Hiển thị các bài đăng có nhãn đảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đảo. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 2, 2021

Hoang sơ hòn Bảy Cạnh

Nhiều diễn đàn du lịch lớn trong và ngoài nước đã giới thiệu hòn Bảy Cạnh là địa điểm không thể bỏ quan khi đặt chân tới huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) bởi vẻ đẹp rừng biển hoang sơ. Ngoài ra, theo ghi nhận của Vườn Quốc gia Côn Đảo, đây là nơi có số lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam và cũng là nơi có hệ sinh thái biển đa dạng nhất của huyện Côn Đảo.

Sau lời kêu gọi của Ban quản lý (BQL) Vườn quốc gia Côn Đảo tham gia bảo vệ rùa biển ở Côn Đảo đã có hàng ngàn tình nguyện viên từ các nơi trên cả nước hưởng ứng. Theo chân những tình nguyện viên, chúng tôi từ cảng cầu Côn Đảo, đặt vé đi ca nô ra hòn Bảy Cạnh.

Sau chừng 20 phút di chuyển bằng ca nô, chúng tôi đến được hòn Bảy Cạnh. Một khung cảnh khiến những người vốn đã quá quen khám phá như chúng tôi cũng cảm thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nơi đây. Mặc dù với diện tích không lớn (khoảng 5,1 ha) nhưng sự tồn tại của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nơi đây đã góp phần hoàn chỉnh tính liên kết giữa các hệ sinh thái như: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên núi cao, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái thảm cỏ biển và hệ sinh thái các rạn san hô.

5 thg 11, 2020

Khám phá hòn Ông Căn - mốc đánh dấu lãnh hải Việt Nam

Hòn Ông Căn là điểm A9 - một trong 11 điểm trên đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam.


Ngô Trần Hải An (Quỷ Cốc Tử), blogger du lịch, từng chinh phục những hành trình dọc Việt Nam hay qua nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới đây là chia sẻ của Hải An về hành trình chinh phục cột mốc A9 trên đường cơ sở xác định lãnh hải Việt Nam. Trước đó anh đã chinh phục mốc A3, A4 và A5 tại Côn Đảo.

"Ngoài đam mê chinh phục tôi thật sự muốn những hình ảnh câu chuyện của mình sẽ góp phần nào lan tỏa đến mọi người sự tự hào về quê hương, đất nước, tự hào về biên cương lãnh thổ, biên giới hải đảo của Việt Nam chúng ta", blogger Hải An chia sẻ.


Bình Định vốn được biết đến với những cái tên như Ghềnh Ráng, Kỳ Co, Eo Gió… nhưng ít người nghe đến hòn Ông Căn. Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, đây còn là nơi có cột mốc tọa độ A9 - điểm cơ sở trên đường định vị lãnh hải của Việt Nam.

Qua giới thiệu của một người bạn thân, tôi tìm đến anh Tính, người sống tại Nhơn Lý và làm nghề du lịch để bày tỏ ước muốn đến hòn Ông Căn của mình. Biết mong mỏi của tôi, anh Tính băn khoăn vì mùa này thời tiết thất thường, gió mạnh, xung quanh hòn Ông Căn rất nhiều đá ngầm nên tàu ghe cano khó có thể cập bờ.


Cuối cùng, tôi cùng những người bạn mới quen ở Bình Định cũng quyết định lên đường. Chúng tôi xem xét thời tiết và tính toán kỹ rồi quyết định xuất phát lúc 13h. Trong đoàn có nhiều người dân địa phương chưa từng đặt chân đến đây, ai cũng háo hức.


Đúng 13h cano rời bến, trời xanh biếc, nhưng gió mạnh, cano lao trên mặt biển và xé những con sóng tạt cao đến 2 - 3 m. Từ mũi Eo Gió, chúng tôi bắt đầu vượt qua Hòn Cỏ. Càng ra xa gió càng mạnh, một con sóng lớn cuốn đến đẩy cano lên cao và rơi tự do xuống biển, ai cũng giật mình và cẩn thận hơn.

Chừng 15 phút sau, hòn Ông Căn xuất hiện ở phía trước, đập vào mắt tôi là 3 hòn đảo nối tiếp, cách nhau khoảng hơn 200 m, cột mốc được cắm trên hòn đảo xa nhất.


