Hiển thị các bài đăng có nhãn Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 11, 2021

Nam Sơn, ngôi chùa Khmer ở Vũng Tàu

Chùa Nam Sơn, còn gọi là chùa Khmer, tọa lạc trên sườn Núi Lớn tại địa chỉ 33/18, Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu. Đây là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Khmer ở BR-VT và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Một bức tượng đầu người 4 mặt ở chùa Nam Sơn.

Từ đường Trần Xuân Độ, đi bộ khoảng 300 m theo con hẻm bê tông nhỏ hẹp, dốc đứng hướng lên núi sẽ gặp đoạn đường bậc thang rộng hơn 1 m. Để lên tới chánh điện chùa Nam Sơn, chúng tôi phải chinh phục 280 bậc thang.

11 thg 11, 2021

Ngôi chùa mang tên vị Bồ Tát

Tọa lạc ngay mặt đường Trần Phú (Bãi Dâu, TP. Vũng Tàu), chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát có địa thế tuyệt đẹp: lưng tựa Núi Lớn, mặt hướng biển. Ngôi chùa mang tên vị Bồ Tát là một trong những địa chỉ hành hương nổi tiếng không nên bỏ qua của phật tử và du khách bốn phương.

Chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát nhìn từ hướng biển.

Ngày Chủ nhật, tôi chạy xe theo đường Trần Phú để tìm đến chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát (170, Trần Phú). Mới 9 giờ sáng nhưng hàng chục ô tô du lịch đã đậu trước cổng chùa. Dọc bờ kè phía biển trước cổng chùa, nhiều nhóm du khách đứng ngắm biển, chụp hình lưu niệm.

Khám phá vẻ đẹp của Tu viện Bát Nhã

Tu viện Bát Nhã (thôn Vạn Hạnh, TT.Phú Mỹ) được Hòa thượng Thích Minh Hiển xây dựng vào năm 1954 với tên gọi Liên Trì tịnh xá. Tu viện nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo, một không gian chan hòa trong thiên nhiên.

Thuyền Bát Nhã bên hông tu viện.

Hòa thượng Thích Chơn Tâm, Trụ trì Tu viện Bát Nhã cho biết, năm 1966, tu viện bị chiến tranh tàn phá. Năm 1975, tu viện được xây dựng lại tại thôn Vạn Hạnh trên diện tích 8ha. Ban đầu tu viện chỉ là một am nhỏ, xung quanh được che chắn bằng tranh nằm lọt thỏm giữa rừng cây. Qua đợt đại trùng tu vào năm 1994, tu viện được xây dựng lại khang trang và đẹp đẽ gồm cổng tam quan, gian chánh điện, nhà giảng và nhà bếp. Bên trái là nhà tiếp khách và Tàng kinh các, nơi lưu giữ kinh thư, sách vở. Bên phải là nơi thờ phượng linh hương. Nơi đây hiện là nơi tu học, bồi dưỡng phật pháp thường xuyên của khoảng 20 thầy trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chùa Bửu Quang vẻ đẹp cổ kính giữa phố thị

Có tuổi đời gần 90 năm, chùa Bửu Quang (khu phố Thanh Tân, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) mang vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm. Những ngày đầu Xuân, du khách và người dân địa phương đến chùa dâng hương lễ Phật, cầu những điều tốt đẹp cho gia đình.

Thượng tọa Thích Thánh Biện, Trụ trì chùa Bửu Quang dâng hương lễ Phật.

Từ Bà Rịa, đi trên Quốc lộ 55, qua Trường CĐ Kỹ thuật-Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu (thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) khoảng 300 m, nhìn hướng bên phải sẽ thấy con hẻm dẫn vào chùa Bửu Quang.

Tượng đài Chiến thắng Bình Giã

Tượng đài chiến thắng Bình Giã (Quốc lộ 56, TT.Ngãi Giao, huyện Châu Đức) là nơi ghi dấu trang sử hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Bức phù điêu thể hiện sự phối hợp chiến đấu và chiến thắng trong chiến dịch Bình Giã của quân và dân ta.

Bình Giã là căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh đặc biệt. Cuối năm 1964, bộ đội chủ lực miền phối hợp với bộ đội và du kích địa phương tổ chức chiến dịch Bình Giã và giành được thắng lợi vang dội, góp phần quan trọng phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Ngụy. Cụ thể, lực lượng quân giải phóng đã tiêu diệt 1.700 tên địch, trong đó có 60 cố vấn Mỹ, 50 sĩ quan ngụy; bắt sống 293 tên, trong đó có 3 cố vấn Mỹ; phá hủy 45 xe các loại, loại khỏi vòng chiến đấu 56 máy bay; thu trên 1.000 súng các loại; 100 máy thông tin và nhiều quân trang quân dụng.

