Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 10, 2020

Hoàng đế Quang Trung với vùng đất xứ Nghệ

Với vị thế trọng yếu trên bản đồ địa chính trị quân sự Đại Việt hồi thế kỷ XVIII, xứ Nghệ trở thành địa bàn quan trọng trong công cuộc xóa bỏ tình trạng chia cắt, tiến tới thống nhất đất nước của Hoàng đế Quang Trung và nhà Tây Sơn. 

Khởi nghĩa Tây Sơn

Khi các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài tạm thời lắng xuống thì phong trào đấu tranh bạo động chống lại Chúa Nguyễn ở Đàng Trong bùng lên, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. 

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, theo Chúa Nguyễn vào Nam khi vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655) từ đời ông cố là Hồ Phi Long. Ông nội của anh em Nguyễn Nhạc là Hồ Phi Tiễn. Từ đời cha đổi sang họ Nguyễn theo họ của mẹ là Nguyễn Phi Phúc. Cũng có ý kiến cải sang họ Nguyễn là theo họ Chúa. 

Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nhạc lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn (Bình Định). Được sự hưởng ứng của nhân dân quanh vùng nên cuộc khởi nghĩa ngày càng mạnh, trưởng thành nhanh chóng. 

9 thg 10, 2020

Hoan Châu - Tiền đồn của Đại Việt

Dưới thời Lý - Trần, Hoan Châu/Nghệ An, từ một miền biên viễn xa xôi, đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ và mở mang bờ cõi đất nước. Giai đoạn này (khoảng 400 năm) cũng đánh dấu những phát triển hưng thịnh về kinh tế, văn hóa của Nghệ An lúc bấy giờ. 

ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI

Thời Lý (1009- 1225), Lý Thái Tổ chia nước thành 24 lộ, phủ, huyện và cuối cùng là hương, giáp. Nghệ An, Thanh Hóa gọi là Trại. Năm Canh Tuất 1010, Hoan Châu và Diễn Châu được xưng là lộ. Năm 1025, Lý Thái Tổ lập trại Đinh Phiên gồm đất từ Nam giới đến Hoành Sơn. Theo một số tư liệu, năm Canh Ngọ (1030), Lý Thái Tổ đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An. Năm Tân Tỵ (1101), Lý Nhân Tông lại nâng châu Nghệ An thành phủ Nghệ An. Lúc này Diễn Châu vẫn là một đơn vị hành chính độc lập với Nghệ An. 

Xứ Nghệ với các cuộc kháng chiến chống giặc Minh

Xứ Nghệ vinh dự đã là “kinh đô kháng chiến” của nhà Hậu Trần, là “đất đứng chân” của nghĩa quân Lam Sơn và đóng góp rất nhiều cho các cuộc kháng chiến, cho chiến thắng của dân tộc trước âm mưu xóa tên Đại Việt của giặc nhà Minh (Trung Quốc). 

Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly truất Vua Trần, tự xưng hoàng đế, lập ra nhà Hồ. Mặc dù có nhiều cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng nhưng vì huy động quá nhiều tiền của, công sức của dân chúng và ngân khố quốc gia cho việc xây dựng quân đội, thành lũy nên trăm họ oán thán, không phục, không theo. 

Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397. Ảnh tư liệu 

8 thg 10, 2020

Vẻ đẹp độc, lạ của ngôi đền cổ hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng, đền Cả ở xã Hoa Thành (Yên Thành) còn là một công trình kiến trúc cổ độc đáo trên quê lúa. 

Tương truyền, đền Cả được khởi dựng từ đời Lý, trùng tu, mở rộng vào thời hậu Lê để thờ Uy minh vương Lý Nhật Quang và các vị phúc thần, danh tướng, những người có công “bảo quốc hộ dân”. Đền Cả có nhiều hạng mục như tam quan, nghi môn, tả vu, hữu vu, bái đường, thượng điện. Trong đó nghi môn là công trình độc đáo nhất. Ảnh: Huy Thư 

Nghệ An trong thời kỳ nhà Nguyễn

Lịch sử Nghệ An thời Nguyễn (1802 – 1945) vẫn chủ yếu là hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nhà yêu nước qua các thế hệ. Trên con đường đó, người Nghệ An đã xác quyết những giá trị mới, tính chất mới và kiến tạo được nhiều thành tựu mới để phù hợp với thời đại, với nhu cầu và khát vọng tự do, độc lập của dân tộc. 