Khi cano tiến lại gần, mọi người đều sững sờ. Giữa biển khơi mênh mông bao la sừng sững một khối đá khổng lồ cao hơn 20 m, khối đá nứt đôi tạo nên khe sâu thẳm với những con sóng đập ầm ào liên hồi.

Gió càng lúc càng mạnh, cano rất khó cập đảo, anh Tư cho thuyền vòng quanh đảo nhiều lần vẫn chưa tìm vị trí an toàn vào bờ. Nếu không, chỉ còn phương án chúng tôi mặc áo phao và bơi vào đảo - khá nguy hiểm do sóng có thể cuốn người đập vào đá nhọn xung quanh, chi chít vỏ hàu rất sắc bén.

Bằng kinh nghiệm dạn dày, anh Tư tìm được khu vực sóng khá nhẹ. Nhưng chúng tôi vẫn phải nhảy qua ghềnh đá, không khí lúc này khá căng thẳng. Khi cano tiến gần sát bờ đá, anh Tư cho nổ máy giật lại tránh sóng đập vào bờ, một người nhảy lên bờ tìm điểm neo kéo. Cứ mỗi một đợt sóng đến, cano được đẩy vào bờ, chúng tôi theo từng đợt sóng đó cũng lần lượt nhảy lên hòn Ông Căn.


Đi hết 20 bậc thang, tôi đến được cột mốc A9. Theo các tài liệu lưu trữ, hòn Ông Căn được hình thành do núi lửa phun trào từ triệu năm trước, dòng dung nham gặp phải nước biển nên đột ngột đông cứng.

Hòn nằm ở tọa độ 13°53’57″ Bắc 109°21’08″ Đông, cách bờ khoảng 7 km theo hướng đông, cách điểm A8 khoảng 140 km về phía nam, cách điểm A10 khoảng 170 km về phía bắc. Hòn thuộc cụm đảo Nghiêm Kinh Chiểu xã đảo Nhơn Lý, có chiều dài khoảng 200 m, chỗ rộng nhất khoảng 95 m.


Trên hòn đặt cột mốc A9. Cách cột mốc không xa là điểm tọa độ quốc gia do Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục Đo đạc & Bản đồ dựng tháng 6/2017 mang số hiệu DH09. Hòn Ông Căn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chiều rộng lãnh hải Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS).


Sau 30 phút chụp hình kỷ niệm, chúng tôi nhanh chóng trở về cano do gió đã mạnh hơn, sóng càng cao sẽ càng khó khăn để chúng tôi rời đi.


Tôi tự hào khi chinh phục điểm thứ 10/11 trên đường cơ sở định vị lãnh hải của Việt Nam, và hy vọng sẽ chinh phục được nơi cuối cùng là điểm A11 trên đảo Cồn Cỏ.


Cano chạy một vòng quanh cả ba hòn đảo và một lần nữa tôi có cơ hội ngắm nhìn trọn vẹn khu vực này, trên đảo lớn nhất là một lòng chảo mơn mởn cỏ xanh. Thời gian không còn nhiều, chúng tôi vội vàng trở lại bờ, tránh những cơn giông sắp đến.

Tọa độ 11 điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam. Đồ họa: Ngô Trần Hải An

Ngô Trần Hải An

2 thg 9, 2020

Nên thơ Hòn Nhàn

Hòn Nhàn thuộc vùng biển xã Bình Châu (Bình Sơn) là đảo đá trầm tích được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa. Xung quanh Hòn Nhàn có nhiều rạn san hô đa dạng màu sắc. Nơi đây là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách.

Đặt chân đến Hòn Nhàn, chúng tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quang nơi đây. Hòn Nhàn cách bờ biển khoảng 10 - 15 phút đi tàu. Ngồi trên tàu của thuyền trưởng trẻ tuổi 9X Phạm Thái Viên, chúng tôi mang theo cảm giác hồi hộp xen lẫn hào hứng khi băng qua từng con sóng. Khoảng 14 giờ, trời êm, lặng gió, trên đường đến Hòn Nhàn ánh mặt trời rực rỡ giúp chúng tôi dễ dàng quan sát, ngắm nhìn từng mảng sinh vật biển lượn lờ trong sóng nước. Từng chùm rong mơ đung đưa, từng đàn cá, tôm nối đuôi nhau bơi lượn... 

