Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Châu Đốc

 Như đã nói, miền Tây Nam bộ chỉ 2 tỉnh có núi là Kiên Giang và An Giang. Có núi mới có hang núi. Có hang núi mới có chùa Hang. Kiên Giang đã có chùa Hang ở khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ tử rồi, còn An Giang có chùa Hang không? Ở đâu?

Có chớ! Chùa Hang An Giang ở núi Sam, Châu Đốc. Nghe cái tên núi Sam - Châu Đốc chắc bạn nhớ ngay tới một địa điểm rất quen thuộc, đó là Miếu Bà Chúa Xứ và Tây An cổ tự, 2 cụm di tích là điểm hành hương nổi tiếng và ở gần nhau. Chùa Hang ở cách đó khoảng 1,5 km, có thể đi đến theo con đường Vòng Núi Sam. Chùa nằm trên triền núi Sam.

Chùa Hang Châu Đốc (Chùa Phước Điền)

25 thg 8, 2022

Tuyệt cảnh chùa Hang

Là một trong những điểm tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng ở TP. Châu Đốc, chùa Hang (Phước Điền tự) có kiến trúc vô cùng độc đáo, cùng cảnh quan tuyệt đẹp. Du khách thường đến chùa hành hương và thưởng ngoạn rất đông vào dịp cuối tuần.


Được hình thành trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, chùa Hang gắn liền với vị sư nữ Lê Thị Thơ, pháp danh Diệu Thiện. Trước khi xuất gia, bà làm nghề thợ may, nên người dân trong vùng gọi là bà Thợ. Sau mấy trăm năm tồn tại và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa Hang đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng Châu Đốc – núi Sam.

Chiều trên cù lao ông Hổ

Nằm soi bóng bên dòng sông Hậu, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) mang cái tên quen thuộc khác là cù lao ông Hổ. Ở nơi đó, nhịp sống dân dã miền Tây vẫn chất chứa trong từng nếp nhà, từng cảnh quan, như đang chờ đợi những người con phương xa trở về. Đặc biệt, vào mỗi chiều tà, cù lao toát lên vẻ bình yên làm dịu mát lòng người…


Muốn đến cù lao Mỹ Hòa Hưng, thuận tiện nhất là qua phà Trà Ôn. Cứ ít phút lại có một chuyến phà ra vào bến, giải quyết số lượng lớn hành khách từ trung tâm TP. Long Xuyên sang xã và ngược lại.

24 thg 8, 2022

Tĩnh lặng “hồ nước trời” lớn nhất miền Tây

Là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất miền Tây, búng Bình Thiên (huyện An Phú, tỉnh An Giang) sở hữu vẻ đẹp trong trẻo lạ kỳ. Đến với búng, bạn sẽ chìm vào cảm giác mênh mang, thư thái và nhẹ nhàng của miền sông nước An Giang.

Đến búng Bình Thiên vào bất cứ thời điểm nào trong năm, bạn đều cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn bởi cảnh sắc nên thơ, trong trẻo của nơi đây. Theo cách hiểu thông dụng, búng Bình Thiên nghĩa là hồ nước bình yên do ông trời ban tặng, hay ngắn gọn hơn là “hồ nước trời” theo lối giải thích chiết tự. Trong đó, “Bình” được hiểu là bình yên, phẳng lặng; còn “Thiên” là trời.

Búng Bình Thiên sở hữu vẻ đẹp bình yên, phẳng lặng

Xem các "siêu đầu bếp" ở chùa đổ bánh xèo nhanh như máy

Tại An Giang có một ngôi chùa cực kỳ độc lạ, các "đầu bếp" chẳng qua trường lớp đào tạo nhưng lại có tay nghề đổ bánh xèo siêu đỉnh, cùng một lúc họ có thể đổ tới 12 cái bánh xèo.

Phục vụ bánh xèo chay từ năm 1999

Dù có tên gọi là Thiền viện Đông Lai (tọa lạc tại xã Xuân Hòa, huyện Tịnh Biên, An Giang) nhưng ít người gọi ngôi chùa này với tên chính gốc mà thường gọi tắt là chùa Bánh Xèo.

Những "siêu đầu bếp" tại chùa Bánh Xèo xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, An Giang (Ảnh: Bảo Kỳ).

23 thg 8, 2022

Trăm món ngon ở An Giang

Bún cá, bánh xèo, cơm tấm, lẩu mắm, cá linh, bò leo, xôi phồng, gà đốt, tằm bì, để nếm những món ăn ngon mà dân dã của An Giang, bạn sẽ cần nhiều ngày tháng.