Duyên cách và địa danh

Ngày 1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh đô (TP Huế ngày nay). Lúc này, Nghệ An vẫn gọi là trấn, gồm " 9 phủ, là Đức Quang, Diễn Châu, Hà Hoa, Anh Đô, Trà Lân, Quỳ Châu, Trấn Ninh, Lâm An, Ngọc Ma; …" (Đại Việt địa dư toàn biên). 

Đến đời Minh Mạng, năm 1831, cả nước chia thành 30 tỉnh; tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1853, Tự Đức bỏ tỉnh Hà Tĩnh, phủ Đức Thọ nhập vào tỉnh Nghệ An và lấy phủ Hà Thanh (gồm Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh) làm đạo Hà Tĩnh do quản đạo đứng đầu lệ thuộc tỉnh Nghệ An. Năm 1864, Tự Đức lại cho đạo Hà Tĩnh tách dưới quyền Tổng đốc An Tĩnh. Năm 1875, Tự Đức bỏ đạo Hà Tĩnh, lập lại tỉnh Hà Tĩnh. 

Sau khi đàn áp được khởi nghĩa Vũ Quang (1896), Nghệ An còn 5 phủ và 6 huyện. Năm 1899, người Pháp lập đại lý hành chính ở Cửa Rào, cũng năm này thành lập thị xã Vinh. Năm 1914 thành lập thị xã Bến Thủy, năm 1917 thành lập thêm thị xã Trường Thi. Năm 1927, gộp 3 thị xã thành thành phố Vinh - Bến Thủy. 

Xứ Nghệ thời Lê trung hưng

Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn, Lê sơ (1428 – 1527) và Lê trung hưng (1533 – 1789), bị gián đoạn bởi nhà Mạc cướp ngôi từ năm 1527 đến 1593. Đây là giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Xứ Nghệ đã trở thành địa bàn tranh chấp của các thế lực lúc bấy giờ. 

Duyên cách, địa danh và chính quyền

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (Lê Thái Tổ), đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt Quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô Thăng Long gọi là Đông Kinh. 

Năm Mậu Thân (1428), nhà Lê chia cả nước làm 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây (vùng đất phía Nam từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, lộ, phủ, huyện, châu, xã. Nghệ An, Diễn Châu thuộc đạo Hải Tây. 

Mê mẩn nét điêu khắc đình cổ trăm tuổi Phụng Luật

Đình Phụng Luật ở xã Hợp Thành (Yên Thành) được biết đến là một trong những ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc trên quê lúa. 

Đình Phụng Luật được người dân địa phương xây dựng trên vùng đất cao ráo ở trung tâm làng Phụng Luật, xã Hợp Thành để thờ thành hoàng làng là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - con trai thứ 8 của Vua Lý Thái Tổ. Đình được khởi dựng năm 1837, đến năm 1883 thì được tôn tạo lại với quy mô đồ sộ, gồm 5 gian, 2 hồi. 

16 thg 8, 2020

Ngắm cầu đá cổ in bóng bàu Rằn nơi huyện lúa

Gần 80 năm đã trôi qua, cây cầu đá ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành vẫn vững chãi nối đôi bờ bàu Rằn như một chứng tích đặc biệt của làng quê. 

Cầu đá Hậu Thành hay còn gọi là cầu Thượng bắc qua bàu Rằn được người dân địa phương xây dựng vào năm 1943. Theo các cụ cao tuổi trong vùng, ngày đó làm được cây cầu này là một kỳ tích, nỗ lực của làng. Ảnh: Huy Thư 

15 thg 8, 2020

Thác nước Tạt Niên - điểm 'giải nhiệt' mới ở miền Tây xứ Nghệ

Một địa điểm "giải nhiệt" mới được người dân xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) phát hiện, đó là thác nước Tạt Niên nằm sâu trong khu rừng tự nhiên. 

Cách thành phố Vinh gần 200 km, thác Tạt Niên nằm sâu trong rừng tự nhiên, thuộc bản Na Chạng, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. Đường vào thác nước mới chỉ là lối mòn, gập ghềnh, hoang sơ nên du khách phải đi bộ để vào. Ảnh: Xuân Hoàng 

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc của ngôi đình cổ gần 500 tuổi

Với gần 500 năm tồn tại, đình Sừng ở xã Lăng Thành, huyện Yên Thành không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. 