Từ trên cao nhìn xuống, Hòn Nhàn có dáng như hình trái tim. Ảnh: Lê Hữu Trọng Nghĩa 

30 thg 8, 2020

Côn Đảo: từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch”

Hai tạp chí du lịch danh tiếng Lonely Planet (Australia) và Travel and Leisure (Mỹ) đã từng bình chọn bởi Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) là hòn đảo “bí ẩn nhất” và “quyến rũ nhất” hành tinh. Các biên tập viên của hai tạp chí này nhận thấy rằng, Côn Đảo đã có một hành trình vận động, biến chuyển chỉ sau 50 năm từ “địa ngục trần gian” trước năm 1975 đến “thiên đường” của bảo tồn hệ sinh thái biển và là nơi có nhiều loại hình du lịch biển đảo độc đáo như ngày nay. 

Dấu ấn bảo tồn hệ sinh thái biển 

Tháng 6, khi dịch Covid – 19 đang lan rộng trên toàn cầu nhưng Việt Nam đã bước đầu khống chế thành công. Trên nhiều diễn đàn, mang xã hội lan tỏa câu chuyện, người Việt đi du lịch nội địa và “Côn Đảo - thiên đường giữa Biển Đông” được nhiều người nhắc tới. Chúng tôi có cuộc hành trình 4 giờ đồng hồ vượt biển bằng tàu cao tốc thì được anh Thái Khắc Tình, một cán bộ trẻ của Vườn Quốc gia Côn Đảo, đón và đưa ra hòn Bảy Cạnh, một hòn đảo nhỏ nằm phía Đông của huyện đảo Côn Đảo.

23 thg 7, 2020

Hòn Nghệ – Hướng dẫn đi Đảo Hòn Nghệ, Kiên Giang

Kiên Giang là chốn thiên đường biển đảo đẹp nhất Việt Nam. Ngoài đảo ngọc Phú Quốc, đảo Nam Du, đảo Hải Tặc, đảo Bà Lụa, Hòn Sơn… thì giờ đây Kiên Giang sẽ “níu chân” bạn bằng đảo Hòn Nghệ bởi vẻ đẹp bình yên, mộc mạc, khá hoang sơ chưa được nhiều người biết. Đến với Hòn Nghệ du khách không chỉ được thưởng thức hải sản tươi sống mà còn có thể trải nghiệm câu cá, ngắm cảnh biển đảo, tận hưởng không khí trong lành…

Hòn Nghệ

Chinh phục Ma Thiên Lãnh – Đỉnh núi cao nhất Hòn Sơn

Hòn Sơn hay còn gọi là Hòn Sơn Rái nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60km thuộc địa phận huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Với vẻ đẹp hoang sơ, biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng màu xanh bạt ngàn của núi rừng, Hòn Sơn trở thành một địa điểm du lịch và nghỉ dưỡng lí tưởng. 

Hòn Sơn 

Hòn Sơn có 7 đỉnh núi dính liền vào nhau, các đỉnh núi đều có truyền thuyết gắn liền với tên gọi của riêng mình, trong đó Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi nổi tiếng hơn cả. Không chỉ cao nhất đảo với độ cao 450m so với mặt nước biển, mà nơi đây còn gắn liền những câu chuyện thần tiên đầy màu sắc liêu trai. 

20 thg 7, 2020

Hòn Tre – Hướng dẫn du lịch Hòn Tre, Kiên Hải, Kiên Giang

Bạn muốn đi du lịch biển đảo khu vực miền Tây Nam Bộ mà sợ chen chúc đông đúc thì hãy đến với Hòn Tre. Hòn Tre là hòn đảo nhỏ thuộc địa phận huyện Kiên Hải, Kiên Giang, với tổng diện tích khá khiêm tốn chưa đến 500 km2, nhưng sở hữu địa hình đa dạng, bao gồm rừng, núi, biển đảo,…với khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ đẹp đến nao lòng.