9 thg 11, 2021

Ngôi chùa độc đáo trên núi Thị Vải

Linh Sơn Bửu Thiền tự còn gọi là chùa Tổ, chùa Thượng nằm trên đỉnh núi Thị Vải, khu phố Vạn Hạnh, TX.Phú Mỹ. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, có niên đại hơn 200 năm.

Khuôn viên Linh Sơn Bửu Thiền tự.

Ngôi chùa được xây dựng với nét kiến trúc độc đáo, giao thoa của 2 nền văn hóa Việt Nam - Nhật Bản. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, bà Lê Thị Nữ tức Ni sư Diệu Thiện là người đầu tiên lên núi mở am tu hành. Năm 1802, bà nằm mộng thấy vua lạc đường nên đã nấu cơm tìm đường xuống núi và cứu được Nguyễn Vương. Sau khi về kinh, Nguyễn Vương lên ngôi vua và lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn của bà, vua cho người quay lại núi đền ơn thì hay tin bà đã qua đời. Cảm kích công ơn của bà, nhà vua đã đặt tên cho núi là núi Thị Vải, dòng sông chảy dọc theo triền núi cũng được đặt theo tên gọi này. Đồng thời, sắc phong cho bà là Linh Sơn Thánh mẫu, am nơi bà tu hành cũng được sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự.

Nét riêng độc đáo của Chùa Phổ Đà Sơn

Chùa Phổ Đà Sơn (tổ 13, Khu phố Ông Trịnh, Phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ) là chùa theo trường phái Bắc tông. Sau hơn 40 năm kể từ ngày thành lập, Phổ Đà Sơn là địa chỉ được nhiều người dân tới lễ chùa, tìm sự an lạc trong tâm hồn.

Từ Quốc lộ 51, theo hướng Bà Rịa đi TP.Hồ Chí Minh, qua trạm thu phí chừng 15 km, qua Giáo xứ Phước Lộc, có con đường (nằm bên tay phải) dẫn vào Trung tâm Văn hóa Thông tin-Thể thao, Học tập Cộng đồng phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ. Đi chừng 200 m, nhìn sang trái sẽ thấy Chùa Phổ Đà Sơn.

Cổng Chùa Phổ Đà Sơn

Ngôi chùa cổ hơn 200 năm tuổi ở An Ngãi

Chùa Long Hòa (Long Hòa cổ tự, ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ giữa thế kỷ XVIII. Ngôi chùa với nhiều nét đẹp cổ kính này còn có tên là Chùa Phật, hiện là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý...

Chùa Long Hòa vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc của gần 100 năm trước.

Theo tỉnh lộ 44, du khách đến ngã ba Chợ Bến rẽ trái vào hương lộ 14 (đường vào chùa Thiên Thai, núi Chân Tiên) khoảng 400m rồi rẽ trái vào con đường đá cấp phối khoảng 20m là đến cổng tam quan Long Hòa cổ tự.

22 thg 4, 2021

Lăng cá Ông ở Vũng Tàu

 Lăng cá Ông ở Vũng Tàu nằm trong Đình thần Thắng Tam, trên đường Hoàng Hoa Thám. Đây là một quần thể kiến trúc, di tích gồm ba công trình: đình Thắng Tam, miếu Bà và lăng cá Ông. Năm 1991, cụm kiến trúc đình Thắng Tam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.


Tam quan đình thần Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Theo tập quán lâu đời của cư dân biển, họ gọi cá ông (cá voi) là Ông Nam Hải. Do vậy, lăng cá Ông được gọi là Lăng Ông Nam Hải. Dưới đây là ảnh mặt tiền của Lăng Ông Nam Hải, chụp trước năm 2011 (ảnh của anh TMB, đăng trên Thời báo Kinh tế SG ngày 16/02/2010)

20 thg 4, 2021

Thăm nghĩa trang cá Ông lớn nhất Việt Nam

 Trần Hưng Đạo là con đường nhựa nhỏ chạy ven biển làng chài Phước Hải (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Khi đến cuối đường, ta thấy cổng một ngôi đền hướng ra biển, đó là Ngọc Lăng Nam Hải, nơi được xem là nghĩa địa cá voi lớn nhất Việt Nam.



Tục an táng và thờ cúng cá ông (cá voi) là một tín ngưỡng dân gian có ở hầu như mọi làng chài thuộc duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Khi người dân chài phát hiện được cá voi mắc cạn và mất, tục gọi là ông luỵ bờ thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác Ông được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Chủ ghe hoặc 
người con trai cả của chủ ghe sẽ đứng tên để tang "ông". Sau 3 ngày chôn cất, sẽ làm lễ mở cửa mả, sau đó cúng 21 ngày, 49 ngày, 3 tháng 10 ngày, giỗ đầu... như cúng đối với cha của mình.