Đình Sừng được người dân Kẻ Sừng - làng Quỳ Lăng khởi dựng vào năm 1583. Nguyên xưa đình được làm bằng tranh tre, nứa, lá, sau mới được tôn tạo lại. Ảnh: Huy Thư 

5 thg 8, 2020

Nguyễn Đức Thiệng: Người cộng sản liêm chính, mẫu mực, ngòi bút chính luận sắc bén

Đồng chí Nguyễn Đức Thiệng có hơn nửa thế kỷ làm công tác Đảng, công tác ngoại giao. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đặc biệt là từ năm 1972 đến 1986, khi được cử giữ chức Thường trực Ủy ban rồi Phó Chủ tịch Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, đồng chí đã viết hàng trăm bài báo chính luận sắc bén. Những bài báo của đồng chí đã góp phần làm cho nhân dân ta và bạn bè quốc tế hiểu rõ âm mưu thủ đoạn tội ác của kẻ thù xâm lược, nêu cao chính nghĩa của Việt Nam. 

Nguyên Đức Thiệng sinh ngày 15/1/1922 trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước tại xã Bắc Thành, Yên Thành. Từ năm 1936 đến năm 1941 ông tích cực hoạt động trong tổ chức Tân Tiến cách mạng của Đảng hoạt động công khai rồi Mặt trận phản đế tại quê nhà. Đầu năm 1941 Nguyễn Đức Thiệng bị địch tình nghi bắt giam 1 tháng tại nhà giam Yên Thành, kẻ địch tìm mọi cách dụ dỗ, khảo tra nhưng không tìm ra chứng cứ buộc chúng phải thả Nguyễn Đức Thiệng cùng với ông Phan Thế Nghiện. 

Đồng chí Nguyễn Đức Thiệng. 

4 thg 8, 2020

Cận cảnh ghép đá độc đáo trong lòng giếng cổ hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Tồn tại qua hàng trăm năm, giếng Lèn làng Vĩnh Tuy, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành không chỉ là nguồn nước quý, mà còn là giếng cổ có kiến trúc độc đáo gắn liền với những huyền tích xa xưa. 

Làng Vĩnh Tuy nằm bên bàu Rộc Cửa, dưới chân lèn Vĩnh Tuy là một làng cổ có cảnh quan đẹp và bề dày văn hóa lâu đời. Ảnh: Huy Thư 

2 thg 8, 2020

Hành trình lên biên giới

Nhà báo người Nghệ An từng làm thư ký cho cụ Phan và cụ Huỳnh

Ở Nghệ An thời thuộc Pháp có một người vừa là ông chủ, vừa là chủ bút một tờ báo. Ông chủ báo trẻ tuổi đó đã từng là thư ký cho cụ Phan Bội Châu và sau đó là Thư ký tòa soạn cho cụ Huỳnh Thúc Kháng ở báo Tiếng Dân. Đó là Vương Đình Quang, bút hiệu Quan Chi. 

1. Thư ký cho cụ Phan Bội Châu


Vương Đình Quang sinh năm 1908, trong một gia đình danh gia vọng tộc, ở xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Cha ông là tiến sĩ đình nguyên Vương Hữu Phu (1880- 1941), từng làm quan đến chức Thừa chỉ hậu bổ, Trước tác xung Cơ mật viện. Nhưng cha ông từ chức sau 10 năm “lạc” vào chốn quan trường. 

29 thg 7, 2020

Cầu ngói Khoa Trường và chuyện về một dòng họ ở Nghệ An

Cầu ngói Khoa Trường hay người dân địa phương còn gọi là cầu Trường bắc qua sông Rào ở xã Nghi Long (Nghi Lộc) được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam “thượng gia hạ kiều”. Cầu nay chỉ còn là kỷ niệm song trong mấy trăm năm tồn đã trở thành một chứng tích lịch sử gắn liền với đất và người Nghi Long và dòng họ Đinh Kim Khê nổi tiếng hiếu học, khoa bảng và yêu nước. 

Cây cầu do dòng họ Đinh xây dựng 


Lần tìm về lịch sử cây cầu chỉ còn trong quá vãng, tôi được Bí thư Đảng ủy xã Nghi Long Lê Văn Nghĩa giới thiệu gặp ông Đinh Văn Tam, một hậu duệ của dòng họ Đinh Kim Khê hiện đang sinh sống tại phường Đội Cung (TP. Vinh) và được ông kể nghe nhiều câu chuyện thú vị về cây cầu cũng như dòng họ nổi tiếng của mình. 