Hòn Tre

16 thg 7, 2020

Khu du lịch Hòn Đá Bạc – Cà Mau

Hòn Đá Bạc là cụm đảo thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nhìn từ đất liền, hòn Đá Bạc giống như hòn non bộ kỳ thú giữa đại dương mênh mông. Người dân Cà mau gọi Hòn Đá Bạc là Con mắt ngọc của miền Tây, ngoài ý tôn vinh vẻ đẹp của đảo còn có ý ví nơi đây như một con mắt tinh tường canh giữ một vùng biển phía Tây của Tổ quốc.

Hòn Đá Bạc nhìn từ xa

Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha. Ngoài hòn Trọi có diện tích không đáng kể, hai hòn còn lại được hình thành nhờ những tảng đá xếp chồng lên nhau. Đỉnh cao nhất ở hòn Lớn cao hơn mặt nước biển 50m.

1 thg 7, 2020

Khám phá Đảo Hòn Chuối – Cà Mau

Đảo Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách đất liền 32km về phía Tây, diện tích đảo khoảng 7 km vuông, điểm cao nhất so với mực nước biển gần 170 m. Hòn Chuối, tuy không có nhiều cảnh đẹp và sự trù phú như những Đảo khác nhưng lại là nơi chất chứa nhiều câu chuyện ấm áp đầy chân thành, mộc mạc của tình quân nhân.

Hòn Chuối nhìn từ xa

Hòn Chuối là một trong những đảo tiền tiêu quan trọng phía Tây Nam của Tổ quốc; là một trong 5 đảo của Đề án xây dựng đảo Thanh niên (giai đoạn 2013 – 2020) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đảo có địa hình rất phức tạp, độ dốc cao, điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt.

16 thg 6, 2020

Những trải nghiệm nên thử ở Côn Đảo

Không chỉ có nhiều di tích lịch sử, Côn Đảo còn hút khách du lịch bởi sự yên bình và những bãi biển đẹp.

Cách trung tâm thị trấn khoảng 6 km, bãi Nhát mang vẻ hoang sơ, hòa quyện với màu xanh của trời và biển cả rộng lớn. Mây trời, sóng biển, sỏi đá quyện vào nhau, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động. Mặt biển phẳng lặng, thi thoảng có đợt sóng nhẹ dạt vào bờ làm óng lên những hàng sỏi xếp chồng. Ảnh: Tappasan Phurisamrit/Shutterstock. 

18 thg 10, 2019

Vẻ đẹp hoang sơ trên quần đảo Hải Tặc

Sào huyệt của cướp biển nay đã trở thành điểm tham quan với bãi cát trắng cùng những làng chài nằm yên bình dưới tán rừng nhiệt đới xanh rì. 

Quần đảo Hải Tặc thuộc xã Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, nằm cách đất liền gần 28 km. Tuy không nổi tiếng như Phú Quốc và Nam Du, đảo Hải Tặc được du khách yêu thích bởi khung cảnh hoang sơ và những trải nghiệm về cuộc sống làng chài. Để tới đảo, du khách phải di chuyển hơn một tiếng bằng tàu cao tốc từ thành phố Hà Tiên. 

10 thg 10, 2019

Lặn bắt và ăn nhum biển ở đảo Hải Tặc

Từ đảo Hải Tặc đi thuyền khoảng 30 phút, bạn sẽ đến điểm lặn để bắt và thưởng thức nhum theo cách của người dân. 

Quần đảo Hải Tặc không nổi tiếng như Phú Quốc hay Nam Du nhưng vẫn thu hút du khách nhờ cảnh vật còn hoang sơ. Quần đảo thuộc xã Tiên Hải, huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Từ bến tàu ở TP Hà Tiên, bạn mất hơn một giờ để di chuyển ra đảo, giá vé tàu cao tốc là 100.000 đồng một chiều. 

13 thg 7, 2019

Nét đẹp “hòn Rùa”

Đứng trên đỉnh dốc Thiện Ái, phóng tầm mắt ra hướng biển ta thấy một rừng dừa cổ thụ bạt ngàn có tới hàng nghìn cây chạy theo dọc bờ biển thôn Hồng Chính như để che chắn những cơn gió mạnh từ đại dương thổi vào. Xa bờ hơn 120m là hòn đảo nhỏ chỉ có cỏ, cây, rêu xanh bao bọc các phiến đá; đảo nhỏ với diện tích chừng 800 m2, cao hơn mặt biển 15m tựa như hình một con rùa quay đầu ra biển cả. Màu xanh lục của rừng dừa, xanh thẳm của nước biển trong ánh nắng ban mai in bóng hòn Rùa trên mặt biển lung linh trông thật đẹp. 