5 thg 4, 2021

Linh thiêng nghĩa trang cá Ông lớn nhất Việt Nam

Ít có địa phương nào ở Nam Bộ lại có mật độ đền thờ cá Ông nhiều như ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Dọc bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu có đến 10 ngôi đền thờ cá Ông. Đặc biệt ở làng chài Phước Hải, ngư dân còn dành hẳn một khu đất rộng hàng ngàn mét vuông để chôn cất cá Ông với những nghi lễ trang trọng.

Nghĩa trang cá Ông gồm có năm phần: Lăng thờ Lệnh ông Nam Hải đại tướng quân, miếu thờ Quan thế âm Bồ Tát, miếu thờ Thổ công, miếu thờ Thiên quan Tứ phước và khu vực mộ táng cá voi

19 thg 3, 2021

Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được ví như là “Trường học Cộng sản” - là nơi rèn luyện phẩm chất, ý chí của các chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, và hôm nay là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các bậc tiền bối cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Ngày 1/2/1862, Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập Nhà tù Côn Đảo. Chính quyền Pháp thuộc lựa chọn Côn Đảo làm nơi xây dựng ngục tù bởi lẽ nơi đây cách xa đất liền, không có phương tiện lưu thông và quan trọng là người tù không thể trốn thoát.


Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 chiến sĩ yêu nước thuộc nhiều thế hệ người Việt Nam bị giam cầm, tra tấn và hi sinh tại “đại ngục trần gian”, nơi cả thế giới bàng hoàng khi sự thật được phơi bày.
Trong lịch sử, chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hòa đã cho xây dựng 127 phòng giam, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt lập (hay còn gọi là chuồng cọp) tại Côn Đảo. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), chức năng của hệ thống nhà tù ở Côn Đảo bị giải thể. Năm 1979, Khu di tích lịch sử Côn Đảo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia, với 17 di tích thành phần.

18 thg 2, 2021

Hoang sơ hòn Bảy Cạnh

Nhiều diễn đàn du lịch lớn trong và ngoài nước đã giới thiệu hòn Bảy Cạnh là địa điểm không thể bỏ quan khi đặt chân tới huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) bởi vẻ đẹp rừng biển hoang sơ. Ngoài ra, theo ghi nhận của Vườn Quốc gia Côn Đảo, đây là nơi có số lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam và cũng là nơi có hệ sinh thái biển đa dạng nhất của huyện Côn Đảo.

Sau lời kêu gọi của Ban quản lý (BQL) Vườn quốc gia Côn Đảo tham gia bảo vệ rùa biển ở Côn Đảo đã có hàng ngàn tình nguyện viên từ các nơi trên cả nước hưởng ứng. Theo chân những tình nguyện viên, chúng tôi từ cảng cầu Côn Đảo, đặt vé đi ca nô ra hòn Bảy Cạnh.

Sau chừng 20 phút di chuyển bằng ca nô, chúng tôi đến được hòn Bảy Cạnh. Một khung cảnh khiến những người vốn đã quá quen khám phá như chúng tôi cũng cảm thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nơi đây. Mặc dù với diện tích không lớn (khoảng 5,1 ha) nhưng sự tồn tại của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nơi đây đã góp phần hoàn chỉnh tính liên kết giữa các hệ sinh thái như: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên núi cao, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái thảm cỏ biển và hệ sinh thái các rạn san hô.

21 thg 9, 2020

Đến Bãi Sau Vũng Tàu thử một lần ghé cảng xem mùa cá de tấp nập

Đến mùa cá de, các ghe đánh bắt gần bờ ra khu vực Bãi Sau, TP.Vũng Tàu thả lưới. Sau gần 2 giờ, các ngư dân thu lưới về cùng với chiến lợi phẩm là hàng trăm ký cá. 

Các ngư dân gỡ lưới cá de. Ảnh: Nguyễn Long 

Vào những ngày này, khi mặt trời vừa ló dạng, đến Bãi Sau (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu) bất cứ ai cũng thấy có nhiều ghe nhỏ đang nối đuôi nhau tấp vào bãi biển. Đó là những ghe đánh lưới cá de gần bờ.

Ông Tân (ngụ P.2, TP.Vũng Tàu) có hơn 30 năm kinh nghiệm đánh bắt cá de cho hay chỉ có khu vực Bãi Sau loại cá này mới nhiều. 

30 thg 8, 2020

Côn Đảo: từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch”

Hai tạp chí du lịch danh tiếng Lonely Planet (Australia) và Travel and Leisure (Mỹ) đã từng bình chọn bởi Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) là hòn đảo “bí ẩn nhất” và “quyến rũ nhất” hành tinh. Các biên tập viên của hai tạp chí này nhận thấy rằng, Côn Đảo đã có một hành trình vận động, biến chuyển chỉ sau 50 năm từ “địa ngục trần gian” trước năm 1975 đến “thiên đường” của bảo tồn hệ sinh thái biển và là nơi có nhiều loại hình du lịch biển đảo độc đáo như ngày nay. 

