món ăn dân dã nhưng là món khoái khẩu của nhiều người. Bún xào lòng heo ăn cùng bánh tráng nướng giòn thì ngon tuyệt!

Người dân ở xã Phổ Cường (TX. Đức Phổ) quê tôi vẫn thường làm món bún xào lòng heo đậm đà hương vị. Món ăn dân dã này thường hiện diện trong bữa ăn gia đình vào buổi sáng vì lòng heo vừa xẻ nên xào với bún rất thơm ngon. Chợ làng nhộn nhịp từ sớm tinh mơ, những người phụ nữ chân quê đi chợ mua cá, thịt, rau xanh... mang về chế biến món ăn trước khi ra đồng. Nhiều người ghé mua ít lòng heo, rồi mua cân bún trắng tinh sắp trên tấm lá chuối xanh mướt, rồi trở về nhà nấu bữa sáng cho chồng con với gương mặt rạng ngời niềm vui.

Bún xào lòng heo. Ảnh Trang Thy

24 thg 3, 2022

Chiêm bái cổ tự có “chuông Thần, giếng Phật” nơi xứ Quảng

Chùa Thiên Ấn được xây dựng cuối thế kỷ 17 trên ngọn núi cùng tên bên bờ sông Trà Khúc gắn với nhiều huyền thoại lịch sử của miền đất Quảng Ngãi giàu truyền thống văn hóa, cách mạng.

Toàn cảnh chùa Thiên Ấn (ảnh internet).

16 thg 3, 2022

Độc đáo tục cấm ân ái ba đêm đầu sau khi cưới của người Chăm ở Ninh Thuận

Với người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, trong ba đêm đầu tiên sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ chỉ được trò chuyện với nhau, không có bất cứ ý niệm nào về nhục dục. Lúc ngủ, trò chuyện không được quay lưng với nhau. Cha mẹ đỡ đầu sẽ ngủ ngoài phòng the để canh giữ hai vợ chồng.

Cô dâu và chú rể người Chăm trong ngày cưới.

Thương hiệu điêu khắc Non Nước với hơn ba thế kỷ thổi hồn vào đá

Nằm ngay dưới chân thắng cảnh kỳ vĩ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nay là phường Hòa Hải đã tồn tại hơn ba trăm năm nay.

Nghệ nhân điêu khắc đá Non Nước.

Bằng đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo không ngừng, những người con làng Non Nước đã biến mỗi khối đá vô tri, vô giác trở thành từng tác phẩm nghệ thuật mang nặng giá trị văn hóa, tâm linh truyền thống.