Người dân địa phương Hồng Chính (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình) gọi đảo nhỏ này cái tên rất dân dã là hòn Rùa (còn gọi là hòn nghề). Họ hình dung như một chú rùa khổng lồ, nghịch ngợm, trồi lên mặt nước đón gió biển, tận hưởng ánh dương. Có một điều sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên và rất hài lòng là bãi biển ở nơi này vô cùng sạch sẽ, không hề có một chỗ rác thải nào tồn tại. Đây là điều may mắn khi hòn Rùa chưa hề có bàn tay con người tác động, khai phá. Có chăng chỉ là những chiếc thuyền nhỏ đánh cá ven bờ hàng ngày cập vào đảo nhỏ nghỉ ngơi chốc lát hoặc tránh gió thổi mạnh. Một người dân thôn Hồng chính tên Sáu Tùng chia sẻ với chúng tôi: “khu vực hòn Rùa chỉ cách bàu trắng 7 km, cách đồi cát Mũi Né hơn 12 km; biển quanh hòn Rùa có rất nhiều loại hải sản tươi ngon như: tôm, cá, mực đủ loại. Đặc biệt, vào mùa nam còn có một loại đặc sản biển nơi đây là con moi hay còn gọi là ruốc ăn rất ngon. Ngư dân quanh vùng đánh bắt bằng cách thả lưới hay đi câu trên những chiếc thuyền nhỏ, thúng chai. Bạn có thể khám phá nghề biển và học cách câu cá biển từ những người dân mến khách ở đây…”. 

Hòn Rùa giữa biển khơi. 

7 thg 7, 2019

Đến Nam Du câu cá nướng ăn tại chỗ và nghe kể chuyện về đất đảo

Quần đảo Nam Du níu chân du khách bởi nét đẹp hoang sơ và sự thật thà, chất phác của những “hướng dẫn bất đắc dĩ” là người dân địa phương. 

Du khách đến từ Hà Nội trải nghiệm du lịch tại bãi cây Mến, xã An Sơn, H.Kiên Hải, Kiên Giang. BÁCH HỶ 

Trải nghiệm thú vị 

Sau gần 2 giờ di chuyển bằng tàu cao tốc tại bến tàu Rạch Giá (Kiên Giang), chúng tôi đến quần đảo Nam Du thuộc xã An Sơn, H.Kiên Hải (Kiên Giang). Đã hẹn trước, chúng tôi đến nhà ông Trần Văn Hoàng (42 tuổi) - “thổ địa” xã An Sơn để nghỉ ngơi và nhờ ông làm hướng dẫn viên cho những ngày trên đảo. 

Sơn Chà - hòn ngọc quý của xứ Huế mộng mơ

Với vẻ đẹp hoang sơ và đầy chất thơ, Sơn Chà được mệnh danh là hòn đảo ngọc của xứ Huế mộng mơ. 

Sơn Chà nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa phận Lăng Cô, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhìn xa, hòn đảo tựa một chiếc chảo úp ngược nên hòn đảo này còn được người dân xưa kia gọi là hòn Chảo. 

20 thg 6, 2019

Những tảng đá thách thức trọng lực trên đảo ở Quy Nhơn

Các khối đá lớn xếp chồng lên nhau, nằm chênh vênh trên ngọn đồi sát biển tạo cảnh tượng lạ mắt trên đảo Cù Lao Xanh. 

Cù Lao Xanh hay đảo Vân Phi nằm cách thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 24 km. Những tảng đá tự nhiên ở mạn phía đông của đảo nằm chênh vênh, như thách thức trọng lực của Trái Đất. 

4 thg 6, 2019

Những cột mốc tâm linh trên Biển Đông

Chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Ở Trường Sa, ngôi chùa không chỉ gắn với giá trị tâm linh mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển.

Những ngôi chùa ở Trường Sa không chỉ là chỗ dựa tinh thần cho lính đảo và người dân mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển. 

Trong tâm thức của người Việt Nam, chùa là nơi linh thiêng, là nơi mọi người hướng đến nương nhờ cửa Phật qua đó tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu cho quốc thái, dân an.