An Giang trải hai bên bờ Hậu Giang, có núi có sông, đất bằng trù phú, lại có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Chăm, Khmer... Nguyên liệu phong phú và sự giao thoa từ nhiều dân tộc đã giúp tạo ra một nền ẩm thực đa dạng, với mỗi món ăn đều mang hương vị, bản sắc riêng. Đến An Giang, bạn đừng nên bỏ lỡ những món tiêu biểu dưới đây.

22 thg 8, 2022

Lạc lối ở thiên đường ẩm thực chợ Châu Đốc

Được biết đến với tên gọi là "Vương quốc mắm" của miền Tây, chợ Châu Đốc là điểm đến thu hút nhiều du khách khi ghé thăm An Giang.

Chợ Châu Đốc kinh doanh các mặt hàng mắm cùng thủy hải sản khô có quy mô lớn nhất miền Tây Nam Bộ

Chợ Châu Đốc là một địa điểm du lịch nổi tiếng mà bất cứ du khách nào khi đến An Giang đều muốn ghé qua. Châu Đốc được mệnh danh là thủ phủ mắm miền Tây, chính vì vậy người dân địa phương thường gọi là chợ Mắm.

12 thg 8, 2022

Mùa hồng quân trên đỉnh Thiên Cấm Sơn

Hồng quân trên đỉnh Thiên Cấm Sơn được trồng xen dưới tán rừng, không cần chăm sóc, khi chín màu đỏ, ngọt, thơm, vò kỹ trước khi ăn sẽ giảm vị chát.

Một ngày tháng 8, dọc theo tuyến đường lên đỉnh Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, cao 700 m), những cây hồng quân mọc ven đường bắt đầu cho trái chín. Cây tán càng to càng nhiều trái - mọc từng chùm, lúc lỉu trên cành nhìn rất đã mắt. Mới đầu vụ nên trái trên cây đa phần màu xanh, một ít chuyển màu đỏ nhạt.

Sáu cây hồng quân hơn 20 năm tuổi của bà Nguyễn Thị Đoan (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) bắt đầu chín khoảng một tuần nay. Cây mọc chen dưới chân những tảng đá to, thân cao khoảng năm mét, nghiêng theo triền dốc để hứng được nhiều ánh sáng.

Cây hồng quân nhà bà Nguyễn Thị Đoan bắt đầu chín. Ảnh: Ngọc Tài

Bánh xèo rau rừng trên đỉnh núi cao nhất miền Tây

Bánh xèo nóng hổi ăn kèm 30 loại rau rừng là đặc sản trên núi Cấm cao 700 m, nơi được ví như "nóc nhà miền Tây".

Trên đường từ chân lên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), du khách có thể bắt gặp hơn chục quán bánh xèo rau rừng, tập trung nhiều nhất quanh chùa Phật Lớn. Mỗi quán bố trí hơn chục rổ rau rừng, còn tươi rói thay cho biển hiệu. Chủ quán ngọt ngào: "Cô, chú, anh, chị ủng hộ bánh xèo rau rừng. Bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn".

Tại một quán đông khách trên đỉnh, vừa ngồi vào bàn, nhân viên liền mang lên một đĩa rau rừng đầy ắp chưa cần biết khách sẽ gọi mấy cái bánh. Nếu chưa đủ dùng, thực khách có thể lấy thêm tuỳ thích ngoài quầy rau. Chị Hoàng, chủ quán, giới thiệu có khoảng 30 loại rau trên núi ăn kèm với bánh xèo. Mỗi loại có vị đặc trưng riêng, một số rau theo kinh nghiệm nhân gian là vị thuốc tốt cho sức khoẻ.

Quầy rau rừng đầy ắp là nét đặc trưng của các quán bán xèo ở núi Cấm. Ảnh: Ngọc Tài

Nghề vót đũa tre ở núi Cấm

Anh Nguyễn Văn Cuội, ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, vót đũa bằng bào sắt thay cho dao, từ sáng đến chiều được 700 đôi, thu nhập hơn một triệu đồng.

Sáng đầu tháng 5, núi Cấm cao hơn 700 m, được xem là nóc nhà miền Tây, đón những cơn mưa đầu mùa. Anh Cuội uống ngụm trà nóng, tìm trong túi đồ nghề chiếc bào (giống bào thợ mộc) to bằng bàn tay, bắt đầu ngày làm việc. Người đàn ông 40 tuổi mất 15 phút để mài lưỡi bào cho bén rồi tiến lại hiên nhà - nơi kê sẵn thanh gỗ dài hơn mét, bên trên khoét hình hai chiếc đũa.

Anh Nguyễn Văn Cuội mỗi ngày vót nhiều nhất được 800 đôi đũa. Ảnh: Ngọc Tài

9 thg 8, 2022

Cá tra nhúng mẻ đãi khách đến An Giang

Món lẩu có vị ngọt chua từ mẻ kết hợp cá tra nhúng chín mềm, thịt dai ngọt và béo, ăn kèm nhiều loại rau.