Cầu ngói Khoa Trường trong bức ảnh của người Pháp chụp. Ảnh tư liệu lịch sử 

20 thg 7, 2020

Nguyễn Duy Trinh - Chiến sỹ cách mạng tiêu biểu trên quê hương Xô viết anh hùng

Với 75 tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, gần 60 năm hoạt động cách mạng liên tục cả 3 miền Trung, Nam, Bắc, đồng chí Nguyễn Duy Trinh là chiến sỹ thuộc lớp cận vệ đầu tiên của Đảng, một học trò trung thành và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Người con ưu tú của quê hương xứ Nghệ 


Đồng chí Nguyễn Duy Trinh tên thật là Nguyễn Đình Biền sinh ngày 15/07/1910, tại làng Cổ Đan, tổng Đặng Xá (nay là xóm 12, xã Phúc Thọ), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, địa linh sinh hào kiệt anh tài, làm rạng danh truyền thống trên cả 2 phương diện võ công và văn nghiệp. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh là hậu duệ đời thứ 15 của Thủy tổ Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. 

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh. Ảnh tư liệu 

Người Thái Nghệ An và tín ngưỡng về con trâu

Cái hình đầu trâu khắc trên 2 cánh cửa kho thóc hợp tác xã ở bản Mộng (vùng Khủn Tinh, Quỳ Hợp) mà tôi thấy hồi nhỏ đã gây cho tôi một ấn tượng rất mạnh. 

Sừng trâu được chạm trổ trên cửa của ngôi nhà người Thái. Ảnh tư liệu: Hồ Phương 

Tôi đi học vỡ lòng, từ nhà qua khu rừng Pả Đông (rú mồ), lội một con suối nhỏ, lên hết dốc là thấy ngay “cái đầu trâu”. Thú thật, tôi thấy sờ sợ. Ai đã khắc cái đầu trâu thật khéo léo? Mỗi cánh cửa là 1 cái sừng cong vút, ở giữa, chỗ buộc mũi (sẹo) là 1 cái khóa sắt to, đen. Hai con mắt trâu nhìn chòng chọc như muốn húc chết ngay kẻ nào dám bén mảng đến trộm.

Cuốn hút 'nét chạm trổ phượng long' của ngôi đền cổ làng trung du Nghệ An

Với lịch sử lâu đời, đền Cả ở làng Tú Viên, xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương là một trong những công trình cổ có nghệ thuật điêu khắc độc đáo 

Đền Cả được người dân làng Tú Viên xây dựng từ hàng trăm năm trước để thờ "Đức thánh Vận Hồ Đô thiên trấn quốc, Linh chiêu ninh thuận, lịch triều gia phong Thượng đẳng Đại vương". Xa xưa đền được lợp bằng tranh tre, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nay đền có 2 tòa hạ và thượng điện tọa lạc ở ngã ba làng Tú Viên. Ảnh: Huy Thư 

Lên rẻo cao Nghệ An xem hội chọi bò của người Mông

Chọi bò là một hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông ở vùng cao Nghệ An, thể hiện tinh thần thượng võ và sự gắn bó với vật nuôi trong gia đình. Những cuộc chọi bò đã mang đến sự háo hức, hồi hộp và phấn chấn cho cư dân sinh sống trên đỉnh cao sương phủ. 

Một buổi sáng đầu tháng 7/2020, anh Xồng Bá Dênh ở bản Ca Nọi, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) dắt chú bò lớn và khỏe nhất của gia đình đến sân tham gia hội chọi bò. Không riêng gì anh Dênh mà nhiều gia đình có bò khỏe ở các bản khác cũng đưa bò đến tham gia hội chọi, số lượng "đấu sĩ" bò lên tới hàng chục con. Ảnh: Công Kiên 

19 thg 7, 2020

Chà Lạp - điểm 'giải nhiệt' ưa thích của du khách nơi 'chảo lửa' Đông Dương

Chảy qua bản Thái Đoọc Búa, xã Tam Thái, huyện miền núi Tương Dương, dòng Chà Lạp trong xanh, mát lạnh đang là điểm đến ưa thích của người dân trong và ngoài vùng trong những ngày nắng nóng. Cứ mỗi dịp cuối tuần có hàng trăm lượt người tìm đến đây để "giải nhiệt".

Từ trung tâm huyện Tương Dương xuôi về theo Quốc lộ 7A xuống xã Tam Thái khoảng 10 km, rồi rẽ vào đường lên biên giới xã Tam Hợp khoảng gần 4-5 km là đến khu vực tắm thuộc địa phận bản Đoọc Búa, xã Tam Thái. Khe Chà Lạp bắt nguồn từ biên giới nước bạn Lào, chảy vào xã Tam Hợp, qua bản Đoọc Búa, xã Tam Thái rồi đổ ra sông Cả. Dòng Chà Lạp luôn trong xanh, hiền hòa, mát mẻ, trong những ngày nắng nóng nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng của du khách ưa khám phá, có xu hướng tìm về với thiên nhiên. Ảnh: Đình Tuân