Dấu ấn bảo tồn hệ sinh thái biển 

Tháng 6, khi dịch Covid – 19 đang lan rộng trên toàn cầu nhưng Việt Nam đã bước đầu khống chế thành công. Trên nhiều diễn đàn, mang xã hội lan tỏa câu chuyện, người Việt đi du lịch nội địa và “Côn Đảo - thiên đường giữa Biển Đông” được nhiều người nhắc tới. Chúng tôi có cuộc hành trình 4 giờ đồng hồ vượt biển bằng tàu cao tốc thì được anh Thái Khắc Tình, một cán bộ trẻ của Vườn Quốc gia Côn Đảo, đón và đưa ra hòn Bảy Cạnh, một hòn đảo nhỏ nằm phía Đông của huyện đảo Côn Đảo.

6 thg 7, 2020

Làm cá khô ở làng biển

Cắt đầu, xẻ, ướp muối, phơi không ngừng tay suốt 8 giờ, mình mẩy ám mùi tanh là công việc của những người làm cá khô ở thị trấn Phước Hải.


Thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) hiện có 40 hộ làm cá khô. Trong đó, cơ sở bà Nguyễn Thị Bích Vân rộng 1.800 m2, là nơi sản xuất lớn nhất. Mỗi ngày, ở đây phơi hơn 3 tấn cá đù, đuối, ó..., thu khoảng 1,5 tấn cá khô. 

21 thg 6, 2020

Côn Đảo - thiên đường của bình minh

Côn Đảo in dấu ấn trong tâm hồn của mỗi du khách bằng vẻ đẹp rực rỡ, kỳ vĩ, huyền diệu mà vẫn dịu dàng, bình yên, hồn hậu. 

Côn Đảo thường được nhắc tới như chốn du lịch tâm linh, nơi in dấu ấn của lịch sử cách mạng với di tích nhà tù hay nghĩa trang Hàng Dương nổi tiếng. Tuy nhiên, có một Côn Đảo khác, đẹp nguyên sơ trong từng điểm, từng khoảnh khắc. Bình minh chính là thời khắc đẹp nhất của hòn đảo này. Do địa hình của đảo nên mặt phía đông là hướng chính, nơi tập trung dân cư, đường giao thông chính và các điểm ngắm bình minh đẹp như thiên đường. 

Nghĩa địa cá voi rộng 2.000 m2

21 năm qua, dân làng biển Phước Hải đã chôn cất 455 cá Ông (cá voi) tại nghĩa trang rộng 2.000 m2, thờ cúng và chịu tang như cha mẹ.

Nghĩa địa cá voi ở làng Phước Hải (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) nằm mép bờ biển. Giữa nghĩa địa là đền hình lục giác thờ cá Ông, bao quanh là rừng dương cao ngút ngàn. 

16 thg 6, 2020

Những trải nghiệm nên thử ở Côn Đảo

Không chỉ có nhiều di tích lịch sử, Côn Đảo còn hút khách du lịch bởi sự yên bình và những bãi biển đẹp.

Cách trung tâm thị trấn khoảng 6 km, bãi Nhát mang vẻ hoang sơ, hòa quyện với màu xanh của trời và biển cả rộng lớn. Mây trời, sóng biển, sỏi đá quyện vào nhau, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động. Mặt biển phẳng lặng, thi thoảng có đợt sóng nhẹ dạt vào bờ làm óng lên những hàng sỏi xếp chồng. Ảnh: Tappasan Phurisamrit/Shutterstock. 

18 thg 5, 2020

Đi chợ hải sản

BR-VT có nhiều chợ hải sản và ở đâu cũng có đủ thứ tôm, cá tươi ngon, đặc trưng. Khách du lịch đến BR-VT ngoài chuyện thưởng thức hải sản tươi sống, đều rất muốn mang tôm cá về làm quà. Chỉ tiếc, trong chừng đó chợ, chưa có chợ nào đủ tầm để làm “nức tiếng” hải sản BR-VT. 

NHỮNG CHỢ HẢI SẢN ĐÃ THÀNH TÊN


Khi đi chợ hải sản ở BR-VT, du khách thường tới chợ Vũng Tàu, chợ Xóm Lưới (góc đường Phan Bội Châu-Nguyễn Công Trứ); chợ Bến Đình và Bến Đá (phường 5), chợ Long Hải, Phước Hải hay Bình Châu. Các chợ này hoạt động cả ngày và có nguồn hải sản vô cùng phong phú. 

Bến cá Long Hải (huyện Long Điền) là nơi có nhiều du khách và người dân tới mua hải sản.