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút du khách trong và ngoài nước. Với lợi thế sông ngòi chằng chịt, nguồn nước ngọt phù sa, người dân nơi đây nuôi nhiều loài thủy sản mang giá trị kinh tế cao, trong đó có cá tra.

Cá tra giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều đạm, thịt ngọt và thơm béo. Với cá tra, người An Giang có thể chế biến vô số món ăn cho bữa cơm gia đình như khô chiên, kho, nhúng giấm, nấu cháo, canh chua... Đặc biệt, cá tra nấu lẩu với cơm mẻ là món ăn được ưa chuộng.

Cá tra nhúng mẻ ăn kèm với nhiều loại rau đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

“Săn” cá sát theo con nước

Tháng 8, dòng sông Hậu ngả màu ngầu đục, cũng là lúc những “ngư phủ” tất bật dùng vợt xúc cá sát, kiếm thêm thu nhập. Cá sát sông thuộc loại da trơn, muốn khai thác được nhiều, ngư dân phải canh theo con nước...

Nồng nàn hương thị

Năm nào cũng vậy, khoảng giữa tháng 6 (âm lịch), nếu có dịp đến vùng Bảy Núi, bên cạnh rất nhiều loại đặc sản, mọi người sẽ được thưởng thức thêm một loại trái cây mang hương vị đặc biệt của núi rừng - trái thị. Có lẽ, vì cây thị chưa mang lại nhiều giá trị kinh tế như những cây trồng khác nên hiếm người trồng, người bán. Người tìm mua trái thị đa phần là để tìm về miền ký ức, với hương thơm như làm dịu cả đất trời.

Theo các bậc cao niên trong vùng, khoảng 10 năm trước, cây thị ở vùng Tri Tôn, Tịnh Biên còn nhiều, chủ yếu được trồng ở sâu trong phum, sóc hoặc ở trên núi, cách vài hộ là có nhà trồng từ 3-4 cây. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cây thị của cả vùng Bảy Núi không còn nhiều như trước.

Châu Thị Tế và dấu ấn ở vùng đất biên cương

Là người đã giúp Thoại Ngọc Hầu bình định, phát triển vùng đất Châu Đốc - Núi Sam từ những ngày đầu mở cõi, bà Châu Thị Tế được người đương thời và hậu thế vinh danh bởi những đóng góp to lớn. Ngày nay, tên tuổi của bà vẫn còn lưu danh qua tên núi, tên làng và cả công trình thủy lợi tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ mấy trăm năm qua: Kênh Vĩnh Tế.

Danh nhân mở cõi

Cùng với quá trình mở cõi đất phương Nam, Châu Đốc là nơi có bề dày lịch sử văn hóa hơn 260 năm hình thành và phát triển. Ngay từ thời khai hoang, Châu Đốc có một vị thế chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Tây Nam, với cái thế “tiền tam giang, hậu thất lĩnh”. Đây là vùng địa linh nhân kiệt, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa và cũng là quê hương của nhiều bậc danh nhân, chiến sĩ yêu nước và nhân sĩ trí thức nổi tiếng. Trong đó, bà Châu Thị Tế, nhất phẩm phu nhân của ông Thoại Ngọc Hầu, đã góp công lớn trong việc phò giúp chồng đào kênh nối Châu Đốc - Hà Tiên trong giai đoạn 1819-1824. Khi hoàn thành, công trình này được vua Gia Long vinh danh đặt tên là Vĩnh Tế Hà và cho khắc trên Cao Đỉnh của triều Nguyễn đặt tại sân Thế Miếu ở kinh đô Huế.

4 thg 8, 2022

Về biên giới thưởng thức cá đồng

Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.

Chờ mùa cá đến

Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.

27 thg 7, 2022

Về biên giới thưởng thức cá đồng

Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.

Chờ mùa cá đến

Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.

Khi được hỏi về chuyện mua bán ở chợ cá Tha La, một chị bạn hàng tặc lưỡi: “Mới giờ này, nên cá mắm chưa nhiều. Thiệt ra, mấy năm nước lớn thì tháng 6 (âm lịch) cá đồng cũng sung túc lắm rồi, nhưng cỡ 5 năm trở lại đây thì rất hiếm. Muốn có cá đồng ngon, chờ cuối tháng 7, đầu tháng 8 (âm lịch) thì ở chợ Tha La này mặt cá nào cũng có”.

Du lịch vườn trên núi

Ngoài mục đích trồng các loại cây ăn trái trên núi để phát triển kinh tế, thời gian gần đây, nhiều hộ dân đã khai thác lợi thế “vườn rừng” để phục vụ tham quan. Ở núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), các nhà vườn đã đưa vào một số dịch vụ để “hút khách” tìm về núi theo nhiều mục đích khác nhau, như: Học hỏi mô hình, trải nghiệm nghỉ ngơi, họp mặt bạn bè cuối tuần… cùng với thưởng thức các món ăn, thức uống đi kèm.

Phải vượt đoạn đường ngoằn nghèo và những con dốc cao đến “nín thở” bằng xe gắn máy mới có thể lên những khu vườn trên núi Dài. Đó là cách nhanh nhất, phù hợp cho những người thích cảm giác hồi hộp và mạo hiểm. Giải pháp còn lại là đi bộ, vừa tham quan cảnh đẹp, vừa thử thách sức dẻo dai bản thân và do không phải lúc nào cũng có xe để lên núi.

14 thg 7, 2022

Thương hoài vị cà na

Trước đây, cây cà na được nhắc đến mỗi khi mùa nước nổi tràn đồng. Vốn là loại cây mọc tự nhiên, dọc theo bờ đê, con sông, mương, rạch nên cà na là loại trái cây quê. Tuy nhiên, hương vị cà na đậm đà, ai ăn rồi cũng thích. Đến nay, những món ăn được chế biến từ trái cà na được các bạn trẻ mê ăn vặt ưa chuộng, nên người dân trồng nhiều hơn.


Cà na là món quà quê mà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng sông nước. Cây cà na ra hoa trắng, phát triển tốt và hướng về phía mặt sông, trái ở phía này nhiều hơn so với trong bờ. Trái cà na có hình bầu dục, dài cỡ 2 lóng tay, khi già trái chuyển màu xanh đậm, vị chát, khi chín trái màu vàng nhạt, vị chua. Cây cà na thường được người dân trồng để be bờ giữ đất trong mùa lũ và hái trái kiếm thêm thu nhập. Cà na dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, đôi khi chỉ cần đặt nhánh cây đã chiết ra rễ, bón ít phân, chúng vẫn phát triển tốt. Cà na là món ăn dân dã với nhiều cách chế biến, như: Cà na đập, cà na ngào đường hay đơn giản cà na chấm muối ớt... Riêng, món mứt cà na hơi kỳ công một chút, nhất là phải nắm vững kỹ thuật sên mứt để không bị lợi đường.

“Săn” cá trên đồng

Theo lời hẹn trước, tôi đến thăm người bạn vốn là ngư dân ngụ bên bờ kênh Trà Sư (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) trong mùa nước đổ. Vì quý người bạn đường xa, anh dẫn tôi đi “săn” cá đồng để có dịp sống trong không khí đồng quê và thưởng thức cái thú tiêu dao.


Tháng 6 (âm lịch), mặt nước kênh Trà Sư ngầu đỏ sắc phù sa. Mấy đám lục bình vô tư trôi theo con sóng nhỏ lăn tăn từ những chiếc vỏ lãi của dân câu lưới. Đến gặp anh Phan Thành Tâm khi mặt trời ló dạng qua đỉnh núi, chúng tôi ngồi đưa chuyện bên ấm trà nóng hổi. Dù mới lần đầu gặp mặt nhưng với cái chất hào sảng của dân miền Tây, anh Tâm xem tôi như người bạn thâm niên. Bởi thế, cuộc đời trôi nổi của anh cũng được chia sẻ dài theo mấy ly trà chan chát vị quê.

Mùa măng Bảy Núi

Những hạt mưa đầu mùa rớt xuống, vùng Bảy Núi dường như vươn mình tỉnh giấc sau những tháng ngày ngủ vùi trong nắng hạn, cây cối bắt đầu đâm chồi, chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Bên cạnh nhiều loại trái cây đặc sản đơm hoa kết trái, cư dân ở vùng Bảy Núi lại rộn ràng chuẩn bị đón một mùa thu hoạch các loại măng - một sản phẩm đặc trưng của vùng.

Măng Mạnh Tông núi Cấm

Có 2 loại măng nổi tiếng ở vùng Bảy Núi phải kể đến là măng Mạnh Tông và măng tầm vong. Đây đều là những loại cây trồng đặc hữu, chịu được khô hạn nên phù hợp với điều kiện khí hậu ở xứ núi, gắn liền với đời sống người dân nơi đây. Cả tre Mạnh Tông và tầm vong thường được người dân canh tác trên đất núi, trồng dưới tán rừng, dọc theo sườn đồi… vừa có tác dụng giữ đất, vừa giúp cư dân địa phương có thêm thu nhập từ nguồn măng thu được mỗi khi vào mùa.